Bản thể của nghệ thuật

Một phần của tài liệu TRÀO LƯU HIỆN SINH CHỦ NGHĨA TRONG VĂN HỌC VÀ ẢNH HƯỞNG CỦA HIỆN SINH CHỦ NGHĨA TẠI VIỆT NAM (Trang 38 - 40)

3. QUAN ĐIỂM NGHỆ THUẬT CỦA VĂN HỌC HIỆN SINH CHỦ NGHĨA

3.5. Bản thể của nghệ thuật

Sartre có quan niệm rất khác về các loại hình nghệ thuật. Bởi vì chính Jean-Paul Sartre là người đã đưa Chủ nghĩa Hiện sinh trở thành một trào lưu văn học mạnh mẽ, cho nên quan điểm của ông về vấn đề này ảnh hưởng mạnh mẽ đến các sáng tác của các nhà văn trong trào lưu, đặc biệt về thể loại. Trong khi các trào lưu tiền phong khác mở rộng tầm ảnh hưởng khắp các loại hình, thì nghệ thuật hiện sinh chủ nghĩa hầu như chỉ xoay quanh văn xuôi (trong ý nghĩa gồm tiểu thuyết, truyện ngắn, nhật ký, tiểu luận, kịch bản văn học bằng văn xi).

Ơng khước từ tất cả những hình thái nghệ thuật phi ngôn từ. Hội hoạ và âm nhạc chỉ là đưa đến những trải nghiệm ở hàng sự vật, không mang ý nghĩa hiện sinh. Sartre phát biểu rằng, màu sắc và âm thanh chỉ là những hữu-thể-tự-thân, tức nó chỉ có ý nghĩa ở ngồi hiện tượng, cịn lại nó đóng kính, xác định, khơ cứng, khơng tạo ra cái gì mới. Sáng tạo của văn học mới là tự do sáng tạo. Ơng chỉ chấp nhận ngơn từ là thứ ngơn ngữ duy nhất. Theo thói thường, người ta gọi màu sắc và âm thanh là ngôn ngữ của hội hoạ và âm nhạc; Sartre phủ định điều này:

“Thực là sai lầm, khi coi màu sắc và âm thanh cũng là ngôn ngữ. Điểm đúng cho những yếu tố sáng tạo nghệ thuật cũng đúng cho sự phối hợp nghệ thuật: họa sĩ không vẽ những ký hiệu trên tranh, mà anh ta chỉ muốn sáng tạo ra một vật thể; nếu anh ta để chung các mầu đỏ, vàng, xanh, với nhau, thì cũng chẳng khiến cho lối bố trí này có một ý nghĩa rõ ràng, tức là đưa tới một vật khác, có tên xác định. Cho dù sự bố trí [màu sắc] này nằm trong một tâm hồn và họa sĩ chọn mầu vàng thay vì mầu tím, vì nhiều lý do, dù ẩn giấu, ta vẫn có thể cơng nhận rằng những vật thể tạo ra như thế phản ảnh những ý hướng sâu xa nhất của nghệ sĩ. Nhưng những vật thể này không bao giờ diễn tả sự phẫn nộ, kinh hoàng hay niềm vui của nghệ sĩ, như những lời nói hay nét mặt: mà chúng chỉ thấm đậm những tình cảm này, chúng chìm đắm trong những mầu sắc tự thân đã có cái gì như một ý nghĩa khiến những cảm xúc của nghệ sĩ trở nên rối bời và mờ dần, khơng ai có thể nhận diện rõ ràng được.” (Dẫn theo Thuỵ Khuê, nd.)

Sáng tạo hội hoạ hoặc âm nhạc chỉ là sáng tạo ra các hữu-thể-tự-thân, sáng tạo ra những đối tượng im lìm, lầm lì mà Sartre chán ngán đến mức buồn nơn. Ở thế đối lập, khi trình bày về ngơn ngữ văn xi, Sartre viết:

“Văn xi, từ bản chất, có giá trị thực dụng; tơi định nghĩa nhà văn là kẻ dùng chữ (un homme qui se sert des mots). […] Nhà văn là kẻ nói (le parleur): hắn chỉ định, chứng minh, ra lệnh, khước từ, chất vấn, van nài, chửi bới, bóng gió, thuyết phục. Khi hắn nói rỗng, cũng khơng có nghĩa là hắn làm thơ, mà hắn chỉ là người phát ngơn để chẳng nói gì”.

Ở đây ta bắt gặp một kiểu sử dụng ngôn ngữ như cách mà triết gia người Anh John Austin đã trình bày: sử dụng ngơn ngữ là một hành vi ngôn hành (performative), tức trong ngôn ngữ được sử dụng luôn ẩn chứa những hành động. Mà bởi cuộc hiện sinh là dự phóng, ln hướng về những khả hữu trước mắt chúng ta; và văn xuôi sử dụng ngôn ngữ như một ký hiệu để thể hiện dự phóng về những điều ta muốn thực hiện, cho nên chỉ có văn xi mới đích là văn học hiện sinh. Trong cách nói trên của Sartre, ta thấy ông tác thơ ra khỏi văn học hiện sinh. “Nhà thơ coi chữ như một sự vật (chose) chứ không như một ký hiệu (signe) của ngôn ngữ. Đối với Sartre, thơ giống như hội hoạ, âm nhạc là những ngành nghệ thuật coi âm thanh và màu sắc như những sự vật” (Thuỵ Khuê, nd.). Nhà thơ trong quan niệm của Sartre nhìn thấy trong chữ khơng phải là ký hiệu để thể hiện dự phóng, mà thấy trong đó hình ảnh của sự vật; cho nên nhà thơ chỉ là kẻ dùng một sự vật (là chữ) để biểu hiện sự vật khác. Do dùng chữ như là sự vật, cho nên nó khơng có bản tính dự phóng, do đó không thể hiện được ý nghĩa của hiện sinh. Và trong chiều của người đọc, thì đọc thơ, họ sẽ chỉ là nhìn vào những sự vật cứng đọc, những hữu-thể-tự-thân đã xác định.

Tác phẩm nghệ thuật cũng được Sartre cho rằng nó địi tự do cho nó. Nhà văn viết ra là tự do của nhà văn, song tác phẩm không phải là để phục vụ cho tự do của nhà văn: chính nó khao khát tự do cho mình. Sartre rất đề cao độc giả. Khi cuốn sách được viết xong, ông cho rằng nó đã khơng cịn thuộc thế giới này nữa, và chính độc giả sẽ là người tự do khám phá cái thế giới mới đó của cuốn sách. Tự cuốn sách khơng có cứu cánh, “cuốn sách khơng phải là một công cụ, một phương tiện để đạt tới bất cứ một cứu cánh nào: nó tự coi mình là cứu cánh qua sự tự do của độc giả” (dẫn theo Thuỵ Khuê, nd.).

Một phần của tài liệu TRÀO LƯU HIỆN SINH CHỦ NGHĨA TRONG VĂN HỌC VÀ ẢNH HƯỞNG CỦA HIỆN SINH CHỦ NGHĨA TẠI VIỆT NAM (Trang 38 - 40)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(115 trang)
w