Đặc điểm tự nhiên, kinh tế, xã hội và các cơ quan chuyên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) công khai, minh bạch, trách nhiệm giải trình trong tổ chức, hoạt động của cơ quan hành chính nhà nước từ thực tiễn UBND huyện đồng hỷ, tỉnh thái nguyên (Trang 28 - 31)

thuộc UBND huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên

2.1.1. Đặc điểm tự nhiên, kinh tế, xã hội của huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên Thái Nguyên

Đồng Hỷ là một huyện miền núi phía đông bắc tỉnh Thái Nguyên. Diện tích 427.73 km2, dân số 88.439 người. Trụ sở Quân khu 1 đóng trên địa bàn. Đồng Hỷ giáp huyện Chợ Mới tỉnh Bắc Kạn ở phía bắc, huyện Võ Nhai về phía đông bắc; giáp huyện Phú Lương về phía tây; giáp thành phố Thái Nguyên và huyện Phú Bình về phía nam và giáp huyện Yên Thế thuộc tỉnh Bắc Giang về phía đông. Huyện Đồng Hỷ có 15 đơn vị hành chính trực thuộc, bao gồm 13 xã: Cây Thị, Hóa Thượng, Hóa Trung, Hòa Bình, Hợp Tiến, Khe Mo, Minh Lập, Nam Hòa, Quang Sơn, Tân Lợi, Tân Long, Văn Hán, Văn Lăng và 2 thị trấn: Trại Cau, Sông Cầu.

Huyện Đồng Hỷ có nguồn tài nguyên thiên nhiên và tài nguyên khoáng sản vô cùng phong phú như: Toàn huyện có 26.448 ha rừng, trong đó rừng tự nhiên 14.432,2 ha, rừng trồng 7.146,6 ha. Ngoài ra huyện còn 4.869,2 ha rừng chưa trồng, chủ yếu là đất trống đồi núi trọc. Bên cạnh đó trữ lượng khoáng sản cũng rất lớn tập trung tại cụm mỏ sắt Trại Cau khoảng 20 triệu tấn và mỏ Linh Sơn 1-3 triệu tấn. Ngoài ra còn có nhiều khoáng sản vật liệu xây dựng như: đá xây dựng, đất sét, đá vụn, cát sỏi, đá Carbuat, Dolomit... Hệ thống giao thông đa dạng, 15 xã, thị trấn có đường ô tô đến trung tâm. 100% số xã,

thị trấn trong huyện đã được trang bị điện thoại cũng tạo điều kiện cho kinh tế và xã hội của huyện Đồng Hỷ ngày càng phát triển và hội nhập.

Huyện Đồng Hỷ đã có những cơ chế chính sách phát triển kinh tế nhằm huy động mạnh mẽ các nguồn lực, tăng trưởng kinh tế theo cơ cấu: Công nghiệp - dịch vụ - nông, lâm nghiệp; chuyển dịch theo hướng nâng tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ. Trú trọng đầu tư cơ sở hạ tầng; nâng cao chất lượng cuộc sống, mức hưởng thụ văn hoá trong nhân dân; đảm bảo quốc phòng - an ninh, giữ vững ổn định chính trị, trật tự an toàn xã hội. Tiếp tục nâng cao năng lực lãnh đạo, tăng cường hiệu lực, hiệu quả quản lý của chính quyền các cấp; phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân trong xây dựng, bảo vệ và phát triển huyện Đồng Hỷ thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước. Trong giai đoạn 2012-2017 đã đạt được những kết quả cao. Tốc độ tăng trưởng kinh tế (GDP) hàng năm đạt 13% trở lên. Trong đó: Công nghiệp - xây dựng tăng 17,98%; dịch vụ tăng 12,41%; nông nghiệp tăng 4,1%. Cơ cấu kinh tế đến năm 2017 của huyện đạt được như sau: Công nghiệp - xây dựng 50,76%; dịch vụ 33,65%; nông, lâm nghiệp 15,59%. Sản lượng lương thực đến năm 2017 đạt 39.000 tấn; trồng chè giống mới 350 ha, sản lượng chè búp tươi đạt 28.500 tấn; giá trị gieo trồng đạt bình quân 85 triệu đồng/ha; đàn trâu 10.000 con, đàn bò 5.000 con. Thu cân đối ngân sách hàng năm tăng bình quân 20% trở lên (không bao gồm thu cấp quyền sử dụng đất); GDP bình quân đầu người đến năm 2017 là 50,4 triệu đồng/người/năm. Giữ vững phổ cập tiểu học đúng độ tuổi và phổ cập giáo dục trung học cơ sở. Năm 2017 có trên 80% số xã, thị trấn phổ cập giáo dục bậc trung học và 80% trường học đạt chuẩn quốc gia; 10% trở lên đạt chuẩn quốc gia mức độ 2. Giải quyết việc làm mới hàng năm từ 1.800 đến 2.000 lao động. Giảm tỷ lệ hộ nghèo 2,5% hàng năm [31].

hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2016-2020, huyện Đồng Hỷ tiến hành phát triển công nghiệp đa ngành, đa lĩnh vực, chú trọng chất lượng tăng trưởng; khuyến khích mọi thành phần kinh tế đầu tư phát triển sản xuất trên địa bàn. Đẩy nhanh tốc độ phát triển công nghiệp, đồng thời với nâng cao khả năng cạnh tranh của sản phẩm, nâng cao hiệu quả sản xuất và sức cạnh tranh của các thành phần kinh tế. Đổi mới cơ cấu và đa dạng hoá sản phẩm, xây dựng và phát triển các ngành công nghiệp chủ lực, mũi nhọn, như: Công nghiệp khai thác và chế biến khoáng sản, khai thác sản xuất vật liệu xây dựng... Phát triển dịch vụ theo hướng đa dạng và nâng cao chất lượng hoạt động với nhiều thành phần kinh tế tham gia đáp ứng yêu cầu sản xuất, kinh doanh và đời sống nhân dân. Xây dựng cơ sở hạ tầng, nâng cao chất lượng hoạt động của các loại hình dịch vụ, trong đó tập trung vào các lĩnh vực có lợi thế, đóng góp nhiều cho tăng trưởng kinh tế, đáp ứng nhu cầu xã hội. Bên cạnh đó không ngừng nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, thực hiện tốt đổi mới về nội dung, phương pháp dạy và học, đẩy mạnh xã hội hoá giáo dục. Tích cực thực hiện cuộc vận động "Nói không với tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục". Giữ vững phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi và phổ cập THCS. Xoá dần khoảng cách chênh lệch về chất lượng giáo dục giữa các vùng trong huyện. Tiếp tục tăng cường xây dựng các trường chuẩn Quốc gia; thực hiện kịp thời đạt hiệu quả, đúng kế hoạch về đầu tư xây dựng trường học, nhà công vụ thuộc chương trình kiên cố hoá trường lớp học, nhà công vụ giai đoạn 2008-2012; từng bước hoàn thiện hệ thống trường, lớp. Đẩy mạnh xã hội hóa giáo dục. Quan tâm đầu tư xây dựng cơ sở vật chất trường lớp học, trang thiết bị hiện đại phục vụ cho hoạt động dạy và học trong các nhà trường. Phát triển và nâng cao chất lượng khám chữa bệnh, chăm sóc sức khoẻ cho nhân dân được. Quan tâm đào tạo, nâng cao trình độ đội ngũ cán bộ làm công tác y tế, nâng cao y đức và trình độ của cán bộ y tế. Tăng cường

công tác kiểm tra quản lý hành nghề y dược tư nhân, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Thực hiện tốt chương trình y tế Quốc gia[06].

2.1.2. Các cơ quan chuyên môn thuộc UBND huyện

Thực hiện Nghị quyết số 37/2014/NĐ-CP ngày 05/5/2014 của Chính phủ quy định tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc UBND huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, UBND huyện đã ban hành các Quyết định về việc giao chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức cho 13 cơ quan chuyên môn thuộc UBND huyện.

Đến nay, UBND huyện Đồng Hỷ có 13 cơ quan chuyên môn thực hiện chức năng quản lý nhà nước, 8 đơn vị sự nghiệp trực thuộc UBND huyện và 54 đơn vị sự nghiệp giáo dục (17 trường Mầm non, 21 trường Tiểu học, 15 trường THCS và 01 trường phổ thông dân tộc nội trú THCS).

Trên cơ sở các văn bản của Trung ương, của tỉnh, UBND huyện đã thực hiện công tác quản lý, sử dụng cán bộ, công chức, viên chức đảm bảo theo đúng quy định. Hàng năm, trên cơ sở số lượng chỉ tiêu biên chế được UBND tỉnh giao, căn cứ chức năng, nhiệm vụ và quy chế hoạt động của các đơn vị, UBND huyện phân bổ chỉ tiêu biên chế cho từng đơn vị. Số biên chế đã giao đều đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ của các đơn vị.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) công khai, minh bạch, trách nhiệm giải trình trong tổ chức, hoạt động của cơ quan hành chính nhà nước từ thực tiễn UBND huyện đồng hỷ, tỉnh thái nguyên (Trang 28 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)