4. NHỮNG ĐẶC TRƯNG NGHỆ THUẬT CỦA VĂN HỌC HIỆN SINH
4.3. Phương pháp mô tả hiện tượng học
Trần Thái Đỉnh gọi Husserl là ông tổ của văn chương triết học vì với phương pháp mơ tả độc đáo của ông, những vấn đề triết học đã trở thành đề tài cho văn chương lẫn kịch nghệ.
Theo quan niệm của hiện tượng học Husserl thì ý thức là ý thức về đối tượng và đối tượng là đối tượng của một ý thức thế nên khi nói về một đối tượng nào đó, người
ta phải trình bày đúng như những gì họ thấy. Thế giới của hiện tượng học không phải là thế giới trong sách vở, thế giới bất biến mà triết học cổ điển nói tới. Theo Husserl và các
nhà hiện tượng học thì thế giới được tả lại trong sách vở chỉ là thế giới của “người ta” - một thế giới không trung thực. Thế giới vốn đã tồn tại từ trước khi con người có những chiêm nghiệm đầu tiên nhưng khi ấy thì thế giới chỉ là một dữ kiện sơ khai, xa lạ. Con người bằng sự chiêm nghiệm, phản tỉnh của mình sẽ tìm về với bản chất của hiện tượng, bản chất của thế giới. Bác bỏ mọi quan niệm, mọi sự cắt nghĩa đến từ bên ngoài thế giới, Husserl mong muốn trở về với bản thân sự vật. Chính vì lẽ đó, nên ơng đặt ra một phương pháp không phải là định nghĩa trừu tượng theo kiểu của các nhà tâm lý học cổ điển nữa mà là mô tả. Mô tả theo hiện tượng học là một kiểu mới, khác với tả chân của văn học trước đây.
Phương pháp mô tả hiện tượng học là phương pháp của những giảm trừ. Hiện tượng học không chủ trương định nghĩa thế giới mà tập trung vào mơ tả lại những gì mà chủ thể đã tri nhận được. Chính vì thế mà phương pháp này đặt thế giới trong ngoặc đơn nhằm gạt bỏ dư luận và những điều truyền tụng qua giao tiếp, sách vở (giảm trừ triết học); gạt bỏ những thiên kiến về thế giới, tức là thiên kiến cho rằng thế giới là bất biến, là tuyệt đối (giảm trừ yếu tính); mơ tả thế giới hình thành như thế nào trong kinh nghiệm sống của con người (giảm trừ hiện tượng học). Như vậy có nghĩa là theo Husserl, để các sự vật trở về với chính nó thì cần phải mơ tả chân thực và trực tiếp kinh nghiệm ban đầu của bản thân khi va chạm với sự vật chứ không phải giải thích, diễn dịch hay phân tích, đồng thời khơng để bản thân bị ảnh hưởng bởi bất kì quan niệm nào trước đó.
Dấu ấn của phương pháp mơ tả hiện tượng học rõ ràng và dễ thấy nhất có lẽ phải kể đến kịch phi lý. Lấy ví dụ từ tác phẩm Trong khi chờ đợi Godot của Samuel Beckett. Khi đọc văn bản kịch, người đọc có thể coi đó là một đối tượng và rót cho nó những ý nghĩ của bản thân, chẳng hạn như vở kịch nói về sự hoang hoải, héo mòn của những kiếp người nhỏ bé, lang thang vô định trong thời đại mất Chúa, là lối sống quẩn quanh, tẻ nhạt của những con người nhàm chán trong xã hội tư sản,... Tuy nhiên, Samuel Beckett lại khơng viết thừa thêm một câu luận bình nào cả. Ơng chỉ tập trung mô tả về hai ngày đợi chờ một người tên là Godot của hai nhân vật là Vladimir và Estragon. Họ nói với nhau bằng câu thoại chả ăn nhập gì với nhau, tạo thành cuộc hội thoại giữa những người điếc. Họ lặp đi lặp lại những hành động như đội mũ, tháo giày, rồi sự xuất hiện của Pozzo và Lucky, rồi cậu bé đưa tin đến và thơng báo rằng hơm nay
Godot khơng tới được, có thể ngày mai Godot sẽ tới. Beckett khơng nói gì về sự phi lý của đời sống hay
sự quẩn quanh của các nhân vật. Chính phương pháp mơ tả hiện tượng học này đã tạo cho người đọc một không gian đủ thoải mái để tư duy, không bị ảnh hưởng từ các thiên kiến có trước của tác giả, cũng nhờ thế mà giúp cho vở kịch được nhìn nhận từ nhiều góc độ với các trắc diện khác nhau.
Với đặc trưng nền tảng là triết học, hơn nữa còn là triết học đời sống nên văn học hiện sinh ghi nhiều dấu ấn mới mẻ về mặt nội dung, tư tưởng hơn là cách tân về mặt hình thức. Tuy vậy, có thể nói phương pháp mơ hiện tượng học là một trong những thủ pháp mới và quan trọng đối với sự phát triển trào lưu này. Nhờ có phương pháp này mà những tư tưởng triết học có phần hơi khơ khan đã chảy vào văn học một cách tự nhiên và ngấm dần vào đời sống sinh hoạt của con người, đưa triết học hiện sinh trở thành triết học đời sống đúng nghĩa.