.1 Hiện trạng phân bố ngành nghề nông thôn huyện Củ Chi

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đề xuất mô hình quản lý môi trường dựa vào cộng đồng cho làng nghề sản xuất bánh tráng tại xã phú hòa đông huyện củ chi (Trang 71 - 76)

Tính đến nay trên địa bàn huyện Củ Chi hiện có tổng cộng 04 làng nghề đang hoạt động gồm làng nghề mành trúc Tân Thông Hội, làng nghề bánh tráng Phú Hịa Đơng, làng nghề đan đát Thái Mỹ và làng nghề sinh vật cảnh Trung An nhƣng mới chỉ có 02 làng nghề đƣợc công nhận là làng nghề đan đát Thái Mỹ và làng nghề bánh tráng Phú Hịa Đơng. Riêng đối với làng nghề sinh vật cảnh xã Trung An hiện khơng cịn hoạt động mạnh mẽ nhƣ trƣớc, phần lớn các hộ nuôi cá cảnh đã khơng cịn hoạt động, một số hộ trồng cây cảnh chủ yếu là trồng lan thì hoạt động cầm chừng và rải rác cung ứng chủ yếu ở thị trƣờng nội địa. Nhóm này gồm các nghề nhƣ sản xuất bánh tráng, bún, hủ tiếu,... Nổi tiếng nhất có thể kể đến là làng nghề bánh tráng Phú Hịa Đơng (chủ yếu gồm có 66 hộ tráng bằng máy). Sơ đồ quy trình cơng nghệ của nghề này nhƣ Hình 4.2.

Hình 4.2 Sơ đồ quy trình nghề sản xuất bánh tráng [6] Gạo Ngâm Nƣớc Xay Lọc Trộn (khuấy) Bột mì, phụ gia Cặn Nƣớc thải Tro Khói thải Tráng, hấp, sấy bằng thiết bị bán tự động (không phải tất cả cơ sở) Tráng Hấp Phơi Cắt Sản phẩm Lò hơi Nƣớc Củi/than Nƣớc Phế phẩm Phế phẩm Thức ăn (1) Chăn nuôi (không phải tất cả cơ sở) Cặn, phế phẩm Biogas (không phải tất cả cơ sở) Hầm chứa nƣớc thải tự thấm Hầm chứa phân (1) HTXLNT (1 số cơ sở) Nƣớc thải vệ sinh Sản phẩm chăn nuôi

Để xác định đƣợc thành phần, tính chất các nguồn thải phát sinh tại các cơ sở sản xuất trong các làng nghề trên địa bàn TP.HCM, học viên kết hợp với nhóm thực hiện đề tài do GS.TS Lê Thanh Hải làm chủ nhiệm đã tiến hành đo đạc, lấy mẫu, phân tích các nguồn thải, kết quả cho thấy: Nƣớc thải phát sinh có nồng độ BOD5 từ 472-2.132 mg/L, COD từ 938-4.930 mg/L, TSS từ 316-1.098 mg/L[6]. Khí thải phát sinh chủ yếu tại các làng nghề có sử dụng nhiên liệu đốt nhƣ làng nghề sản xuất bánh tráng, bún với nồng độ bụi và CO vƣợt quy chuẩn cho phép (bụi từ 157- 671 mg/m3, CO từ 1.870-2.460 mg/m3). Một số hộ kết hợp chăn nuôi (heo) phát sinh mùi hơi, nồng độ các khí NH3 từ 22-287 mg/m3, H2S từ 3-38 mg/m3, THC từ 7-87 mg/m3. Vấn đề BVMT làng nghề đáng quan tâm nhất là khí thải và nƣớc thải, tuy nhiên hiện nay hầu hết các cơ sở đều chƣa có hệ thống xử lý phù hợp đạt quy chuẩn của Bộ TNMT. Do vậy cần phải có mơ hình và giải pháp phù hợp nhằm BVMT cho làng nghề này.

4.2.2 Xây dựng mơ hình BVMT dựa vào cộng đồng cho làng nghề

Nghiên cứu này đã xây dựng mơ hình BVMT cho làng nghề này theo quy tắc „7C1A‟ nhƣ sau:

Chữ C thứ 1 là „Cùng tham gia ngay từ đầu‟: Trƣớc tiên tiến hành họp các hộ trong làng nghề và phổ biến về chƣơng trình BVMT làng nghề đang đƣợc triển khai theo nguyên tắc thứ 1 „Cùng tham gia ngay từ đầu‟, ngồi ra nhóm tƣ vấn cịn tiến hành khảo sát chi tiết và phổ biến các tác động mơi trƣờng của q trình sản xuất bánh tráng cũng nhƣ các văn bản pháp luật về BVMT liên quan mà các hộ trong làng nghề phải tuân thủ. Quá trình này đảm bảo đƣợc nguyên tắc „Cùng hiểu đúng, đầy đủ các tác động môi trƣờng của hoạt động sản xuất‟.

Chữ C thứ 2 là „Cùng hiểu đúng, đầy đủ các tác động môi trƣờng của hoạt động sản xuất‟. Với sự điều phối của chính quyền địa phƣơng, các tổ chức tƣ vấn thì các vấn đề mơi trƣờng, tác động môi trƣờng của ngành nghề cần phải đƣợc chỉ ra để các hộ trong làng nghề am hiểu đƣợc đầy đủ và rõ ràng các vấn đề liên quan đến ngành nghề của mình.

Chữ C thứ 3 là „Cùng xây dựng qui chế, qui ƣớc‟: Nhóm tƣ vấn phối hợp với địa phƣơng xây dựng quy chế và Bản quy ƣớc BVMT là bản cam kết BVMT của làng nghề nhằm thể hiện các cam kết cần thực hiện của các hộ dân trong làng nghề để ngăn ngừa và BVMT. Học viên xây dựng bản Quy ƣớc BVMT theo Thông tƣ số 31/2016/TT-BTNMT về bảo vệ môi trƣờng cụm công nghiệp, khu kinh doanh, dịch vụ tập trung, làng nghề và cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ của Bộ Tài nguyên và Môi trƣờng ngày 14 tháng 10 năm 2016. Các văn bản này đƣợc đem ra thảo luận với các hộ dân trong làng nghề và thống nhất trƣớc khí ban hành.

Chữ C thứ 4 là Cùng bầu ra các thành viên TTQ: Tiếp theo tổng hợp các ý kiến đóng góp của ngƣời dân trong ấp về các tiêu chí cần và đủ để lựa chọn ngƣời tham gia tổ tự quản, xác định các tiêu chí đó là: Nhiệt tình, trách nhiệm, có uy tín, tính cộng đồng cao, có thời gian… Nên xác định lựa chọn những ngƣời có uy tín nhƣ trƣởng ban làng nghề mỗi ấp, phó ban làng nghề mỗi ấp,…Dựa trên đề xuất của ban ngành cấp ấp và ngƣời dân chọn các thành viên đáp ứng đƣợc các tiêu chí trên tham gia vào tổ tự quản BVMT. Thành viên tổ tự quản BVMT cùng ngƣời dân trong ấp bầu ra ban quản lý tổ bao gồm: 1 tổ trƣởng và 1 tổ phó và 01 thƣ ký. Cơ cấu TTQ đảm bảo quy tắc không quá 10 ngƣời, các hộ dân quyết định chọn 07 ngƣời tham gia TTQ, gồm có 01 tổ trƣởng (Phó chủ nhiệm HTX); 01 tổ phó (thành viên làng nghề nợi triển khai mơ hình thí điểm); 01 thƣ ký (chọn lựa từ các thành viên khác của TTQ); 04 thành viên (là những hộ làm nghề tích cực trong cơng tác cộng đồng). Tổ tự quản về bảo vệ môi trƣờng tại làng nghề làng nghề sản xuất bánh tráng xã Phú Hịa Đơng đã đƣợc thành lập theo Quyết định số 222-QĐ/UBND ngày 08 tháng 11 năm 2017 của UBND xã Phú Hịa Đơng.

Chữ C thứ 5 là Có khơng q 10 thành viên TTQ : Thông qua hoạt động của đề tài, TTQ BVMT tại làng nghề làng nghề bánh tráng xã Phú Hịa Đơng đã đƣợc thành lập theo Quyết định số 222-QĐ/UBND ngày 08 tháng 11 năm 2017 của UBND xã Phú Hịa Đơng. TTQ gồm 7 thành viên gồm 01 tổ trƣởng, 01 tổ phó, 01 thƣ ký và 04 thành viên.

Hình 4.3 Đại diện UBND xã Phú Hịa Đơng trao quyết định thành lập TTQ BVMT làng nghề cho đại diện TTQ

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đề xuất mô hình quản lý môi trường dựa vào cộng đồng cho làng nghề sản xuất bánh tráng tại xã phú hòa đông huyện củ chi (Trang 71 - 76)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(134 trang)