Tăng cường công khai, minh bạch, trách nhiệm giải trình đáp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) công khai, minh bạch, trách nhiệm giải trình trong tổ chức, hoạt động của cơ quan hành chính nhà nước từ thực tiễn UBND huyện đồng hỷ, tỉnh thái nguyên (Trang 69 - 72)

3.1. Phƣơng hƣớng đảm bảo tiếp tục thực hiện công khai, minh

3.1.2. Tăng cường công khai, minh bạch, trách nhiệm giải trình đáp

ứng theo yêu cầu đảm bảo quyền con người, quyền công dân

Ngay tại văn bản có hiệu lực pháp lý cao nhất của nước ta là Hiến pháp năm 2013 đã ghi nhận:

Nhà nước bảo đảm và phát huy quyền làm chủ của Nhân dân; công nhận, tôn trọng, bảo vệ và bảo đảm quyền con người, quyền công dân; thực hiện mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh, mọi người có cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc, có điều

kiện phát triển toàn diện.

Quy định này đã khẳng định rằng mọi công dân đều có quyền làm chủ đất nước và chỉ có thể thực hiện quyền này khi người dân được tiếp cận công lý Sự tham gia của nhân dân vào quản lý nhà nước sẽ làm cho các quyết định và chính sách của nhà nước được ban hành sát với thực tế, đồng thời là cơ sở tăng cường tính minh bạch của hệ thống cơ quan nhà nước. Sự tham gia của nhân dân trong quản lý nhà nước không chỉ được thực hiện thông qua cơ quan dân biểu, các đại diện do nhân dân bầu ra mà còn được thực hiện trực tiếp qua trưng cầu dân ý, qua đối thoại trực tiếp, qua các phương tiện thông tin đại chúng để nhân dân bày tỏ với chính quyền.

Tăng cường sự giám sát của công dân đối với hoạt động của các cơ quan nhà nước có thể bằng nhiều hình thức, như: giám sát của cơ quan dân biểu, qua giám sát của Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị - xã hội mà công dân tham gia sinh hoạt, qua đối thoại trực tiếp giữa công dân với cơ quan nhà nước và cán bộ, công chức có thẩm quyền.

Thực hiện Chỉ thị số 03-CT/TW ngày 18/02/1998 của Bộ Chính trị (khóa VII) về xây dựng và thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở đề ra quan điểm đặt việc phát huy quyền làm chủ của nhân dân ở cơ sở trong cơ chế tổng thể của hệ thống chính trị “Đảng lãnh đạo, nhà nước quản lý, nhân dân làm chủ”. Coi trọng cả ba mặt nói trên, không vì một mặt mà coi nhẹ, hạ thấp các mặt khác, gắn quá trình xây dựng và thực hiện quy chế dân chủ với công tác cải cách hành chính, sửa đổi những cơ chế, chính sách về thủ tục hành chính không còn phù hợp.

Quy định quyền của mọi người dân được biết, được thông tin về chủ trương của Đảng, chế độ, chính sách, pháp luật của nhà nước, nhất là những vấn đề liên quan trực tiếp đến đời sống của nhân dân; có chế độ và hình thức báo cáo công khai trước dân những công việc của chính quyền.

Quy định những nội dung nhân dân được bàn bạc và tham gia ý kiến vào các chủ trương, chính sách, nhiệm vụ và công tác cán bộ, công tác xây dựng cơ quan, đơn vị; những ý kiến đóng góp của cán bộ, công chức, viên chức và nhân dân phải được người có thẩm quyền tiếp thu, xem xét, cân nhắc trước khi ra quyết định.

Quy định những vấn đề nhân dân bàn và quyết định dân chủ, những việc liên quan trực tiếp đến lợi ích, đời sống của dân trên địa bàn. Chính quyền tổ chức thực hiện theo ý kiến của đa số nhân dân, có sự giám sát của nhân dân, của chính quyền.

Quy định những nội dung nhân dân trực tiếp và thông qua Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể, ban thanh tra nhân dân để kiểm tra, giám sát hoạt động của chính quyền, của cán bộ, công chức, viên chức nhà nước.

Quy định việc mở rộng các hình thức tổ chức tự quản để nhân dân, cộng đồng dân cư tự bàn bạc xây dựng và thực hiện hương ước, quy ước.

Quy định về trách nhiệm của người đứng đầu, trách nhiệm của cán bộ, công chức, viên chức và nhân dân về việc xây dựng và thực hiện dân chủ và các nhiệm vụ ở cơ sở. Trách nhiệm và tổ chức tốt việc tiếp dân, giải quyết khiếu nại, tổ chức và trả lời những kiến nghị, đề xuất của nhân dân ở cơ sở; nghiêm cấm hành vi trù dập người khiếu nại, tổ cáo.

Quy định về trách nhiệm của tổ chức, người đứng đầu cơ quan, đơn vị, định kỳ (sáu tháng, một năm) báo cáo công việc trước dân, phải tự phê bình và tổ chức để nhân dân ở cơ sở góp ý kiến, đánh giá, phê bình; nghiêm túc tiếp thu những ý kiến đóng góp của nhân dân.

Để thực hiện những nội dung trên, trên cơ sở các quy định của Hiến pháp, pháp luật và các văn bản quy phạm pháp luật về thực hiện quyền làm chủ của nhân dân, các loại hình cơ sở cần cụ thể hóa các nội dung, hình thức thực hiện dân chủ cho sát với đặc điểm tỉnh hình của cơ quan, đơn vị, cơ sở

để tổ chức thực hiện có hiệu quả.

Cấp quyết định xây dựng và ban hành các quy chế thực hiện dân chủ ở cơ sở là do chính quyền cơ sở và người đứng đầu cơ quan, đơn vị quyết định ban hành. Việc xây dựng các quy chế, quy định cần phải được thảo luận dân chủ và phù hợp với những quy định của pháp luật. Quy chế dân chủ cũng thường xuyên được rà soát, sửa đổi, bổ sung cho phù hợp với tình hình thực tiễn.

Tổ chức Đảng, chính quyền, cán bộ lãnh đạo, đảng viên phải gương mẫu, đi đầu trong việc thực hiện các nội quy, quy định về thực hiện dân chủ ở cơ sở; các quy ước, hương ước ở thông, bản, tổ dân phố. Cán bộ, đảng viên là lãnh đạo trong các tổ chức thuộc hệ thống chính trị phải gương mẫu tự phê bình và phê bình nghiêm túc trong đảng bộ và nhân dân.

Xây dựng và thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở phải thực hiện từng bước vững chắc, làm thường xuyên, làm có hiệu quả trong từng lĩnh vực, từng loại hình cơ sở; chống tư tưởng xem nhẹ, làm lướt, đối phó và làm hình thức.

Hàng năm, tổng kết, khen thưởng những nơi làm có hiệu quả; phê bình những nơi làm kém, xem xét, kỷ luật đối với những người không triển khai, không thực hiện, hoặc vi phạm quy chế thực hiện dân chủ ở cơ sở.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) công khai, minh bạch, trách nhiệm giải trình trong tổ chức, hoạt động của cơ quan hành chính nhà nước từ thực tiễn UBND huyện đồng hỷ, tỉnh thái nguyên (Trang 69 - 72)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)