Một số tác giả khác

Một phần của tài liệu TRÀO LƯU HIỆN SINH CHỦ NGHĨA TRONG VĂN HỌC VÀ ẢNH HƯỞNG CỦA HIỆN SINH CHỦ NGHĨA TẠI VIỆT NAM (Trang 77 - 91)

5. MỘT SỐ TÁC GIẢ, TÁC PHẨM TIÊU BIỂU CỦA VĂN HỌC HIỆN SINH

5.5. Một số tác giả khác

Khuynh hướng hiện sinh sau khi nở rộ tại phương Tây thì sau đó đã cập bến đến nhiều khu vực khác. Các quốc gia đã tiếp thu và chịu nhiều ảnh hưởng từ Chủ nghĩa Hiện sinh trong các lĩnh vực triết học và văn học. Chủ nghĩa hiện sinh Mỹ chính thức được xác lập gắn liền với tên tuổi của nhà triết học Paul Tillich (1886-1965) thông qua việc công bố tác phẩm Dũng cảm để hiện hữu. Tên tác phẩm vào

của người Mỹ trong xã hội đương thời. Đồng thời, cũng trong tác phẩm, Tillich đã nêu lên ba mối quan tâm của con người hiện đại, trong đó xao xuyến về hiện hữu la xao xuyến thuộc bản chất của con người. Tác phẩm cũng nhằm biểu thị niềm tin rằng: ta phải là chính ta, đường ta đi do chính ta chọn, “con người định hướng cho mình khơng phải theo sự an bài của Chúa, không phải theo quy ước của xã hội” (dẫn theo Nguyễn Tiến Dũng, 1999, tr. 51).

Bên cạnh đó, những cái tên như Miguel de Unamuno (1864 - 1936) và Jose Ortega Gasset (1883 - 1955) ở Tây Ban Nha cũng đã dùng ngôn ngữ văn học và tin tức giới thiệu về Chủ nghĩa Hiện sinh.

Tiếp theo đây, chúng tôi xin được giới thiệu một truyện ngắn tiêu biểu của trào lưu hiện sinh chủ nghĩa: truyện ngắn Bức tường (Le Mur) của Jean-Paul Sartre. Qua truyện ngắn này, ta có thể hiểu rõ được những đặc trưng nghệ thuật cũng như chủ đề của văn học hiện sinh trong một sáng tác cụ thể.

Tư tưởng hiện sinh chủ nghĩa qua truyện ngắn Bức tường của Jean-Paul Sartre

Truyện ngắn Bức tường được in trong tập truyện cùng tên của Sartre được xuất bản lần đầu năm 1939, chỉ ngay sau tiểu thuyết Buồn nôn (1938).

Truyện lấy bối cảnh là cuộc nội chiến Tây Ban Nha (1936 - 1939), dưới góc nhìn của nhân vật “tơi” tên là Pablo Ibbieta, kể về đêm bị nhốt cùng hai tử tù khác trước khi bị hành quyết bởi bọn phát-xít. Pablo cùng với Tom và Juan được tra hỏi và kết án tử; họ bị đưa vào phòng giam và có một ơng y sĩ người Bỉ đến để trấn an tinh thần họ trước khi chết. Pablo tự sự về những suy tư của mình trước cái chết, và nói ra cái nhìn của anh trước những hành động của hai người bạn tù cùng ông y sĩ người Bỉ. Juan thì sợ hãi từ đầu đến cuối; Tom thì ban đầu muốn trấn an Juan, song càng về sau càng sợ hãi, trò chuyện với Pablo về viễn tượng sau cái chết; ơng y sĩ thì được Pablo cảm nhận có cái nhìn thắng thế của người sống đối với người sắp chết. Còn bản thân Pablo, anh ta từ thờ ơ, rồi dần dần tốt mồ hơi, khơng phải vì sợ chết, mà vì nhận ra sự vơ nghĩa và “thừa” của cuộc đời trước đây của mình, khi mà cái chết đang chực chờ phía trước. Đến sáng,

Tom và Juan bị đưa đi xử bắn, Pablo được giữ lại vì phe địch muốn anh khai ra chỗ ẩn nấp của người đồng chí Ramon Gris. Anh ta được cho thời gian suy nghĩ, và dù tự nhận không biết tại sao nhưng vẫn chọn cái chết thay vì khai ra. Sau rốt, Pablo quyết định nói bừa để chơi khăm bọn phát-xít, thế nhưng nghịch lý thay, lời nói bừa của anh lại vơ tình trùng khớp với chỗ ẩn nấp của Gris sau những biến cố mà anh không biết trước. Câu chuyện kết thúc khi bọn địch giết được Gris, cịn Pablo thì bị hỗn xét xử.

Tác phẩm này cũng như Buồn nôn, thể hiện cực kỳ rõ nét quan niệm về hiện sinh của Sartre. Như phần lớn các tác phẩm hiện sinh chủ nghĩa khác, Bức tường được kể theo ngơi thứ nhất, nhân vật chính xưng “tơi” để thể hiện góc nhìn hiện sinh của chủ thể. Vận dụng phương pháp mô tả Hiện tượng học, Sartre đã cho Pablo kể lại mọi thứ như là đối tượng của một chủ thể (là anh ta). Ý hướng của ý thức chính là ý thức, và mơ tả Hiện tượng học là mơ tả cái ý hướng đó. Pablo chuyển ý thức của mình đến đâu thì anh ta mơ tả đến đó. Có thể thấy, tất cả đều là lời tự sự của hiện thực ý thức đang vận hành. Nhìn Juan, anh ta thấy “[n]ó có một khn mặt q nhỏ nhắn và sự sợ hãi, nỗi đau khổ đã biến đổi khuôn mặt nó, làm lệch lạc mọi đường nét” (Sartre, 1973, tr.24). Đến lúc Tom nói chuyện với Pablo, thì anh “liếc nhìn” Tom và miêu tả: “tơi trơng thấy anh ta cũng trở nên xám ngắt, và trông lộ vẻ thê thảm” (tr.25). Pablo điều ý thức hướng về đâu thì anh ta sẽ nói về thứ đó, tức là miêu tả cái ý thức có ý hướng đó. Tinh thần của mơ tả Hiện tượng học cịn thể hiện ở việc nhìn sự vật tuỳ theo tâm tình của chủ thể. Cách đó hai hơm, anh nhìn bầu trời từ căn hầm trú của vị Tổng Giám Mục, anh “có thể trơng thấy một mảnh trời to rộng và mỗi giờ trong ngày nhắc tôi nhớ đến một kỷ niệm khác nhau”, song giờ đây, ở trong ngục tù, trước giờ hành quyết, anh lại nghĩ: “bầu trời khơng cịn gợi lên một niềm gì cả nơi tơi” (tr.30). Bầu trời chỉ có ý nghĩa khi nó được đặt trương tương quan giữa ý thức Pablo với bầu trời như là chủ thể với đối tượng, và theo Sartre, sự vật có hai phần: phần hiện tượng (bên ngoài mà con người tri nhận) và phần siêu hiện tượng (phần tự thân bên trong, đóng kín; đây chính là cái hữu-thể-tự-thân trong thuật ngữ của ơng), thì ta vốn dĩ khơng thể nào biết tự thân sự vật là gì, và nó vơ nghĩa đối với ta; cho nên, cái hiện tượng bên ngoài là cái được ý thức hướng đến, và nó phụ thuộc vào tâm tình, giáo dục của chủ thể: ở đây “hiện tượng” của bầu trời được mơ tả hiện tượng như chính những gì mà Pablo cảm được, khơng hề có một “bầu trời tuyệt đối” nào.

Khắp tác phẩm, những gì được miêu tả đều diễn ra ngay thời điểm đó. Pablo thấy gì, cảm nhận gì là được nói lên ngay tức khắc dựa trên những tri giác của anh. Trần Thái Đỉnh cho rằng Sartre đã tiếp thu y rập Kant trong quan niệm này: tức là những giác quan tri nhận được điều gì thì nó trở thành tri thức của ta, Sartre đang mô tả cái tri thức tức thời đó. Kỹ thuật này khơng chỉ đơn thuần là để mơ tả thế giới, mà nó giúp nói lên diễn biến thực tại của tâm lý nhân vật theo một dòng thời gian liền mạch. Bởi bản tính của hiện sinh là có thời gian tính, tức những gì ở quá khứ là hình thành của con người hiện sinh của hiện tại, và nó ln có tương quan với dự phóng về tương lai. Chủ nghĩa Hiện sinh luôn quan tâm đến con người ở hiện tại, ngay lúc này, nhưng nó khơng tách khỏi quá khứ của nó, và tương lai sẽ là những “khả hữu” hiện sinh của nó. Nắm bắt được hiện tại, ta sẽ đi sâu vào trong cái ý thức hiện sinh của con người.

Trong truyện ngắn Bức tường, người đọc sẽ nhận thấy được một quá trình tranh đấu của chủ thể và tha nhân. Xin phép được nhắc lại cái dự phóng thơng cảm với tha nhân của Sartre: ln có một sự tranh giành chủ thể tính giữa những hữu thể có ý thức (tức con người), hoặc tôi là chủ thể, tha nhân là đối tượng; hoặc tôi bị kéo xuống trở thành đối tượng cho tha nhân mang chủ thể tính. Tóm lại, Sartre khơng cơng nhận liên chủ thể tính, tức là tơi xem tha nhân đều mang chủ thể tính như nhau và đối xử với tha nhân như một chủ thể chứ không phải là đối tượng cho cái nhìn của tơi. Các nhà hiện sinh hữu thần lại công nhận liên chủ thể tính này. Với Jaspers, hiện sinh là những “tranh đấu yêu thương”, cứu cánh là thấu hiểu, thơng cảm lẫn nhau. Sartre thì ngược lại hồn tồn: ơng chối bỏ tính tương thơng này, và sự tranh đấu liên chủ thể của Sartre có tính chất một mất một còn, để rồi đưa đến cái kết là sự phi lý.

Ban đầu, Pablo thấy y sĩ người Bỉ vào phòng giam, anh ta thể hiện một thái độ kiêu hãnh, xem thường ông ta, đặt ông ta thành một đối tượng cho cái nhìn của mình: “đột nhiên có một điều gì xảy đến trong tơi khiến tơi phải ngạc nhiên: sự hiện diện của vị y sĩ bỗng dưng không cịn làm cho tơi quan tâm nữa” (tr.26). Pablo đã đẩy tên y sĩ xuống hàng của một sự vật, mà sự vật thì đầy rẫy quanh ta, ông ta và sự vật chẳng khác gì nhau, khơng đáng cho nhân vật chính của chúng ta để ý tới. Tuy nhiên, theo diễn tiến của tâm lý nhân vật, anh chàng dần dần cảm thấy chính mình cũng bị y sĩ kia

nhìn như một đối tượng. Pablo đổ mồ hôi rất nhiều dẫu trời lạnh, rồi được y sĩ hỏi thăm, song anh ta cảm thấy xấu hổ về điều đó:

“[Ơ]ng ta trơng thấy những giọt mồ hơi lăn trên má tơi và chắc đã nghĩ: đó là sự biểu hiện của một nỗi hãi hùng gần như tách cách bệnh hoạn; và ơng ta tự nhận thấy bình thường và kiêu hãnh vì đã cảm thấy lạnh. Tơi muốn đứng lên để đấm vỡ mặt ông, nhưng khi vừa muốn phác một cử chỉ thì sự xấu hổ và cơn giận của tơi bị xố mất; tơi hững hờ rơi lại xuống ghế” (tr.28).

Chủ thể tính của Pablo tuồng như dần bị lép vế. Anh ta cùng hai người bạn tử tù đang đối diện với cái chết, và chết rồi sẽ khơng cịn gì nữa. Chủ thể tính phải gắn liền với thân xác con người: tôi là xác tôi. Nên khi tơi chết, tơi mất chủ thể tính. Từ một sự giận dữ, muốn đấm vỡ mặt gã y sĩ, Pablo bỗng thấy ơng ta xuất hiện với một chủ thể tính đang dâng lên: “tơi nhìn người Bỉ, chân đứng vịng kiềng, đầy tự chủ” (tr.35). Mà theo Sartre, tha nhân trở thành chủ thể, thì tơi sẽ trở thành đối tượng phi chủ thể tính; khơng có chủ thể tính, tơi trở thành sự vật. Sự tranh đấu của Pablo càng về sau càng tỏ ra thất bại ê chề. Ông y sĩ người Bỉ thì biến thành một con người sống với “những cử chỉ của một người sống, những mối ưu tư của một người sống” (tr.34), cịn ơng ta lại nhìn Juan “với vẻ ghê tởm”. Sau rốt, Pablo cũng đành phải thừa nhận rằng: “ông ta cần phải hiểu ngay rằng chúng tôi không phải là những con người giống ông ta” (tr.35). “Không phải là những con người giống ông ta”, nghĩa là những con người sắp chết, những con người dần biến thành những sự vật – những xác chết khơng có ý thức nữa. Và Sartre gọi đó là sự chiến thắng hồn tồn của tha nhân đối với “tơi”. Tơi đã thất bại trong việc giữ lấy chủ thể tính của mình, tơi đã mất nó, và tha nhân giành phần chiến thắng: tha nhân có tồn quyền sáng tạo đối với một hữu thể chết là tơi. Pablo đã thấy mình chết trước khi cái chết thật sự choán lấy anh ta.

Trong tác phẩm, nhân vật Juan im lặng và đau khổ từ đầu đến cuối. Cậu không biết phải chấp nhận cái chết thế nào. Juan vốn dĩ đã chết từ khi biết mình bị tuyên án tử. Cậu trở thành đối tượng cho cái nhìn của tất cả các nhân vật khác trong truyện: Juan đã trở thành một hữu-thể-tự-thân, mất hoàn toàn chủ thể tính. Tom lại là một nhân vật có ý thức hơn Juan, song anh ta cũng không lý giải được cái chết sắp tới, dù tự nhận mình là người duy vật: “Có những lúc tao gần hiểu ra được… và sau đó nó rơi xuống lại, tao trở lại bắt đầu nghĩ đến những đau đớn, những viên đạn, những tiếng nổ. Tao là con người duy vật […]. Nhưng có một cái gì đó khơng ổn.” Cái chết sẽ “tóm lấy

tụi mình từ phía sau, và tụi mình sẽ khơng kịp chuẩn bị” (tr.32). Anh này đặt ra những tưởng tượng

về cái chết, cố gắng để hiểu được sau cái chết là gì, song anh chỉ có thể quẩn quanh được ở cái suy nghĩ về buổi hành hình: “Tao có thể cảm giác trước các vết thương […] đó là những đau đớn tao sẽ cảm thấy sáng mai. Nhưng sau đó?” (tr.31) Những cơn đau trước cái chết cịn có thể dự tính được, nhưng cái chết thì nằm ngồi khả năng của con người. Là kẻ theo thuyết duy vật, Tom cũng không thể tránh khỏi sự sợ hãi về sự hư vơ của cái chết. Nói theo lý thuyết của Sartre thì Tom muốn dự phóng về cái chết, nhưng anh ta thất bại. Con người chỉ có thể dự phóng về những gì trong phạm vi cuộc sống, ngồi cuộc sống thì khơng thể.

Pablo cũng như Tom, đều khơng có khả năng nào tìm hiểu được cái chết có gì ở phía sau. Anh đổ mồ hôi rất nhiều, và quả quyết đó khơng phải vì sợ hãi. Thực tế, truyện đưa đến một lý giải: Pablo đổ mồ hơi vì cảm thấy cuộc hiện sinh đã qua của mình trở nên phi lý trước cái chết. Vốn dĩ anh chưa từng nghĩ đến cái chết: “Tôi không bao giờ nghĩ đến cái chết vì khơng có cơ hội, nhưng giờ đây, cơ hội đã xảy đến và không có gì để làm khác hơn là nghĩ đến cái chết” (tr.25). Hồn cảnh này đã đẩy Pablo vào tình thế nhìn nhận lại cuộc đời của mình. Anh đau khổ nhận ra rằng cái chết là thứ nằm ngoài hiện sinh: “Tơi khơng cịn muốn nghĩ đến việc gì sẽ xảy ra vào rạng sáng, đến cái chết. Nó khơng ăn khớp với điều gì cả, tơi chỉ bắt gặp những từ ngữ và khoảng trống” (tr.35). Pablo bất lực khi nghĩ về cái chết. Bên ngồi đó là một khoảng hư vơ, là thế giới vô thể, khơng có gì, chỉ là những khoảng trống. Những gì anh có thể nghĩ được chỉ có thể chạm đến cái thời khắc trước khi chết: “ngay khi tơi thử nghĩ đến những gì khác, tơi trơng thấy những khẩu súng chong vào tôi” (tr.36).

Pablo, trong những giờ phút sắp chết, đã nhận ra rằng cả đời anh ta đều sống bằng những “nguỵ tín”: “tơi có cảm tưởng như tơi đã nắm giữ cả đời mình ở trước mặt và tơi nghĩ: “Đó là một sự dối trá khả ố”. Nó khơng đáng giá nào cả vì nó đã chấm dứt” (tr.37). Anh ta ngỡ mình đã tự do, ngỡ mình đã có một bản chất và chạy theo cái bản chất đó. Điều này có nghĩa là Pablo đi ngược với cái luận điểm được toàn thể các nhà hiện sinh cơng nhận, và được điển hố qua câu phát biểu của Sartre trong bài diễn thuyết Thuyết hiện sinh là một thuyết nhân bản: “Hiện sinh có trước yếu tính” (l’Existence précède l’essence). Chủ nghĩa Hiện sinh dù vô thần hay hữu thần đều chủ trương rằng, bản chất, hay yếu tính, của con người là do mỗi chủ thể sáng tạo ra trong

q trình tiếp thơng với thế giới. Mỗi hành động của con người đều mang ý nghĩa hiện sinh. Anh chính là những

hành động anh làm. Con người định nghĩa mình qua cuộc sống của chính mình, chứ vốn dĩ con người khơng mang sẵn một ý nghĩa tự thân.

“Pablo (có thể là vơ tình) đã cố gắng đặt ra một yếu tính cố định và bất biến cho tồn tại của anh ta, nơi mà những suy tư đến thực tại của cái chết hầu như không xuất hiện. Anh ta thoải mái điều chỉnh bản thân cho phù hợp với vai trò của một con người có những khát khao tình u, cám dỗ, hạnh phúc, vinh quang, tự do và công lý. Anh xác định bản thân với những trạng thái cảm xúc và vai trị chính trị xã hội của mình mà bỏ qua sự thật rằng “… quả thực mọi thứ đều chấm dứt”” (Biswas, 2017, tr.132).

Giờ đây, khi nghĩ về cái chết, Pablo mới nhận ra sự vô nghĩa, phi lý của cuộc đời mình. Anh đã dự phóng cho đến tận cùng mà không nghĩ đến cái chết sẽ chấm dứt tất cả. “Tôi xem mọi việc đều quan trọng, như thể tôi là kẻ bất tử” (Sartre, 1973, tr.37).

Một phần của tài liệu TRÀO LƯU HIỆN SINH CHỦ NGHĨA TRONG VĂN HỌC VÀ ẢNH HƯỞNG CỦA HIỆN SINH CHỦ NGHĨA TẠI VIỆT NAM (Trang 77 - 91)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(115 trang)
w