Đẩy mạnh thực hiện công khai, minh bạch, nâng cao trách nhiệm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) công khai, minh bạch, trách nhiệm giải trình trong tổ chức, hoạt động của cơ quan hành chính nhà nước từ thực tiễn UBND huyện đồng hỷ, tỉnh thái nguyên (Trang 78 - 81)

3.2. Giải pháp đẩy mạnh thực hiện công khai, minh bạch, trách

3.2.2. Đẩy mạnh thực hiện công khai, minh bạch, nâng cao trách nhiệm

nhiệm giải trình trong tổ chức, hoạt động của cơ quan hành chính nhà nước gắn với việc củng cố, hoàn thiện các quy định của pháp luật

Để giúp cho công dân tiếp cận thông tin của các cơ quan chính phủ, đảm bảo tính minh bạch trong hoạt động quản lý nhà nước mà còn tăng cường

trách nhiệm của công chức và đảm bảo cho công dân tham gia tích cực và hiệu quả vào công việc quản lý của nhà nước. Luật Tiếp cận thông tin 2016 quy định công dân không được tiếp cận những thông tin sau:

- Thông tin thuộc bí mật nhà nước, bao gồm những thông tin có nội dung quan trọng thuộc lĩnh vực chính trị, quốc phòng, an ninh quốc gia, đối ngoại, kinh tế, khoa học, công nghệ và các lĩnh vực khác theo quy định của luật. Khi thông tin thuộc bí mật nhà nước được giải mật thì công dân được tiếp cận theo quy định của Luật này.

- Thông tin mà nếu để tiếp cận sẽ gây nguy hại đến lợi ích của nhà nước, ảnh hưởng xấu đến quốc phòng, an ninh quốc gia, quan hệ quốc tế, trật tự, an toàn xã hội, đạo đức xã hội, sức khỏe của cộng đồng; gây nguy hại đến tính mạng, cuộc sống hoặc tài sản của người khác; thông tin thuộc bí mật công tác; thông tin về cuộc họp nội bộ của cơ quan nhà nước; tài liệu do cơ quan nhà nước soạn thảo cho công việc nội bộ.

Việc công khai danh mục bí mật Nhà nước sẽ tạo điều kiện để người dân thực hiện tốt hơn vai trò giám sát việc thực hiện công khai của các cơ quan nhà nước. Đồng thời, đó là cơ sở pháp lý để ngăn chặn tình trạng lạm dụng hay lách quy định để từ chối quyền chính đáng trong thực hiện quyền giám sát của công dân. Vì vậy, để tăng cường công khai, minh bạch trong tổ chức, hoạt động của chính quyền, cần xác định rõ danh mục bí mật của các bộ, ngành, địa phương. Trên cơ sở đó hạn chế tình trạng khá phổ biến hiện nay là có cơ quan, đơn vị thường lấy lý do tài liệu thuộc danh mục bí mật nhà nước để từ chối cung cấp thông tin.

Mặt khác, một trong các mục tiêu của cải cách hành chính là tạo thuận lợi, giảm bớt phiền hà cho người dân, doanh nghiệp trong quá trình giải quyết công việc với các cơ quan nhà nước, qua đó giúp loại bỏ những lực cản cho bộ máy nhà nước đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Quá trình

cải cách hành chính gắn liền với việc đơn giản hóa các thủ tục và quy trình giải quyết công việc của người dân, doanh nghiệp, cũng như xác định rõ trách nhiệm của các cơ quan nhà nước và công khai, minh bạch các bộ thủ tục hành chính thuộc các lĩnh vực quản lý nhà nước.

Hoàn thiện bộ thủ tục hành chính chính là việc thực hiện công khai và minh bạch hóa hoạt động hành chính, giúp người dân và doanh nghiệp hiểu rõ được các quyền, nghĩa vụ của mình, cũng như những thông tin khác có liên quan đến quá trình giải quyết công việc với cơ quan nhà nước về trình tự, thủ tục thực hiện và các biện pháp bảo đảm thực hiện quyền, nghĩa vụ. Đồng thời, làm giảm tình trạng “đặc quyền về thông tin” - một hiện tượng cản trở quá trình công khai và minh bạch trong hoạt động của các cơ quan, tổ chức khi người có thẩm quyền sử dụng những thông tin do mình có hoặc trực tiếp nắm giữ. Như vậy, cải cách thủ tục hành chính là tiền đề thúc đẩy quá trình công khai, minh bạch trong hoạt động của các cơ quan nhà nước.

Do đó, để công tác đơn giản và công khai các thủ tục hành chính đạt hiệu quả cần thực hiện các bước sau:

- Tiếp tục rà soát các thủ tục hành chính để loại bỏ những thủ tục không còn phù hợp

- Công khai các thủ tục hành chính dưới nhiều hình thức như: Tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng, niêm yết ở nơi thuận lợi tại trụ sở cơ quan, đăng tải thủ tục hành chính trên các trang thông tin điện tử của Ủy ban nhân dân huyện để công dân, tổ chức có thể truy cập tra cứu và nắm bắt thông tin dễ dàng.

Công cuộc cải cách hành chính nhằm mục tiêu cuối cùng là nâng cao khả năng phục vụ nhân dân của các cơ quan hành chính nhà nước. Song để công tác này hiệu quả, vai trò của người dân rất quan trọng. Do đó, phải đẩy

mạnh công tác thông tin, tuyên truyền nhằm nâng cao sự hiểu biết của nhân dân, tăng cường công tác kiểm tra, giám sát và huy động sự đóng góp ý kiến từ phía nhân dân.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) công khai, minh bạch, trách nhiệm giải trình trong tổ chức, hoạt động của cơ quan hành chính nhà nước từ thực tiễn UBND huyện đồng hỷ, tỉnh thái nguyên (Trang 78 - 81)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)