Các yếu tố ảnh hƣởng quản lý hoạt động dạy học môn Tiếng An hở

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động dạy học môn tiếng anh ở các trường THCS huyện hiệp hòa, tỉnh bắc giang đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục​ (Trang 43)

1.2 .Các khái niệm cơ bản

1.5. Các yếu tố ảnh hƣởng quản lý hoạt động dạy học môn Tiếng An hở

trƣờng trung học cơ sở trƣớc yêu cầu đổi mới giáo dục

1.5.1. Năng lực của cán bộ quản lý (Hiệu trưởng, phó hiệu trưởng, tổ trưởng chuyên môn)

Theo tác giả Nguyễn Thị Mỹ Lộc - Trƣờng Đại học Giáo dục: “Vai trò của người quản lý là cực kì quan trọng trong việc dẫn dắt các bộ phận, các thành viên của mình vượt qua quá trình thay đổi, đáp ứng yêu cầu đổi mới để tồn tại và phát triển. Và trên tất cả là người quản lý cần có năng lực thay đổi chính bản thân mình. Để làm được điều đó cần cả một quá trình thay đổi, đòi hỏi những yếu tố có tính tiền đề đối với sự thay đổi của người quản lý” [8]. Bên cạnh những yếu tố quan trọng khác của một hệ thống giáo dục thì năng lực của ngƣời quản lý luôn là yếu tố quyết định thành, bại của mọi cuộc đổi mới GD. Từ lãnh đạo, quản lý đến những ngƣời điều hành trực tiếp từng bộ phận (trƣởng khối, tổ trƣởng bộ môn,… cần thể hiện đƣợc năng lực lãnh đạo, quản lý của mình).

Điều 8, quy định chuẩn Hiệu trƣởng cơ sở GD phổ thông, ban hành kèm theo thông tƣ 14/2018/TT-BGDĐT ngày 20/7/2018 của Bộ trƣởng Bộ GD&ĐT cũng đã quy định rất cụ thể về năng lực sử dụng ngoại ngữ (Tiếng Anh) và công nghệ thông tin.

1.5.2. Năng lực của đội ngũ giáo viên tiếng Anh

Trong đƣờng hƣớng dạy ngôn ngữ giao tiếp, GV môn Tiếng Anh, với vai trò ngƣời dạy học và nhà giáo dục, ngƣời cố vấn; ngƣời tham gia vào quá trình học tập; ngƣời học và ngƣời nghiên cứu nên phẩm chất, trình độ chuyên môn,

năng lực sƣ phạm, các kỹ năng ngôn ngữ của đội ngũ GV là yếu tố quyết định chất lƣợng DH, cũng nhƣ ảnh hƣởng không nhỏ tới công tác QL hoạt động DH tiếng Anh trong nhà trƣờng.

1.5.3. Cơ sở vật chất, đồ dùng, thiết bị dạy học, ứng dụng công nghệ thông tin

Cơ sở vật chất, đồ dùng, thiết bị dạy học và ứng dụng CNTT là một trong những thành tố của quá trình DH. Nếu không có thành tố này hoạt động DH nói chung không thể diễn ra một cách thuận lợi và đạt đƣợc hiệu quả cao. Quản lý tốt CSVC, ĐD, TBDH, ứng dụng CNTT mới phát huy đƣợc hiệu quả của chúng trong dạy và học.

Đối với QL hoạt động DH Tiếng Anh đáp ứng yêu cầu đổi mới GD, CSVC, ĐD, TBDH, ứng dụng CNTT càng có vai trò quan trọng trong việc tổ chức các hoạt động học tập tiếng Anh theo đƣờng hƣớng giao tiếp. Một phòng học tiếng Anh lý tƣởng (không tính đến phòng học chuyên dụng) là phòng học rộng với ít hơn 30 học sinh, đầy đủ đồ dùng DH, các thiết bị nghe nhìn và công nghệ thông tin.

1.5.4. Yếu tố “vùng miền” (đặc điểm kinh tế, chính trị, xã hội của địa phương)

Một trong những điều kiện để thực hiện đổi mới GD, thực hiện CTGDPT 2018 đƣợc xác định chính là xã hội hóa GD. Sự nghiệp đổi mới GD đƣợc xác định là sự nghiệp chung của Đảng, Nhà nƣớc và toàn dân. Để thực hiện đổi mới GD, thực hiện CTGDPT 2018 thành công cần phối hợp, huy động đa dạng các nguồn lực tham gia vào hoạt động GD.

Cũng nhƣ thế, các yếu tố mang tính “vùng miền” nhƣ tình hình phát triển kinh tế, chính trị, xã hội, trình độ dân trí, sự quan tâm của địa phƣơng ảnh hƣởng không nhỏ tới việc QL hoạt động DH tiếng Anh đáp ứng yêu cầu đổi mới GD. Việc QL hoạt động DH tiếng Anh, triển khai các hoạt động DH tiếng Anh, hoạt động ngoại khóa, hoạt động Câu lạc bộ tiếng Anh, mô hình “mỗi ngày một ngữ cảnh tiếng Anh”, “Chi đội ngoại ngữ”, “mỗi tuần một topic”, “học tiếng Anh qua bài hát”, “học tiếng Anh qua những bài thơ tự sáng tác” cho HS,… đƣơng nhiên sẽ thuận lợi hơn ở các khu vực thành thị và ngƣợc lại với khu vực nông thôn, vùng sâu, vùng xa.

Kết luận chƣơng 1

Trong thế giới hiện đại, khoa học công nghệ phát triển nhƣ vũ bão cùng với sự bùng nổ thông tin toàn cầu, ngoại ngữ có vai trò và vị trí quan trọng trong sự nghiệp giáo dục đào tạo và sự phát triển của đất nƣớc. Ngoại ngữ trong đó có Tiếng Anh trở thành yêu cầu tất yếu, là năng lực cần thiết của nguồn nhân lực trình độ cao.

Trƣớc bối cảnh đổi mới giáo dục, việc chuẩn bị cho áp dụng CT GDPT 2018 đã và đang đƣợc triển khai mạnh mẽ, rộng khắp trên cả nƣớc, công tác quản lý hoạt động dạy học môn Tiếng Anh cần đƣợc nghiên cứu nhằm đáp ứng những yêu cầu đổi mới đƣợc đặt ra. Mục tiêu cơ bản của hoạt động DH môn Tiếng Anh là giúp HS hình thành và phát triển năng lực giao tiếp thông qua rèn luyện các kỹ năng ngôn ngữ, đồng thời phát triển năng lực tƣ duy và nâng cao sự hiểu biết của HS về văn hoá, xã hội của các quốc gia trên thế giới.

Giá trị lý luận và thực tiễn của các nghiên cứu trên thế giới đã và đang đƣợc ứng dụng rộng khắp trong hoạt động dạy và học Tiếng Anh, tuy nhiên không thực sự có những nghiên cứu về lĩnh vực quản lý dạy học Tiếng Anh với vai trò quản lý dạy học ngoại ngữ. Công tác quản lý hoạt động dạy học môn Tiếng Anh trong giai đoạn hiện nay cần đƣợc nghiên cứu một cách sâu sắc để thực hiện một cách khoa học, có hệ thống và phù hợp từ xây dựng kế hoạch quản lý; tổ chức hoạt động dạy học; chỉ đạo điều hành hoạt động dạy học; kiểm tra, đánh giá hoạt động dạy học; và xác định các yếu tố ảnh hƣởng đến quản lý hoạt động DH tiếng Anh.

Chƣơng 2

THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC MÔN TIẾNG ANH Ở CÁC TRƢỜNG THCS HUYỆN HIỆP HÒA - TỈNH BẮC GIANG ĐÁP

ỨNG YÊU CẦU ĐỔI MỚI GIÁO DỤC 2.1. Khái quát về huyện Hiệp Hòa, tỉnh Bắc Giang

Về kinh tế - xã hội

Hiệp Hòa là huyện trung du nằm ở phía Tây - Nam của tỉnh Bắc Giang, diện tích tự nhiên 201.120 Km2, dân số 221.843 ngƣời. Huyện chia thành 26 đơn vị hành chính cấp xã.

Vị trí giao thƣơng của Hiệp Hòa khá thuận lợi, phía Đông giáp huyện Tân Yên, Việt Yên, phía Tây giáp huyện Sóc Sơn, thành phố Hà Nội, phía Nam giáp huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh, phía Bắc giáp huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên.

Hiệp Hòa cách thủ đô Hà Nội khoảng 60km theo quốc lộ 1A và 40km theo tỉnh lộ 296 hƣớng cầu Vát. Quốc lộ 37 chạy qua Hiệp Hòa dài 14km, nối huyện Hiệp Hòa với tỉnh Thái Nguyên.

Về Kinh tế: Hiệp Hòa phát triển theo hƣớng tăng dần tỷ trọng công nghiệp, dịch vụ và ngành nghề nông thôn, giảm tỷ trọng nông nghiệp.

Về giáo dục - đào tạo

Giáo dục - đào tạo huyện Hiệp Hòa đƣợc Huyện ủy, UBND huyện rất quan tâm chỉ đạo sát sao, cụ thể. Kết quả công tác GD&ĐT của huyện đƣợc đánh giá phát triển tích cực, ổn định; cơ sở vật chất, quy mô trƣờng, lớp hàng năm đƣợc đầu tƣ kiên cố, đảm bảo cho việc dạy và học của các nhà trƣờng.

Năm học 2018-2019, toàn huyện có 94 trƣờng học (trong đó 35 trƣờng Mầm non, 32 trƣờng Tiểu học, 24 trƣờng THCS và 03 trƣờng TH&THCS).

Kết quả GD - ĐT của huyện Hiệp Hòa năm học 2018-2019 (nguồn Báo cáo tổng kết năm học 2018-2019 của UBND huyện), đƣợc xếp thứ 4/10 huyện, thành phố của tỉnh Bắc Giang (tăng 4 bậc so với năm học trƣớc). Cụ thể các chỉ tiêu quan trọng: Chất lƣợng GD mũi nhọn các môn thi văn hóa đứng 1/10, các môn TDTT đứng thứ 3/10 huyện, thành phố; Điểm bình quân thi tuyển sinh THPT tăng so với năm học trƣớc.

Bên cạnh đó, GD - ĐT huyện Hiệp Hòa còn có một số hạn chế: Một số xã chƣa quan tâm công tác quy hoạch mạng lƣới trƣờng lớp. Điều kiện cơ sở vật chất, phòng học, phòng chức năng còn thiếu, chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu dạy và học, vẫn còn tình trạng quá tải sĩ số HS.Công tác chỉ đạo, quản lý ở một số đơn vị chƣa tốt.

Về hoạt động DH tiếng Anh ở các trƣờng THCS trong huyện:

Bậc học THCS có: 02 trƣờng hạng I; 18 trƣờng hạng II; 7 trƣờng hạng III. Tổng số lớp THCS của 27 nhà trƣờng là 385 lớp với 15.295 HS, và số GV là 714, tỷ lệ bằng 1,95 GV/lớp, còn thiếu biên chế 20 GV.

Đội ngũ GV tiếng Anh bậc THCS có tổng số 90 GV, trong đó 76 GV nữ (chiếm tỷ lệ 84,4%). Độ tuổi GV tiếng Anh dƣới 30 tuổi có 9 GV (10%), từ 31 đến 40 tuổi có 43GV (48%), còn lại từ 41 đến 50 tuổi là 38 GV (42%). Về trình độ đào tạo có 77GV có trình độ đại học, 13GV có trình độ cao đẳng. Về năng lực ngoại ngữ (theo khung 6 bậc), 98% GV đạt chuẩn, trên chuẩn. Về ứng dụng CNTT, có 48 GV(53%) có chứng chỉ tin học cơ bản.

Việc triển khai hoạt động dạy học tiếng Anh (năm học 2019 -2020):

Toàn huyện có 250 trên tổng số 385 lớp THCS (chiếm 65 %, trong đó 100% HS lớp 6 học chƣơng trình 10 năm) thực hiện chƣơng trình tiếng Anh 10 năm, còn lại 35% số lớp tiếp tục học chƣơng trình tiếng Anh 7 năm.

Có 24 trƣờng (trên tổng số 27 trƣờng) cùng lúc phải thực hiện hai chƣơng trình tiếng Anh (7 năm và 10 năm).Đây là một thực trạng gây khó khăn cho việc triển khai hoạt động dạy học và quản lý hoạt động dạy tiếng Anh.

Với 385 lớp và tổng số 15.295 HS, trung bình 39,7 HS / lớp, tỷ lệ HS trong một lớp nhƣ vậy là khá đông, không phải là điều kiện đảm bảo để triển khai tốt việc dạy và học tiếng Anh theo chƣơng trình mới.

2.2. Khảo sát, đánh giá thực trạng quản lý hoạt động dạy học môn Tiếng Anh ở các trƣờng trung học cơ sở huyện Hiệp Hòa, tỉnh Bắc Giang ở các trƣờng trung học cơ sở huyện Hiệp Hòa, tỉnh Bắc Giang

2.2.1. Mục đích khảo sát

Đánh giá thực trạng nhận thức của đội ngũ CBQL và GV về đổi mới giáo dục, về CTGDPT 2018 và những định hƣớng dạy học tiếng Anh trong CTGDPT 2018.

Đánh giá thực trạng QL dạy học môn Tiếng Anh THCS, nội dung, phƣơng pháp, những hình thức và biện pháp đã tiến hành trong hoạt động QL dạy học tiếng Anh ở các trƣờng THCS huyện Hiệp Hòa trong thời gian qua.

Qua khảo sát cũng xác định các yếu tố ảnh hƣởng, nguyên nhân của những hạn chế trong quản lý hoạt động dạy học môn Tiếng Anh ở các trƣờng THCS huyện Hiệp Hòa, tỉnh Bắc Giang hiện nay. Trên cơ sở xác định đúng nguyên nhân thực trạng làm cơ sở đề xuất các biện pháp khả thi nhằm khắc phục những tồn tại, hạn chế, nâng cao hiệu quả quản lý hoạt động dạy và học môn Tiếng Anh đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục hiện nay.

2.2.2. Nội dung khảo sát

Những nội dung tập trung khảo sát thực trạng bao gồm:

Thứ nhất, thực trạng hoạt động dạy và học tiếng Anh ở các trƣờng THCS ở huyện Hiệp Hòa, tỉnh Bắc Giang.

Thứ hai, thực trạng công tác quản lý DH tiếng Anh tại các trƣờng THCS ở huyện Hiệp Hòa, tỉnh Bắc Giang đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục.

Thứ ba, các yếu tố ảnh hƣởng đến QL hoạt động DH tiếng Anh ở các trƣờng THCS huyện Hiệp Hòa, tỉnh Bắc Giang đáp ứng yêu cầu đổi mới GD.

2.2.3. Phương pháp khảo sát và xử lý các kết quả

i)Phương pháp khảo sát: Phƣơng pháp quan sát, phƣơng pháp điều tra, phƣơng pháp chuyên gia, phƣơng pháp phỏng vấn, phƣơng pháp tổng kết kinh nghiệm, phƣơng pháp nghiên cứu sản phẩm hoạt động giáo dục; phƣơng pháp thống kê toán học; phƣơng pháp tính hệ số tƣơng quan thứ bậc Spearman.

ii) Thiết kế phiếu khảo sát: - Phiếu trưng cầu ý kiến:

+ Phiếu trưng cầu ý kiến dành cho CBQL (Hiệu trưởng, phó hiệu trưởng, tổ trưởng CM) và GV tiếng Anh về thực trạng các vấn đề liên quan QL hoạt động DH tiếng Anh gồm7 nội dung (phụ lục 1).

+ Phiếu trưng cầu ý kiến dành cho HS về thực trạng năng lực Tiếng Anh của HS và thực trạng tổ chức giờ học Tiếng Anh gồm 2 câu hỏi (phụ lục 2).

- Phỏng vấn sâu (Chuyên gia, CBQL, GV Tiếng Anh). + Đối với cán bộ QL (Phụ lục 3).

iii) Xử lý kết quả khảo sát: Khi xử lý các kết quả nghiên cứu thực trạng, chúng tôi tiến hành tính điểm trung bình cho 4 mức độ trong các phƣơng án trả lời của khách thể điều tra nhƣ sau:

+ Đánh giá cao (rất tốt, rất phù hợp, rất thƣờng xuyên, rất hợp lý, rất cần thiết, rất khả thi,…): 3 điểm.

+ Đánh giá khá (Khá, phù hợp, thƣờng xuyên, hợp lý, cần thiết, khả thi…): 2 điểm. + Đánh giá Trung bình (Trung bình, đôi khi, chƣa thật hợp lý, chƣa thật cần thiết, có khả thi…): 1 điểm.

+ Đánh giá thấp (Chƣa tốt, không phù hợp, không bao giờ, không hợp lý, , không cần thiết, không khả thi,…): 0 điểm.

Dựa trên điểm trung bìnhX , chúng tôi qui ƣớc: + Với X <0,75: Mức độ đánh giá thấp.

+ Với 0,75 X <1,5: Mức độ đánh giá trung bình. + Với 1,5 X < 2,25: Mức độ đánh giá khá cao. + Với 2,25  X 3: Mức độ đánh giá cao.

2.2.4. Thời gian tiến hành khảo sát

Thời gian tiến hành khảo sát: từ tháng 11/2019 đến tháng 3/2020.

2.2.5. Địa bàn và số lượng khảo sát

Ban giám hiệu 27 trƣờng có bậc THCS huyện Hiệp Hòa, tỉnh Bắc Giang: 52 ngƣời.

Tổ trƣởng chuyên môn và GV tiếng Anh các trƣờng THCS trên địa bàn huyện: 54 ngƣời.

HS các trƣờng THCS trên địa bàn huyện: Chọn ngẫu nhiên 20 HS/trƣờng.

2.3. Kết quả nghiên cứu, khảo sát

2.3.1. Thực trạng dạy học môn Tiếng Anh ở các trường trung học cơ sở huyện Hiệp Hòa, tỉnh Bắc Giang

2.3.1.1. Kết quả học tập môn Tiếng Anh của HS trung học cơ sở huyện Hiệp Hòa

Để tìm hiểu thực trạng học tiếng Anh của HS các trƣờng THCS trên địa bàn huyện Hiệp Hòa, chúng tôi tiến hành tổng hợp kết quả học tập môn tiếng Anh năm học 2018 - 2019 của 27 trƣờng THCS trên địa bàn (Theo nguồn báo cáo cuối năm của các trường THCS). Kết quả cụ thể trên tổng số 14.686HS.

Số HS đạt Giỏi: 2.141 Tỷ lệ: 14,6 % Số HS đạt Khá: 5.730 Tỷ lệ: 39 % Số HS đạt Trung bình: 6.008 Tỷ lệ: 40,9 % Số HS đạt Yếu: 793 Tỷ lệ: 5,4 % Số HS đạt Kém: 15 Tỷ lệ: 0,1 %

Đây là một kết quả rất đáng khích lệ đối với hoạt động dạy học tiếng Anh của HS phổ thông hiện nay. Kết quả trên cơ bản cập với mặt bằng kết quả chung của các trƣờng trên địa bàn tỉnh Bắc Giang.

Tuy nhiên, trao đổi với nhiều GV tiếng Anh, và HS chúng tôi đƣợc biết thực tế là HS ở bậc THCS còn rất hạn chế về các kỹ năng giao tiếp bằng tiếng Anh. Để làm r nội dung này, tác giả tiến hành khảo sát HS của các trƣờng THCS (những HS đang đƣợc học chƣơng trình Tiếng Anh 10 năm) về kết quả học tập tiếng Anh, bảng 2.1.

Bảng 2.1. Kết quả khảo sát thực trạng các kỹ năng tiếng Anh của HS

TT Nội dung

Tự đánh giá của học sinh (540 phiếu) Kết quả thực hiện X Tốt Khá TB Chƣa đạt TS % TS % TS % TS % 1 Kỹ năng nghe 23 4.26 67 12.4 160 29.6 290 53.7 0.67 2 Kỹ năng nói 16 2.96 54 10 154 28.5 316 58.5 0.57 3 Kỹ năng đọc 34 6.3 132 24.4 244 45.2 130 24.1 1.13 4 Kỹ năng viết 50 9.26 102 18.9 264 48.9 124 23 1.14 5 Kiến thức ngôn ngữ 78 14.4 116 21.5 208 38.5 138 25.6 1.25 Trung bình 0.95

Qua bảng 2.1, kết quả khảo sát trên cho thấy, HS tự đánh giá thực trạng kỹ năng nghe (X = 0,67) và kỹ năng nói (X = 0,57) còn yếu (Mức đánh giá thấp), số HS tự tin về kỹ năng nghe, nói chiếm tỷ lệ thấp (16,66% đối với kỹ năng nghe và 12,96% với kỹ năng nói); Trên 50% số HS cho rằng kỹ năng nghe, nói của mình chƣa đạt yêu cầu. Bên cạnh đó, kết quả chung HS đánh giá kết quả học tập môn Tiếng Anh (tổng thể các kỹ năng và kiến thức ngôn ngữ)ở mức trung bìnhX

thông hiện nay. Đó là sự chuyển hƣớng dạy kiến thức ngôn ngữ sang rèn luyện kỹ năng giao tiếp cho học sinh chƣa mạnh, đƣờng hƣớng giao tiếp chƣa đƣợc thực hiện triệt để, đồng bộ từ dạy, học đến kiểm tra, đánh giá.

2.3.1.2. Kết quả khảo sát chất lượng giờ dạy môn Tiếng Anh ở các trường trung

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động dạy học môn tiếng anh ở các trường THCS huyện hiệp hòa, tỉnh bắc giang đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục​ (Trang 43)