4. NHỮNG ĐẶC TRƯNG NGHỆ THUẬT CỦA VĂN HỌC HIỆN SINH
4.2. Con người trong văn học hiện sinh
Triết học hiện sinh là ý nghĩa cuộc nhân sinh hay chính là triết học về con người. Emmanuel Mounier có phát biểu về lập trường nhân vị của triết học hiện sinh như sau: “Bất cứ khuynh hướng nào trong triết học hiện sinh đều là triết học về con người, trước khi là triết học về vũ trụ. Theo Thiên Chúa giáo hay không, triết học hiện sinh đều mang nặng tính chất bi đát của kinh nghiệm con người về định mệnh của mình.” (Trần Thái Đỉnh, 2018, 23) Triết học hiện sinh giã từ con đường cũ của triết học cổ điển, khơng cịn hồi cơng theo đuổi, tìm tịi về những lẽ huyền vi của tạo hóa nữa mà chỉ chú trọng đến con người với những sinh hoạt trong xã hội lồi người, tìm hiểu về sự sống lẫn cái chết của con người. Tới thời đại của triết học hiện sinh, con người khơng cịn là một đối tượng thuộc về vũ trụ, được gán cho những đặc điểm xơ cứng chung cho cả giống loài nữa mà con người đã đứng trên mọi sự vật, hiện tượng của vũ trụ. Con người với đời sống nội tâm phong phú và ý thức minh triết về thân phận của mình trong thế giới thực tại có quyền gán cho vũ trụ bất cứ giá trị nào tùy theo quan điểm của mỗi người. Chính vì lẽ này mà khi nghiên cứu về những đặc trưng nghệ thuật của văn học hiện sinh, khơng thể khơng nhắc tới hình ảnh của con người tồn tại trong các kiểu nhân vật phổ biến: nhân vật phản kháng, dấn thân; nhân vật cô đơn và nhân vật lo âu.
4.2.1. Kiểu nhân vật ưu tư, lo âu
Ưu tư, lo âu là những cảm xúc thường thấy nhất ở con người hiện sinh và chỉ có ở con người hiện sinh. Con người phóng thể, tức là con người chưa ý thức được mình là một nhân vị độc đáo, khơng ưu tư vì họ cứ việc sống thừa ra, sống như mọi người. Trái lại con người đã thức tỉnh ý thức về sự tồn tại của mình thì khơng thể khơng ưu tư. Ưu tư là bắt đầu vươn lên.
Sở dĩ có sự ưu tư này là bởi vì con người hiện sinh là một chủ thể tự do tuyệt đối, là Thượng Đế của chính mình nhưng bên cạnh đó thì họ cũng là kẻ bị ruồng bỏ giữa thế giới, giữa thời đại Chúa đã chết. Nói một cách khác, con người là chủ thể “bị kết án phải tự do”. Nếu như sự tự do của con người khơng tuyệt đối đến thế, nếu như họ có một phần nào phụ thuộc vào tơn giáo, vào tha nhân,... thì cuộc đời họ sẽ dễ dàng hơn nhiều. Nếu con người phụ thuộc vào xã hội, thì họ sẽ sống theo bộ quy tắc ứng xử, quy tắc sống do xã hội đặt ra. Nếu như con người dựa dẫm vào tơn giáo thì những triết lý kinh viện, những điều lệ, giới luật sẽ trở thành cái khung chuẩn mực và họ cứ thế mà đi theo. Thế nhưng đó khơng phải là cuộc sống của một con người hiện sinh. Từ khi manh nha nhận thức được ý nghĩa tồn tại của mình, con người từ một sự vật xơ cứng, đen đặc, một hữu thể tự thân đã chuyển mình thành hữu thể tự quy với biết bao nhiêu suy nghiệm về giá trị tồn tại của mình, về lẽ sống, về tự do. Họ không thể quay trở về với kiếp sống chán chường của một sự vật để dựa dẫm, báo víu vào các hệ giá trị bên ngoài được nữa. Con người lúc này phải làm chủ chính mình, phải tự do. Hiển nhiên không phải lúc nào tự do cũng đem lại cho con người sự thoải mái. Khi mới bắt đầu mất đi chỗ dựa, trở thành chủ thể độc lập tuyệt đối giữa cuộc đời này, con người không tránh khỏi cảm giác nặng nề khi bản thân “bị kết án phải tự do”. Ưu tư và lo âu là sự khởi đầu cho tâm thế phản kháng, dấn thân của con người hiện sinh.
Nhắc đến kiểu nhân vật lo âu không thể không đề cập tới Roquentin trong Buồn nôn của J-P. Sartre. Roquentin không những là một nhân vật cơ độc mà anh cịn bị ám
ảnh khôn nguôi bởi một nỗi lo vơ hình. Tuyệt nhiên ấy khơng phải là cái kiểu lo sợ thông thường đối với một sự vật, hiện tượng cụ thể mà đó là nỗi ưu tư, băn khoăn về tương lai chưa rõ rệt. Đó là nỗi lo hiện sinh chỉ có ở con người có ý thức về bản thân và cuộc sống
của chính mình. Trong những trang nhật ký cuối cùng trước ngày Roquentin rời thành phố, trong lòng anh phảng phất một nỗi lo âu hết sức hiện sinh:
“Có phải đấy là tự do khơng? Bên dưới tơi, những khu vườn mềm mại thấp dần về phía đơ thị và trong mỗi khu vườn dựng lên một ngôi nhà. Tơi nhìn thấy biển cả nặng nề, bất động, tơi nhìn thấy Bouville. Trời đẹp.
Tơi đang tự do: khơng cịn một lý do nào để sống, tất cả các lý do tơi đã thử đều lỏng lẻo và tơi khơng cịn có thể tưởng tượng ra những lý do khác. Tơi cịn đủ sức lực để bắt đầu lại ra sao đây? Tôi đã toan tính nhờ vào Anny biết là chừng nào để thoát ra khỏi nỗi khủng khiếp mãnh liệt nhất, cơn Buồn Nôn dữ dội nhất của tôi, giờ đây tôi mới hiểu điều ấy. Quá khứ của tôi đã chết, Anny đã chỉ trở về để tước đoạt hết mọi hy vọng của tôi. Tôi cô độc trong con đường trắng viền quanh những khu vườn này. Cô độc và tự do. Nhưng tự do đó gần giống với cái chết.” (J-P. Sartre, 2008, tr. 387)
4.2.2. Kiểu nhân vật phản kháng, dấn thân
Sau khi nảy sinh những cảm xúc ưu tư, lo âu đầu tiên thì con người hiện sinh sẽ có những bước phát triển sang những hành động phản kháng, dấn thân. Sự phản kháng hiện sinh không đơn giản chỉ là một câu chuyện cổ tích chống lại một thế lực hắc ám nào đó và dành được chiến thắng tuyệt đối, mãi mãi về sau này, cũng không phải là kiểu phản kháng nhắm đến một cái đích cụ thể như làm cách mạng. Phản kháng hiện sự là sự tranh đấu, vùng vẫy nhằm sống hết mình với những dự phóng nối tiếp nhau của mình. Cơng cuộc phản kháng ấy kéo dài từ lúc con người ta nhận ra cuộc hiện sinh của mình cho tới lúc chết đi. Cứ mỗi lần như thế là một đợt sóng, đợt sau sẽ cao hơn, mạnh mẽ hơn đợt trước. Thông qua việc phản kháng, dấn thân. con người sẽ liên tục sáng tạo bản thân mình. Sự dấn thân này thường được đánh giá là điểm tích cực của văn học hiện sinh.
Lại quay trở lại với Buồn nôn của Sartre, ta thấy được Roquentin thể hiện sự phản kháng trước đời sống xơ cứng, hư vô bằng cảm giác buồn nôn. Cảm giác buồn nôn mang ý nghĩa về sự phủ định những hữu-thể-tự-thân xơ cứng để hướng tới cái nhìn mới của hiện sinh. Chính vì thế mà khi nhận ra cảm giác buồn nôn càng ngày càng dồn dập thì
Roquentin đã quyết định từ bỏ việc nghiên cứu về hầu tước De Rollebon, rời bỏ thành phố, quyết định bắt đầu một cuộc sống mới, viết một cuốn sách khác (dù chưa rõ là loại nào). Có thể thấy đó là một thái độ phản kháng, dấn thân một cách trực tiếp.
Hay trong một nhân vật ban đầu tưởng chừng chỉ là một con người phóng thể nhạt nhịa giữa tha nhân như G. Samsa trong Hóa thân nhưng cũng có những khía cạnh hết sức dấn thân. G. Samsa chưa từng than phiền về thân phận con bọ của mình. Anh cố gắng để thích nghi với thân phận con bọ của mình, học cách di chuyển, cố gắng lách mình qua khỏi cánh cửa… Tuy bị hóa thân thành bọ nhưng sâu trong thân xác đó vẫn là ý chí của một con người hiện sinh. Trong cùng tác phẩm đó, ta khơng chỉ thấy sự dấn thân, vươn lên ở mỗi G. Samsa mà cịn bắt gặp trong gia đình của anh. Cha của G. Samsa vốn là một người làm ăn thất bại, sống nhiều năm bằng tiền của con trai. Cách ông dựa dẫm, bám víu vào con trai mình khiến cho ơng trở thành một sự vật xơ cứng. Sau sự cố bất đắc dĩ của con trai, người cha đã vực dậy, vươn lên để lo cho cuộc sống gia đình. Ơng trở nên hăng hái hơn, cũng như tìm thấy ý nghĩa cuộc đời mình.
4.2.3. Kiểu nhân vật cơ đơn
Cơ đơn không phải là sản phẩm riêng của triết học hay văn học hiện sinh. Đó là trạng thái tâm lý phổ biến của con người, tuy vậy vẫn có thể khu biệt cô đơn hiện sinh với các kiểu cô đơn khác. Cơ đơn hiện sinh xuất hiện trong hành trình con người hiện sinh dấn thân để tự xác lập ý nghĩa đời mình. Sự cơ đơn ln vây lấy con người bởi con người buộc phải đảm đương sự sống và các quyết định của mình. Con người hiện sinh khơng thể sống theo khuôn mẫu của bất kỳ ai, thế nên con đường của mỗi người là con đường riêng và duy nhất. Chính bởi sự nhận thức đó mà con người tách mình ra khỏi tha nhân và vì thế mà con người cơ đơn. Có thể nói cơ đơn hiện sinh là một kiểu cô đơn lạc lồi.
Sự cơ đơn gắn liền với mỗi người trong mọi quyết định mà họ tự do lựa chọn. Trong tác phẩm Lâu đài của Kafka, K. là một nhân vật cô đơn. Anh là một người làm đạc điền, đến lâu đài của bá tước West West để nhận cơng việc. Tuy nhiên khi K. tới
làng thì cơng việc đạc điền ấy hóa ra chỉ là một sự nhầm lẫn mà theo như ơng trưởng thơn thì đó là sự lẫn lộn của những người có q nhiều cơng việc. Lâu đài không nhận
K. và anh không thể xin được giấy phép lưu trú ở làng. K. tồn tại lẻ loi bên rìa xã hội. K. khơng có cách nào đến được lâu đài, cũng như các nhà chức sắc trong vùng. Dù đã cố hết sức để tìm hiểu về cái thiết chế quyền lực thống trị to lớn là lâu đài nhưng K vẫn khơng tài nào hiểu nổi nó. Cứ thế anh chờ đợi và sống mòn sống mỏi trong khi những người dân làng thì khơng ai đón tiếp anh. K. tuy được Lâu đài gọi đến nhưng anh cũng khơng phải người của Lâu đài. Klamm chỉ nói với anh là phải làm việc qua ông trưởng thôn cứ không thể vượt cấp. Khi ông trưởng thôn từ chối, K. bị cả làng lẫn Lâu đài khước từ. Sự tồn tại của anh nằm đâu đó trong mối liên hệ giữa Lâu đài và Làng nhưng
K. không thuộc về Lâu đài, cũng không được làng chấp nhận. Nỗi cô đơn đeo đẳng K. trên hành trình tìm đến Lâu đài, hay cũng chính là hành trình mà K. tìm kiếm những giá trị của chính mình.
Cịn một nhân vật quen thuộc khác cũng mắc cái vận cơ đơn của con người hiện sinh, đó là Roquentin của Buồn nơn. Roquentin là một người có cuộc sống cơ độc một cách gần như tuyệt đối: “Tôi, tôi sống một mình, hồn tồn một mình. Tơi chẳng bao giờ nói với ai; tơi khơng nhận gì, cũng khơng cho gì.” Anh thích tự do, thích làm theo ý mình nhưng thỉnh thoảng lại khơng hiểu được những điều mình làm: “Tơi chịu khơng thể hiểu tại sao lại có mặt ở Đơng Dương. Tơi đã làm gì ở đấy? Tại sao tơi đã nói chuyện với những người kia? Tại sao tơi đã ăn mặc trang phục kì cục như vậy?” Tuy nhiên, xét cho cùng thì sự cơ đơn cũng chưa chắc đã là tiêu cực. Nó là một nhân tố khách quan thiết yếu trong quá trình sống và ý thức của con người. Người ta phải trải nghiệm cảm giác cơ đơn để có thể nhận ra bản thân và sự tồn tại của chính mình trên cuộc đời này.