Tăng cường công khai, minh bạch, trách nhiệm giải trình theo

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) công khai, minh bạch, trách nhiệm giải trình trong tổ chức, hoạt động của cơ quan hành chính nhà nước từ thực tiễn UBND huyện đồng hỷ, tỉnh thái nguyên (Trang 72 - 77)

3.1. Phƣơng hƣớng đảm bảo tiếp tục thực hiện công khai, minh

3.1.3. Tăng cường công khai, minh bạch, trách nhiệm giải trình theo

yêu cầu phòng chống tham nhũng và cải cách hành chính

3.1.3.1. Thực hiện công khai, minh bạch, nâng cao trách nhiệm giải trình bám sát với tinh thần của Chiến lược quốc gia về phòng, chống tham nhũng

Chiến lược quốc gia về phòng, chống tham nhũng đến năm 2020 đã quán triệt đường lối, quan điểm của Đảng về xây dựng đất nước trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa; phù hợp với Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội ở Việt Nam đến năm 2010, tầm nhìn đến năm 2020; đồng bộ với Chiến

lược cải cách tư pháp đến năm 2020, Chiến lược xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam đến năm 2010, định hướng đến năm 2020 và đồng bộ với Chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước.

Chiến lược phòng, chống tham nhũng cũng xác định mục tiêu cơ bản, lâu dài, mục tiêu cụ thể trong từng giai đoạn; đề ra hệ thống các giải pháp toàn diện, đồng bộ, thống nhất và có tính khả thi; kế thừa, bổ sung, hoàn thiện các giải pháp được thể hiện trong Nghị quyết của Đảng, pháp luật của Nhà nước, phát huy những thành quả đã đạt đươc, khắc phục những hạn chế, yếu kém trong công tác phòng, chống tham nhũng thời gian qua.

Theo đó, xuất phát từ yêu cầu của công tác phòng, chống tham nhung, nhiều biện pháp phòng ngừa tham nhũng đã được Chiến lược quốc gia về phòng, chống tham nhũng quy định và triển khai, trong đó công khai, minh bạch tài sản, thu nhập được coi là giải pháp trọng tâm, then chốt.

Một trong các biện pháp hàng đầu nâng cao hiệu quả công tác phòng, chống tham nhũng được Đảng và Nhà nước ta nhấn mạnh là đảm bảo công khai, minh bạch, nâng cao trách nhiệm giải trình trong tổ chức và hoạt động của cơ quan hành chính nhà nước.

Nhận thức rõ chống tham nhũng là cuộc đấu tranh hết sức phức tạp, đòi hỏi có sự lãnh đạo toàn diện, tuyệt đối của Đảng, nhà nước, lãnh đạo huyện Đồng Hỷ đã quán triệt, thể chế hóa chủ trương, quan điểm của Đảng, Nhà nước về phòng, chống tham nhũng trong tổ chức và hoạt động của cơ quan hành chính nhà nước cụ thể như sau:

Tiếp tục quán triệt, triển khai thực hiện, sơ kết, tổng kết các chỉ thị, nghị quyết, kết luận của Trung ương, Tỉnh ủy về công tác nội chính, cải cách tư pháp và phòng, chống tham nhũng, trọng tâm là các Nghị quyết của Hội nghị lần thứ 6 Ban Chấp hành Trung ương khóa XII; Nghị quyết 18-NQ/TW về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn,

hoạt động hiệu lực, hiệu quả; Nghị quyết số 19-NQ/TW về tiếp tục đổi mới hệ thống tổ chức và quản lý, nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập; Nghị quyết Trung ương 8 khóa XI về Chiến lược bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới; Chỉ thị số 46-CT/TW ngày 22/6/2015 của Bộ Chính trị về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác bảo đảm an ninh trật tự trong tình hình mới; Chỉ thị số 50-CT/TW ngày 07/12/2015 của Bộ Chính trị về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phát hiện, xử lý vụ việc, vụ án tham nhũng; Kết luận số 10-KL/TW ngày 26/12/2016 của Bộ Chính trị về tiếp tục thực hiện Nghị quyết Trung ương 3, khóa X về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí; Đề án số 07-ĐA/TU ngày 25/11/2016 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh về “Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phát hiện và xử lý vụ án, vụ việc tham nhũng trên địa bàn tỉnh, giai đoạn 2016-2020”; Chương trình công tác trọng tâm phòng, chống tham nhũng năm 2018 và các văn bản chỉ đạo công tác nội chính, phòng chống tham nhũng khác của Tỉnh ủy...

Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, đôn đốc các ban cán sự đảng, đảng đoàn, đảng bộ trực thuộc thực hiện có hiệu quả Kế hoạch số 19- KH/BCĐTW ngày 10/5/2016 của Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng; Kế hoạch số 04-KH/TU ngày 21/3/2016 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về thực hiện Chỉ thị số 50-CT/TW, ngày 07/12/2015 của Bộ Chính trị về “Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phát hiện, xử lý vụ việc, vụ án tham nhũng”; việc thực hiện kết luận của Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng về kiểm tra, giám sát việc thanh tra các vụ việc, khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử các vụ án tham nhũng tại tỉnh Thái Nguyên.

Tăng cường công tác phát hiện, xử lý vụ việc, vụ án tham nhũng; công tác phối hợp giữa Ban Nội chính Tỉnh ủy với các cơ quan có liên quan trong công tác nội chính, phòng, chống tham nhũng

Thực hiện nghiêm túc công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo theo tinh thần Chỉ thị số 35-CT/TW ngày 26/5/2014 của Bộ Chính trị, Chỉ thị số 05-CT/TU ngày 11/3/2016 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác tiếp công dân và giải quyết khiếu nại, tố cáo. Đẩy mạnh công tác phổ biến, giáo dục pháp luật với các nội dung, hình thức đa dạng, phù hợp với từng địa bàn, đối tượng; đặc biệt là công tác thông tin, tuyên truyền về phòng, chống tham nhũng; công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng kết quả phát hiện, xử lý các vụ việc, vụ án tham nhũng, tạo sự đồng thuận trong xã hội tích cực tham gia phòng, chống tham nhũng

Phát huy vai trò của cơ quan dân cử, Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể nhân dân và các cơ quan truyền thông trong đấu tranh phòng, chống tham nhũng. Thực hiện tốt cơ chế khuyến khích, bảo vệ tổ chức, cá nhân phát hiện, tố cáo tham nhũng, tiêu cực. Xây dựng văn hóa tiết kiệm, không tham nhũng, lãng phí, trước hết là trong cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức.

Chú trọng công tác xây dựng Đảng; giáo dục chính trị, tư tưởng cho đội ngũ cán bộ, đảng viên trong các cơ quan nội chính, gắn với việc thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XII) về tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng, ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ và việc học tập và làm theo tư tưởng, phong cách, đạo đức Hồ Chí Minh. Thường xuyên củng cố, kiện toàn đội ngũ cán bộ làm công tác nội chính đủ về số lượng, có phẩm chất chính trị, trình độ chuyên môn nghiệp vụ vững vàng, đảm bảo đáp ứng ngày càng tốt hơn yêu cầu nhiệm vụ.

3.1.3.2. Thực hiện công khai, minh bạch, nâng cao trách nhiệm giải trình bám sát với tinh thần của chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước

cơ bản của cải cách hành chính, góp phần đẩy mạnh công khai, minh bạch, nâng cao trách nhiệm giải trình trong tổ chức và hoạt động của cơ quan hành chính nhà nước.

Cải cách thủ tục hành chính nhằm giải quyết mối quan hệ giữa các cơ quan nhà nước với nhau và cơ quan nhà nước với công dân và tổ chức trong xã hội theo hướng đơn giản, gọn nhẹ và công khai, minh bạch. Những nhiệm vụ cụ thể đặt ra trong cải cách thủ tục hành chính giai đoạn 2011 – 2020 bao gồm:

- Cắt giảm và nâng cao chất lượng thủ tục hành chính trong tất cả các lĩnh vực quản lý nhà nước, nhất là thủ tục hành chính liên quan tới người dân, doanh nghiệp;

- Trong giai đoạn 2011 – 2015, thực hiện cải cách thủ tục hành chính để tiếp tục cải thiện môi trường kinh doanh, giải phóng mọi nguồn lực của xã hội và nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia, bảo đảm điều kiện cho nền kinh tế của đất nước phát triển nhanh, bền vững. Một số linh vực trọng tâm cần tập trung là: Đầu tư,; đất đai; xây dựng; sở hữu nhà ở; thuế; hải quan; xuất khẩu, nhập khẩu; y tế; giáo dục; lao động; bảo hiểm; khoa học, công nghệ và một số lĩnh vực khác do Thủ tướng Chính phủ quyết định theo yêu cầu cải cách trong từng giai đoạn;

- Cải cách thủ tục hành chính giữa các cơ quan hành chính nhà nước, các ngành, các cấp trong nội bộ từng cơ quan hành chính nhà nước;

- Kiểm soát chặt chẽ việc ban hành mới các thủ tục hành chính theo quy định của pháp luật;

- Công khai, minh bạch tất cả các thủ tục hành chính bằng các hình thức thiết thực và thích hợp; thực hiện thống nhất cách tính chi phí mà cá nhân, tổ chức phải bỏ ra khi giải quyết thủ tục hành chính tại cơ quan hành chính nhà

nước; duy trì và cập nhật cơ sở dữ liệu quốc gia về thủ tục hành chính;

- Đặt yêu cầu cải cách thủ tục hành chính ngay trong qua trình xây dựng thể chế, tổng kết kinh nghiệm thực tiễn và tăng cường đối thoại giữa Nhà nước với doanh nghiệp và nhân dân; mở rộng dân chủ, phát huy vai trò của các tổ chức và chuyên gia tư vấn độc lập; mở rộng dân chủ, phát huy vai trò của các tổ chức và chuyên gia tư vấn độc lập trong việc xây dựng thể chế, chuẩn mực quốc gia về thủ tục hành chính; giảm mạnh các thủ tục hành chính hiện hành; công khai các chuẩn mực, các quy định hành chính để nhân dân giám sát việc thực hiện;

- Tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị của cá nhân, tổ chức về các quy định hành chính để hỗ trợ việc nâng cao chất lượng các quy định hành chính và giám sát việc thực hiện thủ tục hành chính của các cơ quan hành chính nhà nước các cấp.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) công khai, minh bạch, trách nhiệm giải trình trong tổ chức, hoạt động của cơ quan hành chính nhà nước từ thực tiễn UBND huyện đồng hỷ, tỉnh thái nguyên (Trang 72 - 77)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)