3. QUAN ĐIỂM NGHỆ THUẬT CỦA VĂN HỌC HIỆN SINH CHỦ NGHĨA
3.3. Văn học thể hiện sự tự do của con người
Tự do là một trong những chủ đề cốt yếu của triết học hiện sinh. Văn học hiện sinh chủ nghĩa khơng những nói về đề tài tự do, mà chính văn học là một tự do. Với các triết gia hữu thần như Jaspers hay Marcel, thì tự do là một hành vi hiện sinh: con người được quyền tự do sáng tạo ý nghĩa cho thế giới và cho bản thân mình, song sự sáng tạo đó phải trong một mối tiếp thơng với siêu việt thể, tức Thượng đế. Con người nhận biết được những giới hạn không thể tránh khỏi của mình cho nên cần phải ý thức được tính hữu hạn của hiện sinh, và chỉ có siêu việt thể mới có thể giúp con người nhảy khỏi những giới hạn đó mà tiến đến tự do triệt để.
Cịn đối với Sartre, ơng cho rằng tự do hiện sinh là tự do sáng tạo (sáng tạo ra ý nghĩa của bản thân và vạn vật); và nhờ dự phóng, con người tồn quyền sáng tạo và thay đổi vũ trụ. Vì khước từ Thượng đế, cho nên khi chạm đến giới hạn là chạm đến sự phi lý.
Sáng tạo trước tiên là để thoả mãn nhu cầu được tự do của con người, bởi tự do là tự do sáng tạo. Vì bản tính hiện sinh là dự phóng, cho nên nó muốn được chiếm hữu thế giới, muốn được là thế giới: “Một trong những lý do chính của sáng tạo là để thoả mãn nhu cầu: tự cho mình là "chủ yếu" đối với thế giới” (Thuỵ Khuê, nd.). Chọn làm nhà văn là một tự do, chọn những thực tại để vén màn cũng là tự do; người đọc đọc như là một con người tự do. Triết học hiện sinh nói rằng, con người là một hiện sinh luôn vươn lên: vươn tới siêu việt thể đối với nhánh hữu thần; vươn lên trong mối quan hệ với người khác đối với nhánh vô thần. Sartre chủ trương tự do của một chủ thể luôn nằm trong mối liên hệ với tự do của người khác. Hành động tự do của tôi luôn là một tác động đến tự do của tha nhân, cho nên:
“[S]ự tự do của tơi hồn tồn liên hệ với tự do của mọi người, cho nên khơng ai có thể buộc tơi dùng cái tự do đó để ủng hộ sự áp chế bất cứ dân tộc nào. Cho nên, dù viết tiểu luận, châm biếm, trào phúng, hay tiểu thuyết, dù chỉ nói về đam mê cá nhân hay đả phá chế độ xã hội, nhà văn, người tự do, viết để gửi tới những người tự do, chỉ có một chủ đề duy nhất, là, tự do” (dẫn theo Thuỵ Khuê, nd.).
Văn học là cách nhà văn tự do dấn thân để nói về tự do, để thực hiện tự do cho nhà văn, để kêu gọi tự do từ phía độc giả, và để cất liên tiếng nói cho tự do nói chung của tất cả mọi người. Văn học không dành cho kẻ nô lệ, nó là văn học của những người tự do. Nhà văn khi thực hiện tự do của mình thì anh ta khơng thể vơ can với thế giới và vô can với tự do của người khác.