ĐỊNH HƯỚNG QUẢN LÝ RỦI RO HOẠT ĐỘNG TẠI BIDV

Một phần của tài liệu 0384 giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý rủi ro hoạt động tại NHTM CP đầu tư và phát triển việt nam luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 98 - 100)

3.1.1. Định hướng chung về hoạt động và phát triển của BIDV

Trong Đại hội đồng Cổ đông (ĐHĐCĐ) thường niên năm 2017 ngày 22/4/2017 tại Hà Nội đã thông qua nhiều nội dung quan trọng về trọng tâm, nhiệm vụ giai đoạn 2017-2022 đó là hoàn thiện thể chế; hoạch định chiến lược; nâng cao năng lực tài chính; hoàn thiện mô hình tổ chức, tập trung sàng lọc, phát triển nguồn nhân lực có chất lượng gắn với tái cơ cấu và hội nhập quốc tế; củng cố, sắp xếp, nâng cao hiệu quả mạng lưới hoạt động; triển khai các dự án CNTT cốt lõi; phát triển hoạt động bán lẻ; nâng cao hiệu quả hoạt động các hiện diện thương mại tại hải ngoại; cải cách thủ tục hành chính, nâng cao năng lực cạnh tranh; phát triển thương hiệu, công tác an sinh xã hội; Tăng cường công tác kiểm tra giám sát, kiểm toán nội bộ; Triển khai công tác quản lý rủi ro, sẵn sàng áp dụng các chuẩn mực Basel theo quy định của NHNN vào năm 2018.

Về mục tiêu và các nhiệm vụ năm 2017: Huy động vốn Tăng trưởng 16,5%; Dư nợ tín dụng Tăng trưởng ≤16%; Lợi nhuận trước thuế 7.750 tỷ đồng; Tỷ lệ nợ xấu<3%; Tỷ lệ chi trả cổ tứcL7% và không thấp hơn lãi suất tiết kiệm 12 tháng VND; Tập trung triển khai Đề án tăng cường năng lực tài chính toàn diện trong đó quyết tâm thực hiện các biện pháp tăng vốn điều lệ; Xây dựng Kế hoạch kinh doanh giai đoạn 2017-2020 gắn với Phương án Tái cơ cấu BIDV giai đoạn 2; Tăng trưởng tín dụng an toàn, bền vững, có hiệu quả; Điều hành cân đối vốn đảm bảo hài hòa 3 mục tiêu “an toàn - hiệu quả - quy mô; Tăng cường các nguồn thu và tiết kiệm chi phí để gia tăng thu nhập;

Tạo bước đột phá trong hoạt động bán lẻ, chú trọng phát triển và gia tăng các nguồn thu dịch vụ; Củng cố, nâng cao hiệu quả mạng lưới kinh doanh truyền thống và hiện đại.

3.1.2. Định hướng về quản lý rủi ro hoạt động tại BIDV

Triển khai Basel được xác định là nhiệm vụ trọng tâm của BIDV trong giai đoạn 2017 - 2019.

Đối với BIDV, triển khai Basel là yêu cầu bắt buộc nhằm tuân thủ quy định của cơ quan quản lý nhà nước và cũng là yêu cầu tất yếu của công tác quản trị nội bộ trong dài hạn nhằm nâng cao chất lượng hệ thống quản lý rủi ro nói chung và rủi ro hoạt động nói riêng, góp phần nâng cao vị thế, hình ảnh của BIDV trong nước và quốc tế, thu hút các đối tác tiềm năng, mang lại lợi ích kinh tế và đóng góp quan trọng cho sự phát triển bền vững của BIDV.

Do vậy, để công tác quản lý rủi ro hoạt động của BIDV có hiệu quả đồng thời phù hợp với các thông lệ quốc tế mới nhất. BIDV đã định hướng cụ thể đối với công tác quản lý rủi ro hoạt động trong hệ thống như sau:

- Sắp xếp bộ máy tổ chức từ trụ sở chính đến các sở giao dịch, chi nhánh để quản lý rủi ro theo đúng mô hình thông lệ quốc tế, bố trí đủ nguồn nhân lực, đủ khả năng để thực hiện quản lý rủi ro tốt nhất

- Xây dựng hệ thống các chính sách, quy định, quy trình quản lý rủi ro để đảm bảo quản lý rủi ro hoạt động phải được thực hiện thường xuyên hàng ngày, từ nhân viên đến lãnh đạo kiểm tra rà soát được toàn bộ hoạt động của ngân hàng nhằm phát hiện triệt để nhất các rủi ro hoạt động và có biện pháp ngăn ngừa, giảm thiểu rủi ro kịp thời.

- Tăng cường, củng cố quản lý rủi ro hoạt động thông qua sử dụng hệ thống công nghệ thông tin một các triệt để. Công nghệ thông tin là một công cụ đắc lực

giúp giảm thiểu rủi ro hoạt động thông qua việc lưu chuyển thông tin đánh giá

85

- Thành lập hệ thống cảnh báo về rủi ro hoạt động định kỳ, đảm bảo cung cấp đầy đủ kịp thời các thông tin quản lý rủi ro cho các cấp lãnh đạo để bảo đảm

các cấp lãnh đạo giám sát được đầy đủ các hoạt động rủi ro của toàn hệ thống

- Xây dựng hệ thống cảnh báo thường xuyên để giúp cho các đơn vị trong hệ thống chủ động phòng ngừa rủi ro.

- Tăng cường giáo dục về tư tưởng, quy chế, nội quy cán bộ, công nhân viên trong toàn hệ thống để mọi người hiểu rõ các loại rủi ro hoạt động liên quan

có thể

xảy ra đối với bản thân và cách thức hạn chế phòng ngừa hiệu quả nhất. - Việc phân cấp quản lý cần tuân thủ theo nguyên tắc phân định trách

nhiệm cụ thể, rõ ràng của từng cấp quản lý rủi ro hoạt động. phân biệt trách nhiệm giữa các cấp quản lý tầm chiến lược, cấp quản lý điều hành và cấp tổ chức thực hiện.

Một phần của tài liệu 0384 giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý rủi ro hoạt động tại NHTM CP đầu tư và phát triển việt nam luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 98 - 100)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(112 trang)
w