3. QUAN ĐIỂM NGHỆ THUẬT CỦA VĂN HỌC HIỆN SINH CHỦ NGHĨA
3.4. Hữu lý và phi lý trong văn học
Như đã trình bày, khi chạm những giới hạn khơng thể vượt qua, mỗi nhánh triết học hiện sinh có thái độ khác nhau. Các nhà hiện sinh hữu thần khơng xem giới hạn đó là phi lý, vì tất cả sẽ nằm trong sự sáng tạo chung tay với Thượng đế. Ngược lại, Sartre hay Camus xem mọi thứ đều phi lý: thế giới phi lý, con người phi lý, cái chết phi lý, và tự do cũng là phi lý.
“Trong khi “phi lý” của Camus nói lên tình trạng bi thảm nhất thiết của nhân loại, thì nó cũng được cân bằng với niềm tơn kính của ơng với vẻ uy nghiêm lãnh đạm của vũ trụ. Với Camus, một trong những cách giải phóng bản thân khỏi những ảo tưởng của ý nghĩa và tính thống nhất là mở lịng đón nhận vẻ đẹp vũ trụ và dự phần vào nó, bỏ rơi một ngã thể trong những khoảnh khắc giao cảm khoái lạc với môi trường hoang dã, như là vùng Algeria khắc nghiệt, hoặc Địa Trung Hải, hoặc trong dục tình” (Deranty, 2019).
Tác phẩm Người xa lạ (l’Étranger) của Albert Camus cho thấy rõ rằng con người nhận ra sự phi lý của thế giới mà tìm đến thoả mãn trong dục tình và cái vẻ đẹp thiên nhiên. Meursault tỏ ra vơ cảm với cái chết của mẹ mình. Trong lúc canh xác mẹ, anh ta uống cà phê, hút thuốc, ngủ gà gật. Ngay sau khi chôn cất mẹ, anh ta lao vào cuộc phiêu lưu tình ái với Marie. Trong một buổi đi nghỉ mát với bạn bè, Meursault đã bắn chết tên Ả Rập có xích mích với nhóm anh. Trước đó, Meursault đã cảm nhận trọn vẹn thiên nhiên xung quanh bằng ý thức của mình; sau khi đã bắn chết người kia, anh chỉ cảm nhận: “Tơi hiểu mình đã huỷ hoại sự bình n của ngày hơm ấy, huỷ hoại cái tĩnh lặng tuyệt vời của bãi biển nơi tôi từng hạnh phúc” (Camus, 2019, tr.109). Việc giết người của anh hồn tồn khơng phải vì thù hận, vì chính anh đã muốn quay về, song lại cảm thấy mặt trời nóng rát, sóng biển dữ dội.
Cũng là phi lý nhưng với Sartre, vì văn học sáng tạo nhờ dự phóng, mà dự phóng ln đưa tới cái phi lý. Sáng tạo văn học là một tự do hiện sinh, mà như ta đã biết, mọi dự phóng của Sartre đều cho thấy con người ln đi tới chỗ phi lý. Chính cái nhìn phi lý này đã khiến người ta phê phán Sartre có một cái nhìn bi thảm về nhân sinh, về thân phận của người nghệ sĩ. Nhà văn làm công việc sáng tạo, song chính cơng việc đó lại là sự phi lý. Tự do là khơng có lý do: cái lý ln để biện hộ cho sự tự chọn, chứ tự chọn vốn dĩ phi lý. Tôi chọn làm nhà văn đã là một sự phi lý, nhưng ngay cả hành động sáng tạo cũng là phi lý.
“Con người sáng tạo vì muốn thấy mình chủ yếu trong đời sống, nhưng chính sự vận hành của sáng tạo lại cho thấy: cả tác giả lẫn tác phẩm, đều chỉ ở vị trí thứ yếu, tức là có anh hay khơng có anh, có tác phẩm của anh hay khơng có tác phẩm của anh, thế giới vẫn vậy, thiên hạ vẫn sống như thường: Mặc dù khi sáng tạo, anh có ý muốn trở thành chủ yếu đối với thế giới xung quanh, nhưng sự chủ yếu đó, cả anh lẫn tác phẩm của anh đều không bao giờ đạt được” (dẫn theo Thuỵ Khuê, nd.). Văn học là một dự phóng vén màn thế giới, song vì cứ dự phóng mãi đến mức khơng thực hiện được: chính Sartre đã xác quyết về định mệnh con người rằng “con người là một đam mê vơ ích”. Cái có ích dường như là duy nhất trong văn chương Sartre, đó là tự do. Tơi hiện sinh, anh hiện sinh, văn học là hành vi hiện sinh, song tất cả đều dẫn đến phi lý, nhưng con người vẫn tự do. “Con người bị kết án phải tự do”. Cho nên dù phi lý đến đâu, văn học vẫn là một đấu tranh cho tự do – đây mà mặt tích cực trong quan niệm mỹ học của Sartre. Trong tác phẩm Bức tường (Le Mur) của Sartre, nhân vật Pablo khơng hiểu vì
sao mình lại khơng khai ra chỗ ẩn nấp của đồng đội và chịu nhận cái chết – một tự chọn khơng có lý do. Rồi anh ta nói bừa như một cách để trêu ngươi bọn đối lập, nhưng lời nói bừa của anh chẳng may lại trở thành đúng: bọn lính bắt được người đồng chí của Pablo và giết chết anh ta. Khơng có một lý do nào cả (chúng tôi phải nhắc lại ý này rất nhiều lần nữa). Tất cả chìm sâu trong phi lý. Song cốt lõi, đó vẫn là tự do của Pablo: tự do và tự quyết số phận mình.