Công khai, minh bạch

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) công khai, minh bạch, trách nhiệm giải trình trong tổ chức, hoạt động của cơ quan hành chính nhà nước từ thực tiễn UBND huyện đồng hỷ, tỉnh thái nguyên (Trang 31 - 62)

2.2. Thực trạng trách nhiệm công khai, minh bạch, trách nhiệm

2.2.1. Công khai, minh bạch

2.2.1.1. Công khai, minh bạch trong xây dựng, thực hiện chính sách pháp luật, gắn với xây dựng và thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở

Theo Luật PCTN, chính sách, pháp luật và việc tổ chức thực hiện chính sách, pháp luật phải được công khai, minh bạch, bảo đảm công bằng, dân chủ. Như vậy, Luật PCTN đã đưa công khai, minh bạch trở thành một nguyên tắc

chung cho hoạt động của mọi cơ quan, tổ chức, đơn vị. Ðây vừa là nguyên tắc hàng đầu, nhằm ngăn chặn tham nhũng, vừa bảo đảm nền hành chính nhà nước tuân thủ các giá trị dân chủ, pháp quyền. Các cơ quan, tổ chức, đơn vị chỉ có thể không công khai những nội dung được coi là bí mật nhà nước và không được viện lý do nào khác để từ chối việc công khai hoạt động của mình, nhằm tránh sự giám sát của người dân và xã hội.

Nhận thức rõ điều này, lãnh đạo huyện Đồng Hỷ luôn quan tâm, chỉ đạo các phòng, ban, ngành, đơn vị, cơ sở xây dựng, hoàn thiện hệ thống văn bản chỉ đạo, hướng dẫn thực hiện các chính sách pháp luật, tạo điều kiện để cán bộ, công chức, người lao động và nhân dân tham gia vào quản lý nhà nước và xã hội; công khai minh bạch trong việc tiếp nhận, phản hồi ý kiến, kiến nghị của cán bộ, công chức, người lao động và nhân dân. Cụ thể:

Đối với nhiệm kỳ 2011 -2016: Thực hiện tốt quy định của Luật Tổ chức HĐND và UBND năm 2003, trong nhiệm kỳ 2011-2016 HĐND huyện tổ chức 12 kỳ họp, trong đó có 01 kỳ họp chuyên đề, thời gian mỗi kỳ họp từ 1,5 - 2 ngày, với số đại biểu tham dự các kỳ họp cơ bản đạt 100 %. Các kỳ họp được triệu tập và tổ chức theo đúng quy định của Luật Tổ chức HĐND và UBND, kỳ họp thông qua 101 Nghị quyết quan trọng, góp phần phát triển kinh tế - xã hội và giải quyết những vấn đề bức xúc của cử tri gồm: 56 nghị quyết quy phạm pháp luật và 45 nghị quyết cá biệt trong đó, có 35 nghị quyết về tổ chức, 66 nghị quyết chuyên đề (cụ thể, có 15 nghị quyết về phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh; 24 nghị quyết chuyên đề liên quan đến lĩnh vực kinh tế và ngân sách; 18 nghị quyết chuyên đề liên đến quan lĩnh vực văn hóa - xã hội và 7 nghị quyết chuyên đề liên quan đến lĩnh vực pháp chế; 02 nghị quyết về chất vấn và trả lời chất vấn. Chất lượng và hiệu quả của giám sát tại kỳ họp vừa là kết quả của việc thực hiện nghị quyết đồng thời là cơ sở để

hoạch định chính sách (nghị quyết), qua rà soát hàng năm, các nghị quyết do HĐND huyện ban hành thực hiện đúng quy trình, thủ tục và thẩm quyền, bảo đảm tính hợp hiến, hợp pháp, có tính khả thi cao, phù hợp với tình hình thực tiễn và tình hình của huyện Đồng Hỷ, đáp ứng được nguyện vọng chính đáng của nhân dân, nghị quyết ban hành thật sự đi vào đời sống, phát huy hiệu quả tích cực trong phát triển kinh tế - xã hội, giữ vững quốc phòng, an ninh của huyện, được nhân dân huyện đồng tình, hưởng ứng.

Đối với nhiệm kỳ từ năm 2016 đến nay: Thực hiện Luật tổ chức chính quyền địa phương và Luật hoạt động giám sát của Quốc hội và HĐND năm 2015, từ đầu nhiệm kỳ đến nay HĐND huyện đã tổ chức được 6 kỳ họp trong đó có 01 kỳ họp bất thường, thời gian của mỗi kỳ họp thường từ 1-2 ngày, với số lượng đại biểu tham gia đầy đủ 100%. Tại các kỳ họp HĐND huyện đã thông qua 35 Nghị quyết gồm 5 nghị quyết quy phạm pháp luật 30 nghị quyết cá biệt trong đó có 6 nghị quyết về tổ chức, 29 nghị quyết chuyên đề (cụ thể: có 12 nghị quyết về phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh; 8 nghị quyết chuyên đề liên quan đến lĩnh vực kinh tế và ngân sách; 06 nghị quyết chuyên đề liên đến quan lĩnh vực văn hóa - xã hội và 01 nghị quyết chuyên đề liên quan đến lĩnh vực pháp chế; 02 nghị quyết về chất vấn và trả lời chất vấn).

UBND huyện đã chú trọng việc cụ thể hóa phương châm “Dân biết, dân bản, dân làm, dân kiểm tra” trong các lĩnh vực quản lý nhà nước với mục tiêu chú trọng công tác cải cách hành chính, giảm phiền hà cho quần chúng nhân dân; nâng cao nhận thức, trách nhiệm của cán bộ, công chức và người lao động trong thực thi công vụ; phát huy vai trò của nhân dân nhằm đấu tranh, ngăn chặn, đẩy lùi suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống của cán bộ, đảng viên trong thực hiện dân chủ ở cơ sở. Đồng thời phát huy dân chủ xã hội chủ nghĩa, bảo đảm tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân,

mọi đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước đặc biệt là các vấn đề gắn với quyền con người, gắn với nghề nghiệp sinh sống của người dân và những vấn đề quản lý trên địa bàn dân cư đều được công khai, tuyên truyền để nhân dân biết. Cụ thể là các chính sách, văn bản pháp luật mới ban hành, chính sách đối với người có công, chính sách xã hội, các kế hoạch phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh trật tự, an toàn xã hội, quy hoạch khi dân cư, khu đô thị, chương trình xây dựng nông thôn mới…, cụ thể:

- Về quy hoạch: Chỉ đạo các phòng chuyên môn thực hiện tốt công việc công khai, minh bạch đối với nhân dân, từ việc xin ý kiến chính quyền địa phương, các đoàn thể, xóm, bản, các hộ dân bị ảnh hưởng trực tiếp đến bước dự thảo quy hoạch, công bố công khai quy hoạch được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

- Về công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng: nhân dân được tiếp cận thông tin từ đầu về cơ sở pháp lý của việc giải phóng mặt bằng, phạm vi giải tỏa, các chính sách về đơn giá bồi thường, hỗ trợ, vị trí, địa điểm và chính sách tái định cư, kế hoạch tổ chức thực hiện. Cụ thể:

+ Công khai triển khai thông tin của dự án: Ngoài việc dán niêm yết công khai tại trụ sở cơ quan và những nơi công cộng, nơi sinh hoạt của cộng đồng dân cư cơ quan chuyên môn còn tổ chức hội nghị họp dân, những hộ dân có đất thuộc khu vực quy hoạch được dự họp để nghe công bố công khai quy hoạch dự án, nhằm bảo vệ quỹ đất để thực hiện quy hoạch, không để tình trạng người dân có ý kiến không biết về dự án.

+ Triển khai đầy đủ các văn bản chính sách bồi thường hiện hành của nhà nước và của tỉnh đến chính quyền địa phương và từng hộ dân trong diện bồi thường, giải phóng mặt bằng theo quy định.

+ Công bố công khai, minh bạch các phương án, khái toán bồi thường, hỗ trợ cho các hộ dân biết trước và sau khi phê duyệt: Phương án dự toán bồi

thường, hỗ trợ, giải phóng mặt bằng dự án được niêm yết công khai tại trụ sở UBND xã, thị trấn và nhà văn hóa của các xóm có đất thu hồi, thời gian niêm yết là 20 ngày và có thông báo cho từng hộ dân trong diện bồi thường được biết và đóng góp ý kiến cho phương án đã niêm yết. Đồng thời tổ chức hội nghị họp dân để tiếp nhận và giải đáp những ý kiến thắc mắc của nhân dân.

Trong quá trình quản lý điều hành, UBND huyện xác định mọi đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước đều xuất phát từ nguyện vọng, quyền và lợi ích chính đáng của nhân dân, được nhân dân tham gia ý kiến. Chính vì vậy, dân chủ được thực hiện đầy đủ, nghiêm túc trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội. Bảo đảm để nhân dân tham gia ở tất cả các khâu của quá trình đưa ra những quyết định liên quan đến lợi ích, cuộc sống của nhân dân, từ nêu sáng kiến, tham gia thảo luận, tranh luận đến giám sát quá trình thực hiện.

Các nội dung nhân dân bàn, quyết định và tham gia ý kiến tập trung ở các lĩnh vực như: Xây dựng đường bê tông, nhà văn hóa, xây dựng bảo tồn các khu du lịch sinh thái, tâm linh, xã hội hóa hỗ trợ xây dựng cơ sở vật chất tại các cơ sở giáo dục… Xuất phát từ nhu cầu thực tế của các xã, thị trấn, các xóm, bản, tổ dân phố, phong tục, tập quán, tín ngưỡng từ đó họp bàn, thống nhất phương án để thực hiện theo tinh thần nhà nước và nhân dân cùng làm.

2.2.1.2. Công khai, minh bạch về tài chính và ngân sách nhà nước

Điểm b, Khoản 1, Điều 10, Luật Phòng chống tham nhũng năm 2018 quy định nội dung công khai, minh bạch như sau:

1. Cơ quan, tổ chức, đơn vị phải công khai, minh bạch theo quy định của pháp luật về các nội dung sau đây:

b) Việc bố trí, quản lý, sử dụng tài chính công, tài sản công hoặc kinh phí huy động từ các nguồn hợp pháp khác;

Công khai tài chính và ngân sách là việc cung cấp đầy đủ, kịp thời, chính xác các thông tin tài chính, công khai, phù hợp với từng đối tượng cung cấp và tiếp nhận thông tin qua những hình thức pháp luật quy định. Việc công khai tài chính và ngân sách nhà nước rất quan trọng, đảm bảo việc sử dụng ngân sách nhà nước đúng mục đích, đúng trình tự, thủ tục, tránh tình trạng tham nhũng, thất thoát, lãng phí đồng thời phát huy quyền làm chủ của cán bộ, công chức nhà nước, tập thể người lao động và nhân dân trong việc thực hiện kiểm tra,giám sát quá trình quản lý và sử dụng vốn, tài sản nhà nước.

Trên thực tế, việc công khai minh bạch ngân sách của Việt Nam ngày càng được mở rộng và phù hợp thông lệ quốc tế, công khai gắn với minh bạch ngân sách. Bên cạnh việc công khai số liệu, còn công khai báo cáo thuyết minh ngân sách. Nội dung công khai ngày càng được hoàn thiện và đầy đủ, giúp cho người dân có thể theo dõi giám sát toàn bộ quy trình ngân sách từ khâu xây dựng chính sách chế độ, trình dự toán ngân sách, thực hiện, quyết toán ngân sách, cũng như kiểm toán và việc thực hiện các khiến nghị của kiểm toán.

Thực hiện nghiêm túc các quy định về công khai tài chính và ngân sách nhà nước, tại kỳ họp cuối năm, HĐND huyện đều thông qua dự toán Thu – Chi ngân sách nhà nước huyện đồng thời căn cứ Nghị quyết của HĐND tỉnh và quyết định của UBND tỉnh, Cụ thể:

Bảng 2.1: Báo cáo thẩm tra của Ban Kinh tế - xã hội HĐND huyện và ý kiến thảo luận của cá đại biểu tại kỳ họp để xem xét, quyết định nhiệm vụ thu và

phân bổ ngân sách năm sau cho đơn vị thụ hưởng ngân sách

Đơn vị (triệu đồng)

Nội dung

Dự toán tỉnh giao Dự toán huyện giao

Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019 Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019

A. Tổng thu NSNN trên địa

bàn 92.230 73.000 106.800 120.000 100.000 126.800

B. Thu ngân sách huyện 450.235 438.366 500.079 516.005 471.590 518.079

1. Thu NS huyện hưởng theo

phân cấp 86.330 68.000 101.100 110.600 92.300 119.100

2. Thu ngân sách bổ sung từ

cấp tỉnh 348.265 353.846 380.079 348.265 353.846 380.079

3. Thu từ phí BVMT khai

thác khoáng sản 16.520 18.900 41.500 25.444 18.900

4. Nguồn đảm bảo cải cách

tiển lương 15.640 15.640

C. Chi ngân sách huyện 450.235 438.366 500.079 516.005 471.590 518.079

1. Chi đầu tư phát triển 12.500 42.500 24.000 29.662 59.800

2. Chi thường xuyên 400.626 445.789 426.365 407.764 446.489

3. Nguồn tự đảm bảo cải

cách tiền lương 2.790 15.640 2.790

Dự phòng ngân sách 8.720 9.000 8.500 8.720 9.000

Chi từ nguồn phí BVMT 16.520 41.500 25.444

Ngoài biện pháp công khai, minh bạch về tài chính và ngân sách nhà nước góp phần giảm thiểu tình trạng tham nhũng, chống thất thoát, lãnh phí trong chi tiêu ngân sách, để khắc phục tình trạng này, xu hướng trao quyền

chủ động, tự chủ cho các cơ quan, đơn vị, địa phương trong việc quản lý sử dụng ngân sách nhà nước và tài sản công đã được triển khai, đi kèm là yêu cầu trách nhiệm quản lý, trách nhiệm giải trình cao hơn từ thủ trưởng các cơ quan, đơn vị, địa phương và từng cán bộ, công chức trực tiếp liên quan. Cùng với đó là vai trò của các cơ quan thanh, kiểm tra, kiểm toán, giám sát của cơ quan dân cử và người dân đối với việc quản lý, sử dụng tài sản nhà nước.

Thực hiện Nghị định số 130/2005/NĐ-CP và Nghị định số 43/2005/NĐ- CP của Chính phủ về việc quy định chế độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm về sử dụng biên chế quản lý hành chính đối với các cơ quan quản lý nhà nước, các đơn vị sự nghiệp công lập. UBND huyện Đồng Hỷ đã xây dựng hướng dẫn các cơ quan, đơn vị thụ hưởng ngân sách nhà nước về tự chủ, tự chịu trách nhiệm về sử dụng biên chế và kinh phí quản lý hành chính ngay từ đầu các năm, đảm bảo chi hiệu quả, tiết kiệm trên cơ sở quy chế chi tiêu nội bộ của các cơ quan, đơn vị đã được thông qua; một số đơn vị thực hiện khá tốt về quy định công khai, minh bạch trong quản lý và sử dụng nguồn tài chính công, từ đó đã chủ động thực hiện tốt nhiệm vụ được giao.

Hiện nay, có 70/70 đơn vị sự nghiệp (trong đó đơn vị sự nghiệp giáo dục) thực hiện Nghị định số 43/2005/NĐ-CP ngày 25/4/2006 của Chính phủ; các Ban xây dựng đảng, MTTQ, các đoàn thể nhân dân và 13/13 phòng chuyên môn cấp huyện đã thực hiện theo Nghị định số 130/2005/NĐ-CP ngày 17/10/2005 của Chính phủ. 100 % đơn vị đã thực hiện trả lương qua tài khoản [42].

Các đơn vị khi được giao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về tài chính đã chủ động xây dựng quy chế chi tiêu nội bộ để tăng cường công tác quản lý trong nội bộ, sử dụng có hiệu quả các nguồn kinh phí, sử dụng kinh phí ngân sách nhà nước giao có hiệu quả hơn, chủ động mua sắm trang thiết bị, dụng cụ phục vụ nhiệm vụ chuyên môn.

hiệu quả công việc. Tích cực thực hiện tiết kiệm, chống lãng phí, gắn trách nhiệm cá nhân với trách nhiệm của tập thể. Từ đó đã nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước, tạo cho các đơn vị sự chủ động trong công việc, đảm bảo cho các đơn vị hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.

Ngoài ra, việc triển khai các chính sách an sinh xã hội trên địa bàn trong những năm qua được thực hiện kịp thời. Dự toán chi hàng năm đều bố trí đủ kinh phí chi lương, các khoản đóng góp và chi an sinh xã hội theo quy định.

2.2.1.3. Công khai, minh bạch trong công tác tuyển dụng, quản lý, đánh giá công chức, viên chức

Theo pháp luật PCTN hiện hành, trong công tác tổ chức - cán bộ, phải công khai, minh bạch về: Tuyển dụng cán bộ, công chức, viên chức và người lao động khác vào cơ quan, tổ chức, đơn vị; Quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, đánh giá cán bộ, công chức, viên chức; Bổ nhiệm, miễn nhiệm, bãi nhiệm, cách chức, cho thôi việc, cho thôi giữ chức vụ, hưu trí đối với cán bộ, công chức, viên chức; Chuyển ngạch, nâng ngạch, luân chuyển, điều động, biệt phái đối với cán bộ, công chức, viên chức; Nâng lương, thưởng, khen thưởng, kỷ luật cán bộ, công chức, viên chức và người lao động khác; Việc thành lập, sáp nhập, chia, tách, giải thể các đơn vị trực thuộc. Kết quả thực hiện, như sau:

- Tuyển dụng công chức, viên chức

Công tác tuyển dụng công chức trên địa bàn huyện được thực hiện theo đúng quy trình quy định tại các văn bản quy đinh, chỉ đạo, hướng dẫn của trung ương, của tỉnh: Luật cán bộ công chức năm 2008; Nghị định số 92/2009/NĐ-CP

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) công khai, minh bạch, trách nhiệm giải trình trong tổ chức, hoạt động của cơ quan hành chính nhà nước từ thực tiễn UBND huyện đồng hỷ, tỉnh thái nguyên (Trang 31 - 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)