5. MỘT SỐ TÁC GIẢ, TÁC PHẨM TIÊU BIỂU CỦA VĂN HỌC HIỆN SINH
5.3. Simone de Beauvoir
Simone de Beauvoir (1908 - 1986) là nhà văn nữ hiện sinh chủ nghĩa. Bà sinh ra trong một gia đình khá giả, thơng minh vượt bậc. Bà mất lịng tin với tơn giáo từ năm mười bốn tuổi và bắt đầu q trình tự giải phóng bản thân từ đó. Năm hai mươi mốt tuổi, de Beauvoir đỗ bằng thạc sĩ, xếp thứ nhì sau J-P. Sartre và đồng thời bà cũng là thạc sĩ trẻ nhất nước Pháp bấy giờ, dù ngang điểm với Sartre nhưng không được đứng thứ nhất vì là phụ nữ. de Beauvoir yêu Sartre và họ đã sát cánh bên nhau đến cuối đời. Bà cũng chính là người đã cùng Sartre sáng lập tạp chí Thời hiện đại vào năm 1945. Tuy nhiên mối quan hệ giữa Simone de Beauvoir và Sartre khơng hề mang dáng vẻ của một câu chuyện tình lý tưởng kiểu mẫu. Họ chia sẻ với nhau chung một triết lý, một ý thức hệ nhưng mối quan hệ giữa De Beauvoir và Sartre là một mối quan hệ mở có sự tham gia của rất nhiều người. Bà có một mối quan hệ tình cảm đặc biệt với cơ bạn Elisabeth Zara và với một số học trị nữ, trong đó có Sylvie Le Bon. Đối với de Beauvoir, việc yêu một người đàn bà giống như cách để tránh khỏi sự thống trị của nam giới. Bà sống hết mình với những mối tình, tuy nhiên chỉ có mối tình bên Sartre là sự gắn bó bền chặt nhất của những người có tâm hồn, suy nghĩ đồng điệu.
Tác phẩm của bà gồm khảo luận, trong đó nổi tiếng nhất là Giới thứ hai (1949 - tại Việt Nam được dịch là Giới nữ), các tiểu thuyết Khách mời (1943), Máu kẻ khác
(1945), Những viên quan lại (Giải thưởng Goncourt - 1954), tự truyện Một cô gái nền
nếp (1958), Một cái chết êm dịu (1964), Sức mạnh của tuổi tác (1970),...
Có ba chủ đề chính và xun suốt trong các tác phẩm của bà là tự do, sự lựa chọn và chủ nghĩa nữ quyền (féminisme). Bà quan niệm: “Muốn tự do cho mình cũng chính là muốn tự do cho người khác”. Cũng như Satre, bà đề cao sự tự quyết trong khả năng chọn lựa của con người.
Trong khi Chủ nghĩa Hiện sinh đề cao con người một cách tuyệt đối với quyền tự do và tự chịu trách nhiệm với tự do của mình thì De Beauvoir đã góp phần xác lập Chủ nghĩa Hiện sinh dành cho phụ nữ. Trong các tên tuổi tiêu biểu của Chủ nghĩa Hiện sinh, có thể nói De Beauvoir có đóng góp quan trọng với vai trò của một người sáng lập ra thuyết hiện sinh nữ quyền. Khảo luận Giới thứ hai được cơng bố năm 1949 là sự phân tích của De Beauvoir về thân phận người phụ nữ qua các thời đại, đồng thời cũng là bản án đối với chế độ nam quyền. Tác phẩm được hoàn thành dựa trên nhiều tài liệu và cơng trình nghiên cứu ở nhiều lĩnh vực như sinh học, sinh lý học, tâm lý học, xã hội học… Giới thứ hai đã trở thành một sự kiện lớn lúc bấy giờ, làm dấy lên dư luận trong xã hội, bị Tòa Thánh La Mã lên án, bị các bên đả kích thậm tệ bởi vì lần đầu tiên một người phụ nữ, một triết gia dám địi hỏi bình quyền cho người phụ nữ. Khơng chỉ đòi hỏi ở một vài quyền lợi mà bà đề cập đến sự bình đẳng tuyệt đối, dám nói đến các vấn đề bị cấm kị: tự do trong tình yêu, sự sinh đẻ, quyền phá thai, tính chất bóc lột trong cơng việc nội trợ,... Chủ đề chính của cuốn sách này xoay quanh ý tưởng “người phụ nữ bị giữ trong mối quan hệ, bị nam giới áp bức lâu đời thông qua thân phận bị hạ thấp với vị trí làm tha nhân cho đàn ơng”. Cái tôi cần tha nhân để xác định bản thân nó như một chủ thể và đồng thời cũng cố gắng khách thể hóa tha nhân. Khi người ta xem đàn ơng là một chủ thể tuyệt đối nghĩa là cũng khẳng định phụ nữ chỉ là cái thứ yếu, trở thành phần thụ động, khơng có gì đáng nói bên cạnh cuộc đời của một người đàn ơng. Ngồi ra De Beauvoir cũng nghiên cứu về các huyền thoại về phụ nữ, chẳng hạn như về người mẹ, về thiếu nữ đồng trinh,... nhằm giam cầm người nữ.
Trong tập hai bộ khảo luận Giới thứ hai này, De Beauvoir đã mở đầu bằng một câu nói nổi tiếng đã trở thành tun ngơn mạnh mẽ của những nhà hoạt động nữ quyền sau này: “Người ta sinh ra không phải là phụ nữ mà trở thành phụ nữ”. De Beauvoir
không tán thành quan điểm cho rằng người phụ nữ sinh ra đã là “phụ nữ”. Họ “trở thành phụ nữ” là vì quá trình giáo dục từ thuở ấu thơ. Giới thứ hai chất chứa nhiều quan điểm thú vị khác của De Beauvoir về nữ quyền. Bà lựa chọn kết thúc tác phẩm của mình bằng cách đưa ra những đường hướng đối với sự giải phóng phụ nữ. Quan trọng nhất là phụ nữ phải có những dự phóng riêng của mình và theo đuổi những dự phóng ấy bất chấp những nguy cơ và cản trở từ các yếu tố bên ngoài. Phụ nữ tự do trong quyết định và tự do chịu trách nhiệm với sự tự do của mình như nam giới. Phụ nữ tuyên bố, họ bình đẳng.
Tự do hiện sinh là tự do sáng tạo, và dùng sáng tạo để tạo ra ý nghĩa của cuộc đời mỗi chủ thể con người có ý thức. Và Simone de Beauvoir đã nhập cuộc một cách đầy âu lo và trách nhiệm, một lần nhập cuộc là một lần lựa chọn. De Beauvoir chưa bao giờ là một bóng hồng nép bên cạnh Sartre. Bà dịu dàng nhưng kiêu ngạo, dễ thương nhưng cũng đầy cá tính. Bà đã từng nói: “Tại sao người ta chỉ biết bảo rằng De Beauvoir là bạn đời của Sartre mà chẳng ai biết rằng chính Sartre là bạn đời của De Beauvoir nhỉ?”