khai, minh bạch trong tổ chức, hoạt động trong tổ chức và hoạt động của cơ quan hành chính nhà nƣớc tại huyện Đồng Hỷ
2.3.1. Ưu điểm
Trong thời gian qua, nhận thức rõ tầm quan trọng của công khai, minh bạch trong tổ chức và hoạt động của cơ quan hành chính nhà nước, đồng thời nắm bắt rõ chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của nhà nước, lãnh đạo huyện Đồng Hỷ đã chỉ đạo các phòng ban, UBND các xã, thị trấn trên địa bàn huyện thực hiện nghiêm túc các quy định về công khai, minh bạch, về trách nhiệm của người đứng đầu trong việc cung cấp các thông tin cho các cá nhân, đơn vị theo quy định của pháp luật.
Với phương châm “Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra” đã được các xã, thị trấn triển khai thực hiện tốt, tạo điều kiện phát huy quyền làm chủ của nhân dân trong mọi lĩnh vực. Đặc biệt là trưởng thôn, tổ trưởng dân phố đã thực hiện tốt các quy định về thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở nên đã huy động được sức mạnh của toàn dân trong việc tham gia xây dựng kết cấu hạ tầng cơ sở; động viên, phát huy quyền làm chủ của nhân dân trong xây dựng đời sống văn hóa, xây dựng nếp sống văn minh đô thị, xây dựng nông thôn mới. Các cấp chính quyền đã tập trung chỉ đạo triển khai thực hiện công khai hoá các thủ tục hành chính, công khai các khoản đóng góp của dân, phát huy tối đa quyền dân chủ của nhân dân tham gia bàn bạc giải quyết những vấn đề
liên quan đến quyền lợi trực tiếp của nhân dân như: làm đường bê tông, kiên cố hoá kênh mương, xã hội hoá giáo dục. Công tác tiếp dân, giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo của công dân được tăng cường. Việc thực hiện cơ chế "một cửa" tiếp công dân đảm bảo thực hiện đúng quy định đặc biệt là những vấn đề giải quyết liên quan trực tiếp đến lợi ích của người dân như: quản lý đô thị, quản lý đất đai, bồi thường giải phóng mặt bằng, cải cách thủ tục hành chính...được thực hiện có nhiều chuyển biến tích cực, củng cố niềm tin của nhân dân đối với Đảng và chính quyền các cấp, dân chủ ngày càng được mở rộng tạo thuận lợi để nhân dân tham gia đóng góp ý kiến xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền trong sạch, vững mạnh.
Việc thực hiện cơ chế một cửa theo Quyết định số 93/2007/QĐ-TTg ngày 22/6/2007 của Thủ tướng Chính phủ trên địa bàn huyện đã góp phần tạo thuận lợi cho cá nhân, tổ chức trong việc giao dịch với cơ quan hành chính, làm thay đổi cơ bản mối quan hệ giữa chính quyền và người dân, tổ chức theo hướng hành chính phục vụ, tạo thuận lợi cho người dân, doanh nghiệp khi đến giao dịch với cơ quan hành chính. Qua đó giảm được tình trạng cá nhân, tổ chức phải đi lại nhiều lần để giải quyết công việc, tiết kiệm được chi phí và thời gian; tạo cơ chế phối hợp chặt chẽ trong hoạt động của cơ quan hành chính; hạn chế tiêu cực trong đội ngũ cán bộ, công chức.
Công tác quản lý đội ngũ cán bộ, công chức đã được chú trọng theo hướng rõ về trách nhiệm, thẩm quyền quản lý đội ngũ cán bộ, công chức hành chính. Thẩm quyền và trách nhiệm trong bổ nhiệm, sử dụng, khen thưởng, kỷ luật cán bộ, công chức cũng đã được xác định rõ cho người đứng đầu các cơ quan hành chính và thủ trưởng các đơn vị sự nghiệp. Đặc biệt, thẩm quyền và trách nhiệm của người đứng đầu các đơn vị sự nghiệp được cụ thể, phù hợp với các cơ chế đã có về quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm của các đơn vị sự nghiệp.
Việc khuyến khích cán bộ theo học các khoá đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, lý luận chính trị và công tác nâng ngạch đối với chuyên viên, chuyên viên chính và các ngạch tương đương tiếp tục được triển khai thực hiện, qua đó tạo ra sự thay đổi tích cực góp phần nâng cao chất lượng của đội ngũ cán bộ, công chức.
2.3.2. Hạn chế và những vấn đề cần khắc phục
Bên cạnh những kết quả đạt đươc, những năm qua, việc thực hiện công khai, minh bạch trong tổ chức và hoạt động của cơ quan hành chính nhà nước tại huyện Đồng Hỷ còn bộc lộ một số tồn tại: Sự quan tâm, chỉ đạo của cấp ủy Đảng, chính quyền một số xã, thị trấn về công tác công khai, minh bạch còn chưa thường xuyên, công tác rà soát văn bản quy phạm pháp luật, rà soát các thủ tục hành chính của các đơn vị chưa được thường xuyên, liên tục; một số cán bộ, công chức ở các cơ quan, đơn vị, các xã, thị trấn tinh thần trách nhiệm, tận tụy với công việc chưa cao; nhận thức trong đội ngũ cán bộ, công chức không đồng đều, thiếu chủ động, sáng tạo trong quá trình giải quyết công việc. Còn có cán bộ trong quá trình giải quyết công việc cho tổ chức và công dân còn có biểu hiện gây phiền hà, sách nhiễu.
Cơ sở vật chất, phòng làm việc của bộ phận tiếp nhận và trả kết quả nhìn chung chưa đảm bảo quy định: diện tích phòng làm việc chật hẹp, trang thiết bị phục vụ chuyên môn còn thiếu; việc giải quyết các thủ tục hành chính ở một số cơ quan đơn vị một số vụ việc còn chậm chưa đảm bảo thời gian quy định.
Ở cấp huyện một số lĩnh vực như: Lao động & TBXH, Tư pháp… chưa thực hiện theo cơ chế một cửa, hiện đang thực hiện tại các phòng, ban chuyên môn.
Ở cấp xã, thị trấn lĩnh vực văn hóa xã hội thực hiện theo cơ chế một cửa còn ít, chưa có cán bộ chuyên quản, theo dõi, đôn đốc cán bộ chuyên môn thực hiện theo giấy hẹn.
Một số đơn vị còn chưa thường xuyên quan tâm đến công tác rà soát, kiểm soát các TTHC. Việc công khai hóa các thủ tục, thời gian giải quyết, phí, lệ phí, niêm yết các quy trình thủ tục giải quyết công việc ở một số đơn vị thực hiện chưa nghiêm. Hệ thống sổ sách theo dõi, tinh thần trách nhiệm và năng lực của một số cán bộ, công chức được phân công làm việc tại bộ phận một cửa còn hạn chế, chưa đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ được giao dẫn đến việc các tổ chức và công dân phải đi lại nhiều lần. Công tác phối hợp giải quyết công việc giữa các cơ quan, đơn vị có liên quan và UBND cấp xã chưa linh hoạt, nhịp nhàng còn mang tính thụ động.
Hình thức công khai, minh bạch chủ yếu là báo cáo nộp lên cơ quan cấp trên và các chủ thể khác theo quy định và công bố tại cuộc họp cơ quan, đơn vị. Cơ chế giám sát của cơ quan dân cử, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị - xã hội đối với hoạt động của các cơ quan nhà nước, đơn vị hành chính còn có phần mang tính hình thức; chưa có cơ chế đủ mạnh để đảm bảo cho Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể giám sát hoạt động của chính quyền trên thực tế một các thực chất.
2.3.3. Nguyên nhân
Cấp uỷ, chính quyền của một số đơn vị chưa thường xuyên quan tâm đến việc thực hiện công khai, minh bạch, đặc biệt là trong việc giải quyết thủ tục hành chính và việc thực hiện cơ chế một cửa. Công tác giám sát cán bộ trong tiếp nhận và giải quyết hồ sơ của công dân còn nhiều hạn chế, chất lượng hồ sơ chưa cao, chưa đúng, đủ theo quy định.
Một số cán bộ chuyên môn thực thi nhiệm vụ chưa thật sự công tâm, chưa thực hiện đúng các quy trình, quy định, tỷ lệ hồ sơ giải quyết đúng theo giấy hẹn chưa cao.
2.3.4. Bài học kinh nghiệm
huyện đến cơ sở và có sự phối hợp chặt chẽ giữa các phòng, ban, ngành, MTTQ và đoàn thể trong huyện. Giữa huyện với tỉnh và các ngành chức năng thuộc tỉnh trong thực hiện nhiệm vụ, tổ chức các cuộc thanh tra, kiểm tra theo kế hoạch và đột xuất nhằm phát hiện, ngăn chặn kịp thời các sai phạm.
Thực hiện tốt quy chế dân chủ, tăng cường giám sát kiểm tra trong mọi lĩnh vực đặc biệt là lĩnh vực quản lý, sử dụng đất đai, xây dựng cơ bản.
Chú trọng công tác đào tạo, bồi dưỡng, giáo dục đạo đức, lối sống đối với cán bộ, đảng viên.
Tiểu kết chương 2
Trong Chương 2, luận văn đã đi sâu phân tích, đánh giá thực trạng và những thành tựu cơ bản nhất, có ý nghĩa quan trọng của việc thực hiện công khai, minh bạch, nâng cao trách nhiệm giải trình trong tổ chức và hoạt động của cơ quan hành chính nhà nước ở huyện Đồng Hỷ. Qua phân tích thực trạng quản lý Nhà nước về hộ tịch đã chỉ ra được những hạn chế, tồn tại đồng thời tìm hiểu rõ nguyên nhân và rút ra bài học kinh nghiệm để từ đó xác định được những nội dung cần quan tâm trong hoạch định và triển khai thực hiện công tác này trong những năm tiếp theo, phù hợp với tình hình phát triển kinh tế - xã hội và chính trị của địa phương cũng như của đất nước.
Chƣơng 3
PHƢƠNG HƢỚNG VÀ GIẢI PHÁP TIẾP TỤC THỰC HIỆN CÔNG KHAI, MINH BẠCH, TRÁCH NHIỆM GIẢI TRÌNH TRONG TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA CƠ QUAN HÀNH CHÍNH NHÀ NƢỚC
3.1. Phương hướng đảm bảo tiếp tục thực hiện công khai, minh bạch, trách nhiệm giải trình trong tổ chức và hoạt động của cơ quan hành chính nhà nước
3.1.1. Tăng cường công khai, minh bạch, trách nhiệm giải trình đáp ứng yêu cầu nhà nước pháp quyền
Trong bối cảnh thực hiện chủ trương xây dựng Nhà nước pháp quyền và quá trình hội nhập quốc tế, việc bảo đảm công khai, minh bạch của hệ thống pháp luật ở Việt Nam luôn được coi là một yêu cầu không thể thiếu nhằm đảm bảo nguyên tắc dân chủ trong hoạt động của nhà nước và là yêu cầu bắt buộc đối với Việt Nam theo nhiều điều ước mà Việt Nam là thành viên. Đảm bảo tính công khai, minh bạch có ý nghĩa quan trọng đối với hệ thống pháp luật nói chung và hệ thống văn bản quy phạm pháp luật nói riêng.
Với mục tiêu xây dựng hệ thống pháp luật thống nhất, đồng bộ, minh bạch, khả thi, dễ tiếp cận, hiệu lực và hiệu quả thì một trong những điều kiện, giải pháp cần thiết và quan trọng là phải bảo đảm tính công khai, minh bạch ngay trong quy trình xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật. Theo đó, bên cạnh việc quy định trình tự, thủ tục chặt chẽ giữa các cơ quan nhà nước với nhau thì cần bảo đảm sự tham gia của các cơ quan, tổ chức, cá nhân trong quá trình xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật và quyền tiếp cận của người dân sau khi văn bản được ban hành.
Từ sau Đại hội đại biểu Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ VI, cùng với việc đổi mới kinh tế, Đảng và Nhà nước đã chủ trương xây dựng Nhà
nước pháp quyền XHCN của Nhân dân, do Nhân dân và vì Nhân dân nhằm “thực hiện tốt dân chủ XHCN, phát huy đầy đủ quyền làm chủ của nhân dân”, “vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh”. Nhà nước pháp quyền trước hết cần phải có một hệ thống pháp luật bảo đảm được công lý, bảo vệ lẽ công bằng cũng như quyền con người, quyền cơ bản của công dân.
Xây dựng Nhà nước của dân, do dân và vì dân là tư tưởng, là nguyên tắc của Đảng, Nhà nước ta. Theo tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh "dân là gốc của nước, bao nhiêu lợi ích đều vì dân, bao nhiêu quyền hạn đều của dân... quyền hành và lực lượng đều ở nơi dân". Điều đó đòi hỏi người dân phải không ngừng nâng cao dân trí về nhiều mặt, yêu cầu các cấp, các ngành phải tăng cường đổi mới công tác tuyên truyền chủ trương, chính sách, pháp luật đến với nhân dân, để người dân nắm chắc, hiểu biết đúng, vận dụng đúng vào quá trình xây dựng cuộc sống, gắn bản thân, gia đình với sự phát triển của quê hương, đất nước. Quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân trong thực thi pháp luật và xây dựng pháp luật phải luôn luôn gắn bó chặt chẽ giữa dân chủ hoá với giá trị đạo đức và là lẽ sống, là truyền thống dân tộc Việt Nam, là bản chất tư tưởng giai cấp công nhân gắn truyền thống dân tộc với tinh hoa của nhân loại.
3.1.2. Tăng cường công khai, minh bạch, trách nhiệm giải trình đáp ứng theo yêu cầu đảm bảo quyền con người, quyền công dân ứng theo yêu cầu đảm bảo quyền con người, quyền công dân
Ngay tại văn bản có hiệu lực pháp lý cao nhất của nước ta là Hiến pháp năm 2013 đã ghi nhận:
Nhà nước bảo đảm và phát huy quyền làm chủ của Nhân dân; công nhận, tôn trọng, bảo vệ và bảo đảm quyền con người, quyền công dân; thực hiện mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh, mọi người có cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc, có điều
kiện phát triển toàn diện.
Quy định này đã khẳng định rằng mọi công dân đều có quyền làm chủ đất nước và chỉ có thể thực hiện quyền này khi người dân được tiếp cận công lý Sự tham gia của nhân dân vào quản lý nhà nước sẽ làm cho các quyết định và chính sách của nhà nước được ban hành sát với thực tế, đồng thời là cơ sở tăng cường tính minh bạch của hệ thống cơ quan nhà nước. Sự tham gia của nhân dân trong quản lý nhà nước không chỉ được thực hiện thông qua cơ quan dân biểu, các đại diện do nhân dân bầu ra mà còn được thực hiện trực tiếp qua trưng cầu dân ý, qua đối thoại trực tiếp, qua các phương tiện thông tin đại chúng để nhân dân bày tỏ với chính quyền.
Tăng cường sự giám sát của công dân đối với hoạt động của các cơ quan nhà nước có thể bằng nhiều hình thức, như: giám sát của cơ quan dân biểu, qua giám sát của Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị - xã hội mà công dân tham gia sinh hoạt, qua đối thoại trực tiếp giữa công dân với cơ quan nhà nước và cán bộ, công chức có thẩm quyền.
Thực hiện Chỉ thị số 03-CT/TW ngày 18/02/1998 của Bộ Chính trị (khóa VII) về xây dựng và thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở đề ra quan điểm đặt việc phát huy quyền làm chủ của nhân dân ở cơ sở trong cơ chế tổng thể của hệ thống chính trị “Đảng lãnh đạo, nhà nước quản lý, nhân dân làm chủ”. Coi trọng cả ba mặt nói trên, không vì một mặt mà coi nhẹ, hạ thấp các mặt khác, gắn quá trình xây dựng và thực hiện quy chế dân chủ với công tác cải cách hành chính, sửa đổi những cơ chế, chính sách về thủ tục hành chính không còn phù hợp.
Quy định quyền của mọi người dân được biết, được thông tin về chủ trương của Đảng, chế độ, chính sách, pháp luật của nhà nước, nhất là những vấn đề liên quan trực tiếp đến đời sống của nhân dân; có chế độ và hình thức báo cáo công khai trước dân những công việc của chính quyền.
Quy định những nội dung nhân dân được bàn bạc và tham gia ý kiến vào các chủ trương, chính sách, nhiệm vụ và công tác cán bộ, công tác xây dựng cơ quan, đơn vị; những ý kiến đóng góp của cán bộ, công chức, viên chức và nhân dân phải được người có thẩm quyền tiếp thu, xem xét, cân nhắc trước khi ra quyết định.
Quy định những vấn đề nhân dân bàn và quyết định dân chủ, những việc liên quan trực tiếp đến lợi ích, đời sống của dân trên địa bàn. Chính quyền tổ chức thực hiện theo ý kiến của đa số nhân dân, có sự giám sát của