Hoạt động đầu tư

Một phần của tài liệu 0384 giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý rủi ro hoạt động tại NHTM CP đầu tư và phát triển việt nam luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 53 - 64)

2.2. PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA BIDV

2.2.3 Hoạt động đầu tư

Về đầu tu chứng khoán: Tổng đầu tu năm 2016 là 143.690 tỷ đồng, trong đó chứng khoán đầu tu sẵn sàng để bán là 113.297 tỷ đồng (chiếm 78%, chứng khoán đầu tu giữ đến ngày đáo hạn chiếm 22% trong tổng số đầu tu vào chứng khoán)

Về hoạt động đầu tu góp vốn đầu tu dài hạn: Đến 31/12/2016, tổng số vốn góp đầu tu vào công ty liên doanh, liên kết, đầu tu vào công ty con và đầu tu dài hạn khác là 8.241 tỷ đồng, tăng 34% so với năm 2015 (6.116 tỷ đồng). Vốn góp đuợc đầu tu vào một số tổ chức kinh tế uy tín và có hoạt động sản xuất kinh doanh hiệu quả.

2.3. THỰC TRẠNG RỦI RO HOẠT ĐỘNG TẠI BIDV

Với tốc độ tăng trưởng tổng tài sản, mạng lưới phân bổ, số lượng người lao động và sự đa dạng hóa hoạt động kinh doanh khá nhanh qua các năm, BIDV đã và đang đối mặt với tiềm ẩn rủi ro ngày càng tăng trên cả 3 lĩnh vực tín dụng, thị trường và hoạt động.

Về rủi ro hoạt động, năm 2016 ghi nhận sự thay đổi đáng kể tỷ trọng giữa các nhóm sự kiện rủi ro. Sự cố gian lận nội bộ có xu hướng tăng, chiếm 21% (tăng 5% so với năm 2015), trong khi sự cố do gian lận bên ngoài và khách hàng, sản phẩm và các thông lệ kinh doanh có xu hướng giảm nhẹ (giảm 3%). Đáng lưu ý, trong kỳ phát sinh 01 sự cố liên quan đến thiệt hại tài sản vật chất của ngân hàng (chiếm 3%).

Biểu đồ 2.1: Tổng hợp tỷ trọng các loại sự cố rủi ro hoạt động theo Basel II từ năm 2014-2016

(Nguồn số liệu: Ban QLRRTT&TN tổng hợp)

Trong năm 2016, sự cố do yếu tố bất thường bên ngoài và nguyên nhân do gian lận của con người vẫn chiếm đa số (lần lượt 59% và 38%), trong khi sự cố liên quan đến sơ hở trong quá trình tác nghiệp và công nghệ thông tin có xu hướng giảm mạnh so với năm 2015.

Biểu đồ 2.2: Tổng hợp tỷ trọng các nguyên nhân xảy ra sự cố rủi ro hoạt

Đối với rủi ro hoạt động, tại BIDV đã xuất hiện hầu hết các dấu hiệu rủi ro thuộc 7 nhóm đấu hiệu đã đuợc trình bày ở trên, cụ thể là:

2.3.1. Gian lận nội bộ

Thực tế từ 2014-2016, tại BIDV đã xảy ra một số sự cố rủi ro hoạt động liên quan đến vấn đề đạo đức của của cán bộ với tổng giá trị tổn thất danh nghĩa uớc tính khoảng 2.456 triệu đồng, tổn thất thực tế là 1.244 triệu đồng. Các hành vi gian lận thuờng liên quan đến các cán bộ hoạt động của các nghiệp vụ tín dụng, thanh toán, kho quỹ.. .Ví dụ nhu: vụ việc cán bộ quản trị tín dụng thiết lập hồ sơ giải ngân giả bao gồm giả chữ ký của khách hàng, cán bộ lãnh đạo chi nhánh: truởng phòng Quan hệ khách hàng, Truởng phòng Quản trị tín dụng, Phó Giám đốc phụ trách.

Bài học kinh nghiệm:

- Tăng cuờng các biện pháp thanh tra, kiểm soát chéo các nghiệp vụ kho quỹ, tín dụng nhằm phát hiện sớm các dấu hiệu sai sót, gian lận.

- Truyền thông đến toàn thể cán bộ về đạo đức nghề nghiệp, ứng xử, nâng cao tinh thần làm việc, đạo đức của các cán bộ.

44

2.3.2. Gian lận bên ngoài

- Sự cố liên quan đến thẻ: Năm 2016 phát sinh 05 sự cố (chiếm 29% sự

cố gian lận bên ngoài) gây thiệt hại ước tính trên 63 triệu đồng cho ngân hàng và khách hàng, trong đó đặc biệt là các trường hợp khách hàng bị mất cắp tiền trong khi vẫn đang giữ thẻ, nguyên nhân chủ yếu do kẻ gian đã đánh cắp thông tin khách hàng để làm thẻ giả rút tiền của khách hàng. Phía BIDV đã có những biện pháp tích cực nhằm hỗ trợ người bị hại như nhanh chóng tiến hành điều tra, xác minh, hoàn tiền và phí cho người bị hại ngay khi xác định được nguyên nhân tổn thất, đồng thời cảnh báo thường xuyên đến các khách hàng. Đáng chú ý trong kỳ phát sinh 01 sự cố liên quan đến việc lợi dụng khách hàng là khách hàng nước ngoài sử dụng dịch vụ, đối tượng sau đó cà thẻ tín dụng của khách hàng nhiều lần. Mặc dù sau đó đối tượng đã hoàn trả lại số tiền cho khách hàng ngay sau khi bị khách hàng phát hiện, tuy nhiên do tính chất sự việc “gây ảnh hưởng xấu đến hình ảnh và ngành du lịch của đất nước” nên đối tượng đã bị bắt giam để điều tra.

- Sự cố liên quan đến chuyển tiền điện tử: Trong tháng 5/2015 phát sinh

một trường hợp kẻ gian chuyển tiền từ tài khoản khách hàng qua hệ thống ngân hàng điện tử gây thiệt hại 15 triệu đồng. Điều này tiếp tục dấy lên sự lo ngại về an toàn bảo mật khi lưu giữ tiền trong tài khoản và sử dụng dịch vụ IBMB, ảnh hưởng không nhỏ đến uy tín và hình ảnh của ngân hàng.

- Sự cố liên quan đến việc làm giả hồ sơ/giấy tờ, tiền mặt: Với công

nghệ làm giả hồ sơ/giấy tờ ngày càng tinh vi và thường xuyên thay đổi như hiện nay, các ngân hàng gặp nhiều khó khăn trong việc nhận biết tiền, giấy tờ, hình dấu giả mạo. Hình thức phạm tội vô cùng đa dạng như làm giả thư bảo lãnh vốn của ngân hàng để mời chào các nhà đầu tư, làm giả giấy tờ xuất nhập khẩu hàng hóa, làm giả con dấu và hợp đồng mua bán ô tô để vay vốn, qua đó để chiếm đoạt hàng tỷ đồng. Điều này phản ánh sự thiếu sót của bộ phận thẩm

ST

T Chỉ tiêu

Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016

Số lỗi Tỷ lệ Số lỗi Tỷ lệ Số lỗi Tỷ

lệ

I Nghiệp vụ phục vụ

khách hàng 5811 75,9%

51

46 74,0% 6676 73,4%

định tín dụng và sơ hở trong quy trình cho vay dẫn đến các đối tượng lợi dụng, tiếp đó sự thiếu giám sát mục đích sử dụng vốn vay, kiểm tra tài sản bảo đảm định kỳ từ phía ngân hàng cũng tạo kẽ hở cho khách hàng sử dụng vốn sai mục đích, đem tài sản đã chuyển nhượng đi thế chấp tiếp tại ngân hàng khác.

- Sự cố liên quan đến hành vi trộm cắp, cướp tài sản: Các đối tượng thường lựa chọn thời điểm ban đêm tại các khu vực vắng người, khó khăn trong việc phát hiện và ngăn chặn, để dùng xe tải, máy xúc trộm ATM bất chấp các biện pháp an ninh tại cây ATM như còi báo động, camera. Bên cạnh đó, lợi dụng sự tin tưởng của người bị hại nhờ đứng tên bất động sản, đối tượng dùng một số thủ đoạn gian dối để mang thế chấp tài sản cho ngân hàng.

Bài học kinh nghiệm:

Tăng cường các biện pháp giám sát an ninh và báo động tại các điểm giao dịch của ngân hàng, máy ATM nhằm bảo đảm phát hiện kịp thời các hành vi xâm nhập, phá hoại. Tăng cường đào tạo cho cán bộ về cách thức nhận biết tiền mặt, ngoại tệ, hồ sơ/giấy tờ, hình dấu, mẫu dấu giả thông qua các khóa đào tạo nội bộ.

- Kiểm soát quá trình thẩm định hồ sơ vay vốn của khách hàng theo đúng quy định, giám sát chặt chẽ mục đích sử dụng vốn vay, TSBĐ của khách hàng trong suốt thời gian vay.

- Thường xuyên cảnh báo khách hàng: (i) quan sát ATM kỹ trước khi sử dụng, kịp thời phát hiện các dấu hiệu, thiết bị lạ; thực hiện thay đổi mật khẩu thường xuyên, không đặt các mật khẩu quá đơn giản; đăng ký dịch vụ BSMS để nhận thông tin thay đổi số dư tài khoản kịp thời; (ii) khách hàng cảnh giác với các thủ đoạn lừa đảo qua điện thoại, mạng xã hội, không truy cập đường link lạ, nhắn tin phản hồi hoặc làm theo hướng dẫn đối với các tin nhắn không rõ nguồn gốc, có nội dung quảng cáo, mời chào hoặc mạo danh các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân.

2.3.3. Sai sót trong tác nghiệp của cán bộ

Rủi ro liên quan đến các sai sót trong hoạt động của cán bộ là loại rủi ro lớn nhất và có nguy cơ tổn thất cao nhất trong các loại rủi ro mà BIDV đã phải gánh chịu. Theo thống kê của bộ phận Quản lý rủi ro của BIDV cho thấy năm 2016, tổng số sai, lỗi tác nghiệp của các chi nhánh trên toàn hệ thống giảm 0,6% so với năm 2015 và thấp nhất trong 4 năm trở lại đây nguyên nhân chủ yếu là do số luợng sai lỗi trong nghiệp vụ Kế toán hậu kiểm giảm 67,69% , từ 502 truờng hợp năm 2015 xuống còn 432 truờng hợp trong năm 2016, nghiệp vụ chuyển tiền giảm 39,2% từ 1023 truờng hợp xuống 798 truờng hợp. Cụ thể nhu sau:

Bảng 2.2: Tổng hợp sai lỗi các nghiệp vụ trên toàn hệ thống từ năm 2014-2016

1 Tín dụng bảo lãnh 2637 34,5% 28 97 41,7% 3878 42,6% 2 The 2 96 % 3,9 ^ 3 4,3% 08 3 3,4% 3 Chuyển tiền 975 12,7% 10 23^ 14,7% 7 98 10% 4 Tiền gửi 96 1,3% Ĩ ÕT % 15 23 1 1,4%

5 Kinh doanh ngoại tệ 105 1,4% 1

08 1,6 % 1 34 1,5% 6 IBMB 197 2,6% 2 07 3,0% 2 21 2,4%

7 Tài trợ thuơng mại 8 0,1

% 11 0,2% 12 0,1% 8 Kinh doanh vàng miếng 2 0,0% 1 0,0% 0 0,0% 9 Cho thuê két 1 0,0 % 0 0,0% 1 0,0%

IBMB và thẻ)

Nghiệp vụ hỗ trợ 1843 24,1% 1808 26,0% 24

25

26,6 %

Ũ Kê toán, hậu kiêm 3

95 5,2% 02 5 7,2% 32 4 4,7% H Kho quỹ 2 68 % 3,5 46 3 5,0% 44 3 3,8% "13 Điện toán 83 ũ% 8 6 12 % 8 7 1,0% 14 Thông tin khách hàng 5 26 % 6,9 34 6 9,1% 85^ 7 8,6% "15 Tô chức cán bộ 69 0,9% 7 6 ũ% 7 8 0,9% 16 Tài chính, QLTS và XDCB 10 % 0,1 1 1 0,2% 2 1 0,1% 17

Quản lý rủi ro hoạt động, rủi ro thị trường, ISO

54 0,7% 46 1 2,1% 34 2 2,6%

"18 Kiêm tra nội bộ 5 0,1

% 7 0,1% 7 0,1% Tổng 7654 100% 6954 100% 80 19 100 %

(Nguồn: Số liệu Ban QLRRTT&TN-BIDV tổng hợp)

Biểu đồ 2.3: Tổng hợp sai lỗi theo từng nghiệp vụ toàn hệ thống từ năm 2014-2016 4500 4000 3500 3000 2500 2000 1500 1000 500

Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016

■ Tín dụng bảo lãnh ■ Thẻ ■ Chuyển tiền ■ Tiền gửi ■ Kinh doanh 0

2.3.3.1. Sai sót trong nghiệp vụ Tín dụng bảo lãnh

Các sai sót trong nghiệp vụ tín dụng bảo lãnh bao gồm: tự ý sửa đổi thông tin lãi suất, kỳ hạn vay, tần suất trả gốc, lãi,...) trong hệ thống không đúng với hồ sơ tín dụng, không thực hiện phong tỏa tài khoản trên thẻ tiết kiệm và giấy tờ có giá khi thực hiện cầm cố, giải ngân không có căn cứ, không hoặc thiếu chứng từ mà không đuợc cấp thẩm quyền phê duyệt, thu nợ sai số tiền trong hợp đồng, phân loại nợ sai quy định.

Có thể thấy rằng nghiệp vụ huy động vốn là nghiệp vụ tiềm ẩn rất nhiều rủi ro do những sai sót của cán bộ trong quá trình hoạt động. Những sai sót này mặc dù đã giảm đuợc qua các năm, nhung lại là những sai sót có nguy cơ rủi ro cao, mà nguyên nhân cơ bản nhất của những sai sót này chủ yếu là do ý thức chấp hành quy trình nghiệp vụ của cán bộ chua đuợc nghiêm, do sự cẩu thả của giao dịch viên trong quá trình thao tác nghiệp vụ.

Biểu đồ 2.4: Tỷ lệ sai lỗi từng nghiệp vụ của toàn hệ thống năm 2016

Kinh doanh ngoại tệ IBMB 2/ 4/ NHĐT (không bao gồm IBMB và thẻ) 10ớ/ Tiền gửi 2/ Chuyển tiền 1sớ/ Thẻ 5Ớ/ Tín dụng bảo lãnh 64ớ/

(Nguồn: Số liệu Ban QLRRTT&TN-BIDV tổng hợp)

2.3.3.2. Sai sót trong nghiệp vụ kho quỹ bao gồm

49

chỉ thường huy động vốn và hóa đơn giá trị gia tăng; không đóng kho tiền và giao toàn quyền sử dụng kho tiền cho Thủ kho, mở đóng kho tiền không đúng hoặc thiếu thành phần theo quy định; để tồn quỹ cuối ngày không đúng quy định kho tiền xây dựng chưa đảm bảo ác tiêu chuẩn kỹ thuật quy định; thiếu quỹ tiền mặt so với số tiền trên báo cáo.

2.3.3.2. Sai sót trong nghiệp vụ thẻ

Sai sót trong nghiệp vụ thẻ như: như: giao nhầm chủ thẻ; thất lạc hồ sơ

phát hành thẻ; phát hành thẻ cho khách hàng vượt quá số lượng thẻ tối đa cho phép, cán bộ quản lý mất chìa khóa máy ATM, tiếp tiền nhầm mệnh giá hộp tiền ATM.

2.3.3.3. Sai sót trong nghiệp vụ tiền gửi, chuyển tiền:

Sai sót trong nghiệp vụ tiền gửi, chuyển tiền: tạo khách hàng mới nhưng

không có hồ sơ thực tế, thực hiện giao dịch trên tài khoản khách hàng không đúng quy định; ký duyệt không đúng thẩm quyền; thiếu dấu đã thu, đã chi tiền trên chứng từ khi thực hiện thu, chi tiền cho khách hàng; lệnh chuyển tiền thực hiện nhiều lần, lựa chọn sai sản phẩm chuyển tiền theo quy định của BIDV.

Những sai sót trong nghiệp vụ chuyển tiền chủ yếu do nguyên nhân chủ quan của cán bộ. Những sai sót trong nghiệp vụ này rất dễ xảy ra tổn thất cho ngân hàng, đặc biệt là hiện tượng chuyển nhầm nhiều lần một món tiền đến người thụ hưởng nếu không được kiểm soát viên của ngân hàng phát hiện kịp thời có thể dẫn dến tình trạng ngân hàng bị chiếm dụng vốn hoặc thậm chí mất tiền.

Bài học kinh nghiệm:

- Thường xuyên theo dõi việc thống kê và áp dụng chế tài xử lý các hành vi vi phạm trong tác nghiệp của cán bộ tại Đơn vị

- Định kỳ tổ chức thanh tra, kiểm soát việc thực hiện các quy trình nghiệp vụ của các cán bộ

- Thường xuyên tổ chức các lớp đào tạo về nghiệp vụ, các cuộc thi bắt buộc, thi có thưởng về phong cách không gian giao dịch, nghiệp vụ chuyên môn cho tất cả các cán bộ trong hệ thống BIDV

2.3.4. Rủi ro liên quan đến hệ thống công nghệ thông tin (CNTT)

Sự an toàn và hoạt động thông suốt của hệ thống CNTT là một trong những yếu tố quan trọng hàng đầu đảm bảo sự an toàn hoạt động kinh doanh của ngân hàng. BIDV đã triển khai hiện đại hóa cho tất cả các chi nhánh trong hệ thống bằng hệ thống Core- banking do nhà thầu SilverLake cung cấp. Tuy nhiên các dấu hiệu rủi ro liên quan đến hệ thống CNTT vẫn xuất hiện khá nhiều trong quá trình hoạt động của BIDV do ngân hàng sử dụng hàm lượng CNTT khá lớn, cụ thể:

2.3.4.1. Liên quan đến giao dịch thẻ trên ATM: 129 thẻ BIDV giao

dịch trên ATM ngân hàng khác không thanh công nhưng vẫn hạch toán; 149 giao dịch thẻ Master BIDV giao dịch trên ATM ngân hàng khác không thành công nhưng tài khoản bị trừ tiền; ... trường hợp giao dịch trên ATM thành công nhưng tài khoản không ghi nợ

2.3.4.2. Liên quan đến việc hạch toán các giao dịch: 10 giao dịch

thành công bị hạch toán 02 lần; 54 giao dịch thành công nhưng BIDV chưa hạch toán; 96 trường hợp báo Nợ thay vì báo Có khách hàng đối với giao dịch reversal

Đối với sự cố nêu trên, ngay sau khi phát hiện, BIDV đã kịp thời phối hợp với các đơn vị cá nhân có liên quan thực hiện các biện pháp xử lý kịp thời đảm bảo quyền lợi cũng như giảm thiểu tối đa thiệt hại cho BIDV và khách hàng.

Bên cạnh đó, kết quả giám sát của các đơn vị trong hệ thống BIDV áp dụng Hệ thống quản lý an toàn thông tin (Trung tâm Công nghệ thông tin, Bộ phận Ngân hàng điện tử thuộc Ban Phát triển Ngân hàng Bán lẻ) cho thấy các sự cố an toàn thông tin phát sinh trong năm 2016 như sau:

51

2.3.4.3. Sự cố liên quan đến các đối tác bên ngoài: (i) từ ngày 01 đến

05/09/2016, do lỗi mạng Viettel, khách hàng sử dụng BIDV mobile trên mạng Viettel không nhận được OTP từ BIDV nên không thực hiện được các giao dịch tài chính; (ii) lỗi nạp tiền Vnpay vào ngày 16/09/2016 do hệ thống quá tải khi trung gian thanh toán Vnpay khuyến mại.

2.3.4.4. Sự cố từ hệ thống Công nghệ thông tin của BIDV: (i) hệ

thống Back Corporate không đăng nhập được (ngày 26/09, 04/10, 27/10,

Một phần của tài liệu 0384 giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý rủi ro hoạt động tại NHTM CP đầu tư và phát triển việt nam luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 53 - 64)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(112 trang)
w