Chủ nghĩa Hiện sinh du nhập vào Việt Nam trong một bối cảnh khá đặc biệt, khi cuộc chiến tranh Việt Nam đang ở giai đoạn vô cùng gay gắt và khốc liệt. Do vậy, Chủ nghĩa Hiện sinh ngay từ khi được tiếp nhận tại nước ta đã phần nào ảnh hưởng đến việc sáng tác, nghiên cứu văn chương. Cùng với đó để tìm hiểu sâu hơn vào diễn trình khuynh hướng hiện sinh ở Việt Nam, chúng tơi xin được chia q trình này làm ba giai đoạn chính: từ năm 1954 đến năm 1975, từ năm 1975 đến năm 1986 và sau năm 1986.
Ở giai đoạn đầu từ năm 1954 đến năm 1975, bấy giờ đất nước bị chia cắt, trong khi miền Bắc đang tiến hành xây dựng xã hội chủ nghĩa, ngược lại ở miền Nam theo chính thể cộng hồ thân Mỹ, đồng thời là chiến trường chính cho cuộc chiến tranh Việt Nam. Chính quyền Việt Nam Cộng hịa ln biến động. Lực lượng đấu tranh của Bắc Việt cũng dựa vào thời cơ này để thực hiện các cuộc đấu tranh vũ trang, đấu tranh chính trị để gây áp lực với chính quyền Sài Gịn. Nhằm thực hiện mục đích chia cắt Việt Nam lâu dài, Mỹ ồ ạt đưa quân vào miền Nam nước ta để tiếp sức cho chính quyền đàn áp các cuộc đấu tranh của nhân dân. Bối cảnh xã hội ở miền Nam lúc bấy giờ vô cùng phức tạp, rối ren và bất ổn.
Tương đồng với bối cảnh xã hội, bối cảnh văn hóa lúc bấy giờ ở miền Nam cũng có những chuyển biến phức tạp. Dưới sự cai trị của chính quyền Sài Gịn thân Mỹ, sự đổ bộ ồ ạt của quân Mỹ kéo theo đó là hàng loạt văn hóa, lối sống, tư tưởng du nhập vào, nên miền Nam tiếp xúc gần với nền văn hóa phương Tây. Từ đây, tạo điều kiện cho sự trao đổi và phát triển trong các lĩnh vực như báo chí, triết học, lý luận phê bình văn học, dịch thuật,… Có thể nói rằng, giai đoạn từ năm 1954 đến năm 1975 ở miền Nam Việt Nam, bối cảnh văn hóa có sự góp mặt của cả phương Đơng lẫn phương Tây tạo nên một khơng khí vơ cùng sơi nổi và đa dạng. Đặc biệt, triết học hiện sinh là một trong
những trào lưu phát triển và được chú ý nhiều nhất tại thời điểm này. Ngược lại, cùng lúc ở miền Bắc, Chủ nghĩa Hiện sinh lại bị phê phán và lên án vì cho rằng đây là một trào lưu văn học suy đồi nên bị cấm tuyên truyền và xuất bản.
Bấy giờ, ở phương Tây, Chủ nghĩa Hiện sinh đang ở cuối kỳ hưng thịnh, lan mạnh sang Mỹ, Nhật. Tại đô thị miền Nam, trào lưu hiện sinh chủ nghĩa theo dòng du nhập của văn hoá Âu - Mỹ đổ vào nước ta. Chủ nghĩa Hiện sinh được giới thiệu, quảng bá ở khắp mọi nơi thơng qua giáo dục, báo chí, sách vở,… Lưu hành chủ yếu trong nhà trường thơng qua các bộ mơn Siêu hình học, Đạo đức học được dạy tại các trường Đại học Văn khoa Sài Gòn, Đại học Văn khoa Huế, Đại học Đà Lạt,… và nhận được nhiều sự chú ý đến từ sinh viên, nghiên cứu sinh, giảng viên. Ngoài ra, những buổi diễn thuyết về Chủ nghĩa Hiện sinh cũng được các tổ chức như Hội Thân hữu Văn khoa, Viện Văn hóa Pháp,… quan tâm và triển khai.
Nổi bật là ở mảng dịch thuật, từ lý thuyết cho đến các tác phẩm văn chương mang hơi hướng hiện sinh đều được dịch một cách chỉn chu và đầu tư. Về phần lý thuyết, Huỳnh Như Phương (2019) đã liệt kê hàng loạt các công trình và sách nước ngồi nói về Chủ nghĩa Hiện sinh được dịch tại Việt Nam thời bấy giờ như: Tôi là ai?,
Triết lý Hy Lạp thời bi kịch, Hồng hơn của những thần tượng, Zarathustra đã nói như thế của Nietzsche; Triết lý là gì?, Thư về nhân bản chủ nghĩa, Siêu hình học là gì?, Hữu thể và Thời gian của Heidegger; Triết học nhập môn của Jaspers; Chủ nghĩa Hiện sinh là một chủ nghĩa nhân văn, Văn chương là gì?, của J.-P.Sartre; Sứ mệnh văn nghệ hiện đại của A.Camus; Nietzsche – cuộc đời và triết lý của F.Challaye; Kierkegaard – người chứng của chân lý của G. Gusdorf; Chủ nghĩa Hiện sinh của P. Foulquié; Những chủ đề triết hiện sinh của E.Mounier,… (tr.138-9). Về sau, mảng dịch thuật còn được
mở rộng ra dịch các tác phẩm văn xuôi và kịch bản văn học liên quan đến Chủ nghĩa Hiện sinh. Từ đây, có thể thấy những lý thuyết của Chủ nghĩa Hiện sinh rất được sự quan tâm và tìm hiểu của độc giả, cho thấy được sự tiếp nhận, ủng hộ về quan niệm nghệ thuật của Chủ nghĩa Hiện sinh đối với giới trí thức nói riêng, nhân dân miền Nam nói chung.
Xuất bản và báo chí cũng góp phần lớn vào việc quảng bá và giới thiệu Chủ nghĩa Hiện sinh đến với đông đảo người đọc. Hàng ngàn nhà in cùng hàng trăm nhà
xuất bản sẵn sàng đáp ứng nhu cầu đọc của độc giả. Ở khoảng thời gian đầu, các bài báo, bài viết
về Chủ nghĩa Hiện sinh cịn thưa thớt và viết có phần “khiêm tốn”. Đa số chỉ đề cập đến một vài đặc điểm của Chủ nghĩa Hiện sinh gắn liền với tôn giáo, học thuật như:
Văn chương và siêu hình học của Nguyễn Văn Trung; Nhận định đại cương về triết học hiện hữu của Nguyên Sa; Phật giáo và Chủ nghĩa Hiện sinh J.P. Sartre và Khái
niệm về Chủ nghĩa Hiện sinh của Quang Minh; Trình bày và phê bình hai quan điểm nổi loạn của Camus của Thạch Chương; Vị trí của trào lưu hiện sinh trong lịch sử triết lý của Trần Văn Toàn;… Tuy chỉ mới được manh nha nhắc đến, nhưng những bài báo
này cũng đã phần nào giới thiệu, phổ cập những kiến thức, vấn đề cơ bản về triết lý hiện sinh đến với độc giả, dần dà triết lý này trở nên quen thuộc, phổ biến đối với người dân. Các tác giả cũng cho thấy thái độ khen chê khác nhau đối với Chủ nghĩa Hiện sinh. Một số tác giả đánh giá cao và cho đây là một trong những triết lý phù hợp và đáng được phổ biến rộng rãi vì nó bảo vệ, bênh vực và đứng về phía con người, đồng thời cịn sẻ chia, đồng cảm với những nỗi bi thương, số phận nhỏ bé của con người, rất thích hợp với bối cảnh lịch sử xã hội lúc bấy giờ ở miền Nam Việt Nam. Do đó, càng về sau vào khoảng những năm 1960, trên báo chí và sách vở hầu hết đều đề cập đến Chủ nghĩa Hiện sinh một cách vô cùng sôi nổi. Hàng loạt các tạp chí như Tạp chí Bách Khoa, Tạp chí Sáng Tạo, Tạp chí Đại Học, Tạp chí Văn, Báo Mai,… cũng xuất bản nhiều bài viết liên quan đến Chủ nghĩa Hiện sinh tiêu biểu như: Vị trí của
trào lưu hiện sinh trong lịch sử triết lý (Tạp chí Đại Học số 18/1960), Bộ mặt thật của triết học hiện sinh (Tạp chí Bách Khoa số 114/1961), Những đề tài chính của triết học hiện sinh (Tạp chí Bách Khoa số 115/1961) của Trần Thái Đỉnh (bút danh là Trần Hương Tử); Chủ nghĩa Hiện sinh (Báo Mai số 30/1961) của Bùi Giáng và Hoàng Minh Tuynh; Tìm hiểu đạo đức của J.P.Sartre (Tạp chí Văn số 17/1964) của Trần Thiện Đạo;… Mỗi bài báo đều đi từ khái quát về triết học hiện sinh đến xoáy sâu vào các tác gia tiêu biểu với từng nét riêng của mỗi người, tạo nên một cái nhìn vừa tổng quát vừa cụ thể về Chủ nghĩa Hiện sinh.
Khơng chỉ vậy, Chủ nghĩa Hiện sinh cịn được nghiên cứu và giảng dạy thông qua các cơng trình biên khảo. Các nhà nghiên cứu đã cho ra đời nhiều cơng trình có giá trị nghiên cứu sâu về triết học hiện sinh và tầm ảnh hưởng triết lý của nó. Trong số đó, phải kể đến cơng trình nghiên cứu của Trần Thái Đỉnh với chuyên khảo Triết học hiện sinh (NXB Thời mới, Sài Gịn, 1967, tái bản 1968) ơng đã đưa triết học hiện sinh
vượt ra khỏi khuôn khổ trường học. Song song với đó, Lê Tơn Nghiêm – giáo sư Trường Đại
học Văn khoa Sài Gòn cũng cho ra đời những cơng trình nói về triết học như:
Heidegger trước sự phá sản của tư tưởng Tây phương (NXB Lá Bối , Sài Gòn, 1970); Đâu là căn nguyên tư tưởng hay con đường triết lý từ Kant đến Heidegger (NXB
Trình Bày, Sài Gịn, 1970), Những vấn đề triết học hiện đại (NXB Ra khơi, Sài Gòn, 1971),… Lê Thành Trị với chuyên khảo Hiện tượng luận về hiện sinh (Phủ Quốc vụ khanh đặc trách văn hố xb, Sài Gịn, 1969) cũng đóng góp một phần vào việc nghiên cứu Chủ nghĩa Hiện sinh. Ngoài ra, những cái tên như Nguyễn Văn Trung, Tam Ích, Bùi Giáng, Đặng Phùng Quân,… và rất nhiều các nhà nghiên cứu khác tiếp nối tạo nên các cơng trình nghiên cứu chất lượng và sâu rộng về Chủ nghĩa Hiện sinh. Bên cạnh đó, việc sử dụng Chủ nghĩa Hiện sinh áp dụng trong phê bình văn học cũng le lói được thực hiện, tuy nhiên chưa thực sự nổi bật. Một vài cái tên như Lê Tuyên, Đỗ Long Vân, Nguyễn Nhật Duật,… được nhắc đến song ở giai đoạn này chủ yếu chỉ đơn thuần là sử dụng phân tâm học hiện sinh để làm rõ tư tưởng của một số nhà thơ cổ điển.
Có thể thấy rằng, ở giai đoạn 1954 - 1975 tại miền Nam Việt Nam không một trào lưu nào được quan tâm và chiếm sóng nhiều như hiện sinh. Từ báo chí cho đến các lĩnh vực nghiên cứu, triết học, phê bình văn học,… đều tập trung vào khai thác, nghiên cứu Chủ nghĩa Hiện sinh. Và tất nhiên, mặt trận sáng tác cũng không thể nào bỏ qua triết lý này, triết học hiện sinh với độ bao phủ rộng rãi cũng ảnh hưởng trực tiếp đến văn học miền Nam cụ thể là phê bình văn học và sáng tác văn học của các nhà văn lúc bấy giờ.
Song song với quá trình du nhập của triết học hiện sinh thì văn học hiện sinh cũng dần hình thành ở Việt Nam. Triết lý hiện sinh ảnh hưởng sâu sắc đến nền văn học miền Nam, đem đến nhiều chuyển biến tích cực về quan niệm nghệ thuật, ngôn ngữ và kỹ thuật. Ở khoảng thời gian đầu, hầu hết các sáng tác mang hơi hướng hiện sinh đa phần xuất hiện trên các tờ báo, tạp chí và truyện ngắn là chủ yếu. Nhưng càng về sau thì Văn học hiện sinh càng đi sâu, ảnh hưởng đến tư tưởng của các nhà văn và các nhà phê bình, thúc giục họ cho ra đời những tác phẩm, cơng trình nghiên cứu đề cập đến Chủ nghĩa Hiện sinh.
Ngồi ra, Chủ nghĩa Hiện sinh cịn ảnh hưởng đến sáng tác văn học miền Nam trên mọi bình diện. Về thể loại, triết lý hiện sinh ảnh hưởng hầu hết đến các thể loại văn học lúc bấy giờ, tuy nhiên tập trung nhất vẫn là thơ ca và tiểu thuyết.
Về nội dung, văn học hiện sinh nhắc nhiều đến các phạm trù của triết học hiện sinh như vong thân, tha hóa, buồn nơn, phi lý, dấn thân, nổi loạn, hư vơ, tha nhân,… Các sáng tác ở thời kì này đa số đều làm nổi bật trên những triết lý nêu trên do đó văn học miền Nam lúc bấy giờ mang sắc thái buồn man mác, suy tư về cuộc đời, sự vô định, hư vô, cái chết, sự đổ vỡ của lý tưởng, ước mơ,… Một vài nhà thơ đi đầu trong khuynh hướng hiện sinh phải kể đến như: Nguyên Sa, Bùi Giáng, Tô Thùy Yên, Nguyễn Đức Sơn, Thanh Tâm Tuyền, Đinh Hùng, Du Tử Lê, Nhã Ca, Cung Trầm Tưởng,… (Nguyễn Thị Việt Nga, 2014)
Thơ và tiểu thuyết của Thanh Tâm Tuyền luôn mang một sắc thái buồn bã, cơ đơn, lạc lõng ln kiếm tìm một điều gì đó vơ định, tất cả đều được ông gửi gắm qua những vần thơ. Như trong bài Phục sinh, ông cất lên những lời da diết, sầu thảm về chính mình “Tơi buồn khóc như buồn nơn”, “Tơi gọi tên tôi cho đỡ nhớ”, “Tôi xin một chỗ quỳ thầm kín”, “Tơi buồn chết như buồn ngủ”, “Tơi thèm giết tôi”. Thơ ông mang đậm triết lý hiện sinh, nói về sự suy tư, trăn trở của con người về cuộc sống và về chính bản thể, nhân vị của mình. “Viết về Thanh Tâm Tuyền, Đồn Ánh Dương xem đây là ‘nhà văn có mối quan tâm đặc biệt đến phân tâm học cùng với Chủ nghĩa Hiện sinh (vốn có ảnh hưởng khá sâu rộng ở miền Nam) và chủ động kết hợp hai nguồn ảnh hưởng này để thiết tạo quan niệm nghệ thuật, phổ vào trong các sáng tác, nhất là tiểu thuyết’ ”(Trần Nhật Thu, 2016, tr. 42-3).
Trần Dạ Từ được biết đến là một nhà thơ có những sáng tác mang đậm dấu ấn của Chủ nghĩa Hiện sinh như: Một bến sơng, Phạm Ngũ Lão Sài Gịn, Làm thơ khơng
biết mệt,… Hầu hết các bài thơ đều thể hiện một thái độ lo lắng, suy tư về cuộc đời của
con người. Trong bài Phạm Ngũ Lão Sài Gòn, Trần Dạ Từ than thở về cuộc sống bấp bênh, vô định không biết sẽ đi về đâu. Ơng cũng khơng ngần ngại thể hiện một thái độ sầu bi, đôi phần dửng dưng trước cái chết. Từng câu thơ của Trần Dạ Từ suy ngẫm về cuộc đời và cái chết đều thấm đẫm triết lý hiện sinh trong đó.
Là dĩ vãng khủng khiếp Quẹo về bên trái
Những chuyến tàu tám giờ Tiếng còi trầm réo gọi Thôi tôi dừng lại đây Hai vỉa hè tăm tối”
(Phạm Ngũ Lão Sài Gòn - Trần Dạ Từ)
Về lĩnh vực văn xi: Cung Tích Biền, Nguyễn Xn Hồng, Dương Nghiễm Mậu, Mai Thảo, Thảo Trường, Nguyễn Thị Thụy Vũ,… là những cái tên nổi bật ở thời kì này. Hàng loạt cuốn tiểu thuyết với tựa đề độc đáo như Bóng tối thời con gái, Cơ
Hippy lạc lồi của Nhã Ca; Bao giờ hết thương đau, Bóng tối cuộc đời, Chân son đường lầy, Một mình, Mùa đơng cơ đơn của Nghiêm Lệ Quân; Cát lầy, Mù khơi của
Thanh Tâm Tuyền và còn rất nhiều tác giả tác phẩm tiêu biểu khác. Về kịch, tuy không được phát triển mạnh như tha ca và văn xi, tuy nhiên cũng có một số những tác giả như Phùng Khắc Khoan, Dương Kiền,… viết các vở kịch có dấu ấn triết lý hiện sinh trong đó.
Chủ nghĩa Hiện sinh đã thổi một làn gió mới vào những sáng tác văn học ở miền Nam vào những năm 1954 – 1975 - giai đoạn đánh dấu quá trình du nhập và phát triển của Chủ nghĩa Hiện sinh tại Việt Nam. Chủ nghĩa Hiện sinh được đông đảo nhân dân hưởng ứng và ủng hộ, đồng thời các nhà thơ, nhà văn cũng chịu nhiều ảnh hưởng từ triết lý này. Có thể nói, đây là thời kỳ mà Chủ nghĩa Hiện sinh được quan tâm và thảo luận rầm rộ nhất tạo nên một dấu ấn, một diện mạo rất riêng cho văn học miền Nam lúc bấy giờ.
Những năm từ 1975 đến 1986 là giai đoạn có nhiều chuyển biến, đất nước được thống nhất. Sau chiến tranh, Việt Nam đứng trước những khó khăn về kinh tế, chính trị,… Theo quán tính của văn học nghệ thuật cùng với nhu cầu tổng kết chiến tranh, văn học thời kỳ này chủ yếu vẫn tập trung xoay quanh đề tài chiến trận chứ chưa dám thốt ra khỏi khn khổ.
Tương đương với bối cảnh lịch sử và bối cảnh văn hóa lúc bấy giờ, văn học 10 năm hậu chiến cũng khơng có q nhiều thay đổi so với thời kỳ chống Pháp, chống Mỹ. Nhiều nhà văn cũng muốn trở lại viết như thời Nhân Văn - Giai Phẩm, thỏa thích sáng tác theo suy nghĩ, theo quan điểm của bản thân. Tuy nhiên, trước cái bóng quá lớn của Nhân Văn - Giai phẩm, họ không dám lên tiếng thể hiện cái “tơi” riêng biệt của mình. Những điều này kéo theo việc khuynh hướng hiện sinh không phát triển ở thời kỳ này. Dường như Chủ nghĩa Hiện sinh bị lu mờ, các sáng tác mang hơi hướng triết lý hiện sinh cũng không được xuất bản, thảo luận rầm rộ như trước kia. Có thể, các nhà văn vẫn sáng tác những tác phẩm đậm chất hiện sinh, tuy nhiên vì sự bó hẹp của bối cảnh lúc bấy giờ nên tác giả chọn cách giữ kín. Văn học hiện sinh năm 1975 đến năm 1986 khơng cịn giữ được sự nhộn nhịp, sôi nổi như ở thời kỳ trước dù rằng một số các tác giả bước đầu có tư tưởng chuẩn bị cho việc “đổi mới” nền văn học. Có thể nói, đây là một thời kỳ ảm đạm, nép mình của khuynh hướng này.
Tiếp đến là giai đoạn đổi mới từ sau năm 1986, lúc này khi đất nước có những