Dạy học môn tiếng Anh đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động dạy học môn tiếng anh ở các trường THCS huyện hiệp hòa, tỉnh bắc giang đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục​ (Trang 27 - 36)

1.2 .Các khái niệm cơ bản

1.3. Hoạt động dạy học môn tiếng An hở trƣờng trung học cơ sở đáp ứng yêu

1.3.2. Dạy học môn tiếng Anh đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục

1.3.2.1. Đặc điểm học tập môn tiếng Anh của học sinh trung học cơ sở:

Khi học ngoại ngữ, học sinh THCS có nhiều điểm khác với học sinh tiểu học ở những mặt sau:

- Học sinh THCS có suy nghĩ nhanh nhạy trong nhận thức kiến thức ngôn ngữ (ngữ âm, từ vựng, ngữ pháp).

-Khả năng tƣởng tƣợng linh hoạt, lôgic hơn, dễ dàng so sánh liên tƣởng sự giống nhau và khác nhau giữa tiếng Anh và tiếng Việt.

-Khả năng ghi nhớ, tái hiện các mẫu lời nói và khả năng diễn đạt bằng tiếng Anh lƣu loát và bền vững, phản xạ ngôn ngữ nhanh hơn.

-Hứng thú và tích cực trong các hoạt động luyện tập phát triển kĩ năng ngôn ngữ, nhất là hai kĩ năng nghe và nói, nhƣng cũng dễ chán nản trong việc luyện tập và phát triển các kĩ năng phức tạp, nhƣ kĩ năng đọc hiểu vì gặp từ mới trừu tƣợng, khó đoán nghĩa; hoặc nhƣ kĩ năng viết vì cảm thấy khó diễn đạt suy nghĩ, ý tƣởng cá nhân bằng ngôn ngữ viết.

-HS THCS tuy hào hứng, có ý thức muốn nắm bắt và sử dụng đƣợc tiếng Anh nhƣng khả năng độc lập trong học tập chƣa tốt (rụt rè, thiếu tự tin). Học sinh ít có cơ hội để luyện tập, hơn nữa lại thiếu kiên trì, dễ chán nản, bỏ cuộc trong rèn luyện phát triển kĩ năng ngôn ngữ.

1.3.2.2. Đặc điểm của dạy học môn Tiếng Anh trung học cơ sở đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục.

Mục tiêu dạy học môn Tiếng Anh ở bậc trung học cơ sở:

Mục tiêu cơ bản của môn tiếng Anh là giúp HS hình thành và phát triển năng lực giao tiếp thông qua rèn luyện các kỹ năng nghe, nói, đọc, viết và các kiến thức

ngôn ngữ (ngữ âm, từ vựng, ngữ pháp). Các kỹ năng giao tiếp và kiến thức ngôn ngữ đƣợc xây dựng trên cơ sở các đơn vị năng lực giao tiếp cụ thể, trong các chủ điểm và chủ đề phù hợp với nhu cầu và khả năng của HS phổ thông nhằm giúp các em đạt đƣợc các yêu cầu quy định trong Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam. Sau khi hoàn thành chƣơng trình môn tiếng Anh cấp THCS, HS có thể:

Sử dụng tiếng Anh nhƣ một công cụ giao tiếp thông qua bốn kỹ năng nghe, nói, đọc, viết nhằm đáp ứng các nhu cầu giao tiếp cơ bản và trực tiếp trong những tình huống gần gũi và thƣờng nhật;

Có kiến thức cơ bản về tiếng Anh, bao gồm ngữ âm, từ vựng, ngữ pháp; thông qua tiếng Anh, có những hiểu biết khái quát về đất nƣớc, con ngƣời, nền văn hoá của các quốc gia nói tiếng Anh và của các quốc gia khác trên thế giới, đồng thời có hiểu biết và tự hào về những giá trị của nền văn hoá dân tộc mình;

Có thái độ tích cực đối với môn học và việc học tiếng Anh, bƣớc đầu biết sử dụng tiếng Anh để tìm hiểu các môn học khác trong chƣơng trình giáo dục phổ thông;

Hình thành và áp dụng các phƣơng pháp và chiến lƣợc học tập khác nhau để phát triển năng lực giao tiếp bằng tiếng Anh trong và ngoài lớp học, quản lý thời gian học tập và hình thành thói quen tự học.

Yêu cầu của bộ môn Tiếng Anh bậc trung học cơ sở:

Sau khi học xong môn tiếng Anh cấp trung học cơ sở, học sinh có thể đạt đƣợc trình độ tiếng Anh bậc 2 của Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam. Cụ thể là: “Có thể hiểu đƣợc các câu và cấu trúc đƣợc sử dụng thƣờng xuyên liên quan đến nhu cầu giao tiếp cơ bản (nhƣ các thông tin về gia đình, bản thân, đi mua hàng, hỏi đƣờng, việc làm,…). Có thể trao đổi thông tin về những chủ đề đơn giản, quen thuộc hằng ngày. Có thể mô tả đơn giản về bản thân, môi trƣờng xung quanh và những vấn đề thuộc nhu cầu thiết yếu”.

Thông qua môn Tiếng Anh, học sinh có những hiểu biết khái quát về đất nƣớc, con ngƣời, nền văn hoá của các nƣớc nói tiếng Anh và của các quốc gia khác trên thế giới; có thái độ tích cực đối với môn học và việc học tiếng Anh; đồng thời có hiểu biết và tự hào về những giá trị của nền văn hoá dân tộc mình; phát triển các phẩm chất nhƣ nhân ái, yêu thƣơng gia đình, tự hào về quê hƣơng, bảo vệ môi trƣờng, có ý thức tự rèn luyện học tập, có trách nhiệm với bản thân và gia đình.

Nội dung chương trình môn Tiếng Anh ở bậc trung học cơ sở:

Nội dung chƣơng trình môn Tiếng Anh đƣợc xây dựng trên cơ sở các chủ điểm phù hợp với cấp học THCS. Các chủ điểm liên quan chặt chẽ với nhau và đƣợc thiết kế lặp lại có mở rộng qua các năm học, theo hƣớng đồng tâm xoắn ốc nhằm củng cố và phát triển năng lực giao tiếp của học sinh.

Hệ thống chủ đề đƣợc xây dựng trên cơ sở các chủ điểm. Mỗi chủ điểm bao gồm nhiều chủ đề. Các chủ điểm và chủ đề có mối liên quan chặt chẽ với nhau, phù hợp với đặc điểm lứa tuổi và môi trƣờng sinh hoạt, học tập của học sinh. Các chủ đề đƣợc lựa chọn theo hƣớng mở, phù hợp với các giá trị văn hoá, xã hội của Việt Nam, đảm bảo tính hội nhập quốc tế và phù hợp với yêu cầu phát triển năng lực giao tiếp quy định cho cấp học. Ngƣời biên soạn tài liệu dạy học và giáo viên có thể điều chỉnh, bổ sung các chủ đề sao cho phù hợp với chủ điểm, đáp ứng nhu cầu, sở thích và khả năng học tập của học sinh để đạt đƣợc các mục tiêu đề ra trong chƣơng trình.

Năng lực giao tiếp là khả năng sử dụng kiến thức ngôn ngữ (ngữ âm, từ vựng, ngữ pháp) để tham gia vào các hoạt động giao tiếp (nghe, nói, đọc, viết) trong những tình huống hay ngữ cảnh có nghĩa với các đối tƣợng giao tiếp khác nhau nhằm đáp ứng các nhu cầu giao tiếp của bản thân hay yêu cầu giao tiếp của xã hội. Năng lực giao tiếp đƣợc thể hiện thông qua các chức năng và nhiệm vụ giao tiếp dƣới dạng nghe, nói, đọc, viết. Các năng lực giao tiếp đƣợc lựa chọn theo hƣớng mở, có liên hệ chặt chẽ với các chủ điểm, chủ đề.Nội dung văn hoá đƣợc dạy học lồng ghép, tích hợp trong hệ thống các chủ điểm, chủ đề.

Chƣơng trình giáo dục phổ thông 2018 gợi ý cụ thể về hệ thống các chủ điểm, các chủ đề, các năng lực giao tiếp liên quan và kiến thức ngôn ngữ.

Phương pháp và hình thức dạy học môn Tiếng Anh ở bậc trung học cơ sở:

PPDH môn Tiếng Anh chủ đạo là đƣờng hƣớng dạy ngôn ngữ giao tiếp, cho phép sử dụng nhiều PPDH, kỹ thuật dạy học tích cực khác nhau, nhấn mạnh vào việc hình thành và phát triển năng lực giao tiếp. Dạy học môn Tiếng Anh đòi hỏi nhận thức và giải quyết hợp lý mối quan hệ giữa kiến thức ngôn ngữ và kĩ

năng ngôn ngữ. Kĩ năng là trung tâm, là mục đích cuối cùng của quá trình dạy học. Kiến thức là điều kiện, là phƣơng tiện, là nền tảng.

DH tiếng Anh thực chất là rèn luyện cho HS năng lực giao tiếp tiếng Anh dƣới các dạng: nghe, nói, đọc, viết. Muốn rèn luyện đƣợc năng lực giao tiếp cần có môi trƣờng với những tình huống đa dạng của cuộc sống. Môi trƣờng này chủ yếu do giáo viên tạo ra dƣới dạng những tình huống giao tiếp cụ thể và học sinh phải tìm cách ứng xử bằng tiếng Anh cho phù hợp.

Việc áp dụng phƣơng pháp giao tiếp (kết hợp với các phƣơng pháp dạy học tích cực khác) trong quá trình giảng dạy tiếng Anh ở THCS đƣợc thực hiện nhƣ sau:

Cả 4 kỹ năng ngôn ngữ (nghe, nói, đọc và viết) đều đƣợc quan tâm và đƣợc phối hợp trong các bài tập và các hoạt động trên lớp.

- Kỹ năng nghe luôn đƣợc sử dụng (phối hợp với kỹ năng đọc) để giới thiệu ngữ liệu hoặc nội dung bài học mới. Ngoài ra, kỹ năng nghe còn đƣợc rèn luyện từng bƣớc thông qua các bài tập nghe khác nhau nhƣ nghe lấy ý chính, nghe hiểu các thông tin chi tiết, nghe để đoán nghĩa qua ngữ cảnh,….

- Kỹ năng nói đƣợc dạy phối hợp với ngữ âm, ngữ pháp, từ vựng, chức năng ngôn ngữ và với các kỹ năng khác, thông qua các bài hội thoại / mẫu hội thoại ngắn hoặc các nội dung chủ điểm của bài.

- Kỹ năng đọc, ngoài ý nghĩa đƣợc sử dụng làm phƣơng tiện giới thiệu nội dung và ngôn ngữ mới, còn đƣợc phát triển thông qua các bài tập đọc có mục đích khác nhau nhƣ đọc hiểu nội dung chi tiết, đọc lƣớt, đọc lấy ý chính, đọc tìm thông tin cần thiết,…; với các loại bài khoá có văn phong khác nhau nhƣ văn bản viết, văn bản nói, bài hội thoại, bài văn xuôi, bài văn vần, quảng cáo, bảng biểu, mẫu khai, ….

- Kỹ năng viết cơ bản đƣợc dùng để củng cố vốn ngữ liệu đã đƣợc học. Ngoài ra, còn có những bài tập dạy viết có mục đích nhƣ viết thƣ cá nhân, điền các mẫu khai, viết báo cáo ở dạng đơn giản, viết một đoạn văn ngắn có gợi ý, dựa vào bài đã học về một chủ điểm, hay bày tỏ quan điểm về một nhận định hoặc ý kiến đƣa ra.

- Ngữ liệu mới đƣợc giới thiệu theo chủ điểm và thông qua hoạt động nghe và đọc; sau đó đƣợc luyện tập thông qua cả 4 kỹ năng. Có nghĩa là sẽ không có các mục dạy tách biệt cho ngữ âm, ngữ pháp hay từ vựng trong từng bài học mà

các yếu tố ngôn ngữ sẽ đƣợc dạy lồng ghép với nhau và phối hợp với việc phát triển các kỹ năng. Cụ thể là:

Ngữ pháp đƣợc xuất hiện theo chủ đề và tình huống của bài học và đƣợc luyện tập trong ngữ cảnh; sau đó đƣợc chốt lại một cách có hệ thống sau một số bài học và ở cuối sách giáo khoa. Các bài tập chuyên sâu về hình thái cấu trúc ngữ pháp sẽ đƣợc luyện tập một cách có hệ thống trong sách bài tập kèm theo cuốn sách giáo khoa.

Từ vựng cũng đƣợc xuất hiện tự nhiên theo các chủ đề nhằm đạt đƣợc mức độ ngữ cảnh hoá cao, giúp học sinh dễ tiếp thu và nhớ lâu. Các bài tập sử dụng từ vựng thƣờng đƣợc phối hợp với các bài tập ngữ pháp và các bài tập nghe, nói, đọc, viết.

Ngữ âm đƣợc coi là một bộ phận mật thiết gắn liền với các hoạt động lời nói, đƣợc dạy và luyện tập gắn liền với việc dạy từ mới, dạy ngữ pháp, dạy nghe và dạy nói.

Hệ thống các bài tập và hoạt động dạy học đƣợc thiết kế theo trình tự dạy học đi từ giới thiệu ngữ liệu, luyện tập có hƣớng dẫn đến vận dụng. Các bài tập và hoạt động dạy học chú trọng khuyến khích học sinh áp dụng ngữ liệu đang học với các kiến thức có sẵn để diễn đạt các nội dung khác nhau trong chính đời sống thực tế của học sinh. Hệ thống bài tập đặc biệt chú trọng những nguyên tắc dạy học cơ bản trong quan điểm dạy học giao tiếp để biên soạn các loại hình bài tập nhƣ nguyên tắc chuyển đổi thông tin (information transfer), nguyên tắc tạo khoảng trống thông tin (information gap), hay nguyên tắc cá thể hoá (personalization), nhằm không những giúp học sinh nắm đƣợc hệ thống cấu trúc ngữ pháp mà còn biết ứng dụng để diễn đạt các nội dung giao tiếp trong các tình huống cụ thể trong đời sống thật của học sinh.

Bên cạnh phƣơng pháp giao tiếp, các phƣơng pháp dạy học môn Tiếng Anh thƣờng đƣợc sử dụng nhƣ:

Phƣơng pháp Ngữ pháp - Dịch (Grammar - Translation Method) hay còn gọi là phƣơng pháp Truyền thống. Phƣơng pháp này tập trung chủ yếu vào phát triển kĩ năng đọc hiểu, học thuộc lòng từ vựng, dịch văn bản, viết luận (composition) và phân tích ngôn ngữ (học để nắm chắc quy tắc ngôn ngữ);

Phƣơng pháp Nghe - Nói (Audiolingual Method or Audio-Oral Method) nhấn mạnh vào việc dạy kĩ năng nói và kĩ năng nghe trƣớc kĩ năng đọc và kĩ năng viết.

Phƣơng pháp dạy học theo dự án (Project-based): thông qua việc thực hiện dự án (Project), học sinh đƣợc nắm bắt kĩ năng ngôn ngữ và sử dụng ngoại ngữ trong hoạt động giao tiếp bằng chính năng lực giao tiếp của mình.

Hình thức dạy học môn Tiếng Anh ở bậc trung học cơ sở:

Bên cạnh hình thức dạy học lớp - bài, dạy học tiếng Anh ở trƣờng THCS hiện nay có nhiều hình thức tổ chức dạy học khác. Dạy học tiếng Anh qua hoạt động Câu lạc bộ Tiếng Anh, hoạt động trải nghiệm đa dạng nhƣ: tổ chức thi hùng biện, thi tài năng tiếng Anh,…

Kiểm tra, đánh giá kết quả học tập môn Tiếng Anh ở bậc trung học cơ sở:

Việc kiểm tra, đánh giá đƣợc tiến hành thông qua các hình thức khác nhau nhƣ: định lƣợng (cho điểm), định tính (nhận xét, xếp loại), kết hợp đánh giá của giáo viên, đánh giá lẫn nhau và tự đánh giá của học sinh. Các loại hình kiểm tra, đánh giá cần phù hợp với phƣơng pháp dạy và học đƣợc áp dụng trong lớp học, bao gồm kiểm tra nói (đối thoại, độc thoại), kiểm tra viết dƣới dạng tích hợp các kỹ năng, kiến thức ngôn ngữ và các hình thức đánh giá khác.

Nội dung, độ khó và mức độ yêu cầu năng lực của bài kiểm tra căn cứ chuẩn kiến thức, kỹ năng và định hƣớng năng lực đầu ra của từng khối lớp.

- Kiểm tra bằng hỏi-đáp:

Kiểm tra bằng hỏi-đáp đƣợc dành cho kỹ năng nói. Học sinh đƣợc kiểm tra qua các hoạt động trên lớp nhƣ trả lời các câu hỏi ngắn, miêu tả tranh, kể lại truyện, thuyết trình, hùng biện, thảo luận, tranh luận, phát biểu, phỏng vấn, đóng vai, và các hoạt động ngôn ngữ phù hợp khác. Cần chú trọng tới định hƣớng giao tiếp và khả năng thực hiện các yêu cầu đàm thoại. Khuyến khích kiểm tra bằng hỏi-đáp tích hợp với các hoạt động luyện tập trong giờ học của học sinh.

Giáo viên có thể chọn các dạng bài Question and Answer; Picture description; Story-telling/Narrative; Guided Speech; Dialogue; Situation; Interview/Role-play; Presentation; Debate; Dicussion; Simulation và các dạng bài phù hợp khác để đánh giá kỹ năng nói của học sinh.

- Kiểm tra viết: Bài kiểm tra viết bao gồm các kỹ năng nghe, đọc, viết và kiến thức ngôn ngữ.

Kỹ năng nghe: Phần nghe có tối thiểu 2 phần/bài gồm từ 8 câu hỏi với các dạng khác nhau trở lên. Các dạng câu hỏi gợi ý: Listen and match; Listen and number; Listen and tick; Listen and complete; Listen and select the correct option; Listen and give short answers và các dạng câu hỏi phù hợp khác để kiểm tra kỹ năng nghe của học sinh.

Kỹ năng đọc: Có tối thiểu 2 phần/bài gồm từ 8 câu hỏi với các dạng khác nhau trở lên. Các dạng câu hỏi gợi ý: Read and match; Read and number; Read and tick; Read and complete; Read and select the correct option; Read and rearrange the information; Read and find the right information; Read and summarize và các dạng câu hỏi phù hợp khác để kiểm tra kỹ năng đọc của học sinh.

Kỹ năng viết: Có tối thiểu 2 phần nhỏ gồm từ 5 câu hỏi trở lên. Các dạng câu hỏi gợi ý: Complete the sentences with a word or a phrase (pictures can be used); Arrange the words to make complete sentences; Use the provided words or phrases to write complete sentences/Transformation; Sentence completion; Use the provided words or phrases to write a complete paragraph; Use the provided words or phrases to write a short passage; Reordering; Write short passages about relevant and familiar topics; Compostion/Essay writing và các dạng câu hỏi viết phù hợp khác để kiểm tra kỹ năng viết của học sinh.

Kiến thức ngôn ngữ: Có tối thiểu 2 phần nhỏ gồm từ 8 câu hỏi trở lên với các dạng câu hỏi sau: Multiple choice questions - MCQs; Matching; Gap filling; Information gaps; Reordering; Word form và các dạng câu hỏi phù hợp khác.

Kiểm tra thực hành (ở những nơi có điều kiện): Giáo viên giao cho học sinh bài tập thực hành, vận dụng kiến thức trong chƣơng trình học để phát hiện vấn đề và đƣa ra giải pháp để giải quyết vấn đề nảy sinh trong thực tiễn về một trong các chủ đề sau: gia đình; sở thích; chăm sóc sức khỏe; bảo vệ môi trường; an toàn thực phẩm; an toàn giao thông; sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả; kỹ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động dạy học môn tiếng anh ở các trường THCS huyện hiệp hòa, tỉnh bắc giang đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục​ (Trang 27 - 36)