Giải pháp về cơ cấu tổ chức quản lý rủi ro hoạt động

Một phần của tài liệu 0384 giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý rủi ro hoạt động tại NHTM CP đầu tư và phát triển việt nam luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 101)

3.2. GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ RỦI RO HOẠT

3.2.2. Giải pháp về cơ cấu tổ chức quản lý rủi ro hoạt động

Trong tương lai BIDV cần duy trì mô hình quản lý rủi ro phù hợp với thông lệ quốc tế theo mô hình sau:

Hình 3.1: Mô hình cấu trúc tổ chức hoạt động quản lý rủi ro

- Hội đồng quản lý rủi ro: hoạt động dưới quyền chỉ đạo của Hội đồng quản trị. Mục đích của hội đồng này là đảm bảo cho BIDV luôn duy trì khung quản lý rủi ro một cách thận trọng và hiệu quả, giám sát tất cả các loại rủi ro tín dụng, rủi ro thị trường, rủi ro hoạt động. Kiểm soát việc phân quyền và thực hiện chức năng quản lý rủi ro đối với các ủy ban liên quan.

87

Trách nhiệm của HĐQL rủi ro là: đảm bảo việc tuyên bố chính sách quản lý đối với mỗi loại rủi ro đều đuợc HĐQL rủi ro chuẩn bị để hội đồng quản trị phê duyệt, Đảm bảo chính sách quản lý rủi ro đã đuợc thực hiện nghiêm chỉnh; quản lỷ nguồn vốn trích dự phòng rủi ro của BIDV; Đảm bảo đã xây dựng hạn mức hợp lý đối với rủi ro hoạt động, rủi ro thị truờng, rủi ro tín dụng; rà soát hoạt động của các ủy ban rủi ro.

- Ủy ban quản lý rủi ro hoạt động: Ủy ban này hoạt động duới sự chỉ đạo của tổng giám đốc, hoặc phó tổng giám đốc. Mục đích của ủy ban này là: giám

sát một

cách tích cực quá trình quản lý rủi ro hoạt động trong phạm vi ngân hàng. Trách

nhiệm của ủy ban này là: chịu trách nhiệm xây dựng khung quản lý rủi ro hoạt

động, xây dựng quy trình và các văn bản huớng dẫn quản lý rủi ro hoạt động

để cụ

thể hóa chính sách của hội đồng quản trị, báo cáo kịp thời chính xác.

- Các phòng, ban trong các đơn vị của hệ thống BIDV: Tham gia soạn thảo cac quy định quản lý rủi ro hoạt động cho một số nghiệp vụ khi đuợc ban

lãnh đạo yêu cầu; kiểm soát và giám sát toàn bộ quá trình quản lý rủi ro tại bộ

phận mình; báo cáo kịp thời, chính xác cho phòng ban quản lý rủi ro hoạt động tại đơn vị mình.

- Phòng, tổ quản lý rủi ro tại chi nhánh: có nhiệm vụ làm tham muu; giúp ban lãnh đạo đơn vị tổ chức, thực hiện công tác quản lý rủi ro tại đơn vị; tổng

hợp kết quả công tác quản lý rủi ro của các phòng ban trong đơn vị; xác định,

ngũ cán bộ - nhân viên - những người “sở hữu” rủi ro hoạt động phải có trình độ chuyên môn nghiệp vụ, trình độ tay nghề, kỹ năng xử lý công việc. Muốn như thế BIDV phải chú trọng hai công tác:

3.2.3.1. Bố trí và sử dụng nhân sự

- Nhân sự được cử tham gia quản lý rủi ro hoạt động theo Basel phải bảo đảm năng lực, trình độ chuyên môn, trình độ ngoại ngữ, chủ động và có trách nhiệm trong công việc, cụ thể:

- Căn cứ kế hoạch và tình hình thực hiện các cấu phần công việc tự thực hiện hoặc thuê tư vấn trong các dự án quản lý rủi ro hoạt động, đơn vị đầu mối/ đơn vị liên quan chủ động xây dựng kế hoạch huy động nguồn lực, bao gồm cơ chế trưng tập cán bộ/tuyển dụng cộng tác viên, trình cấp có thẩm quyền phê duyệt và gửi tới các đơn vị liên quan để chủ động sắp xếp và bố trí

nhân sự phù hợp.

- Các đơn vị đầu mối/ đơn vị liên quan cử cá nhân tham gia công tác triển khai quản lý rủi ro hoạt động theo thông lệ phải theo đúng cơ cấu, thành phần, chức năng nhiệm vụ đã được phê duyệt; Hạn chế điều động/ luân chuyển cá nhân chịu trách nhiệm và/ hoặc các cán bộ tham gia dự án triển khai Basel (chuyên trách và bán chuyên trách).

3.2.3.2. Cơ chế với nhân sự tham gia triển khai quản lý rủi ro hoạt động theo Basel II

- Ban Tổ chức cán bộ đầu mối xây dựng cơ chế đãi ngộ đối với đội ngũ nhân sự tham gia các dự án triển khai Basel; đồng thời xây dựng cơ chế khen thưởng, kỷ luật, điều động và luân chuyển phù hợp, gắn với trách nhiệm và mức độ hoàn thành nhiệm vụ của các cán bộ tham gia triển khai Basel.

- Việc xét hoàn thành nhiệm vụ chuyên môn, khen thưởng, kỷ luật, quy hoạch, bổ nhiệm, điều động và luân chuyển đối với các cán bộ tham gia Ban quản lý dự án triển khai Basel tại BIDV và các dự án triển khai Basel (bao

89

gồm cán bộ chuyên trách và cán bộ bán chuyên trách) phải đuợc lấy ý kiến Lãnh đạo Ban PMO và/ hoặc Đơn vị đầu mối dự án tuơng ứng.

- Đơn vị đầu mối chủ động xây dựng và tổ chức triển khai thực hiện cơ chế đãi ngộ, cơ hội nghề nghiệp phù hợp, mang tính động lực đối với các cán bộ tham gia các dự án triển khai Basel do đơn vị quản lý.

3.2.3.3. Chính sách đào tạo cán bộ

Hàng năm phân bổ chi phí cho đào tạo hợp lý nhằm mục đích duy trì và nâng cao chất luợng nguồn nhân lực. BIDV tuy đã thành lập một trung tâm đào tạo, đó là buớc khởi đầu tốt, tuy nhiên ngân hàng có thể sử dụng các phuơng pháp: tổ chức đào tạo, tập huấn theo hình thức mở các lớp học theo từng vùng, miền; đào tạo qua thông tin tuyên truyền trên web nội bộ, bản tin, tạp chí của BIDV; tổ chức các buổi tọa đàm, hội thảo chuyên đề quản lý rủi ro.

3.2.4. Truyền thông, đào tạo, khảo sát Basel và thông lệ tốt trong côngtác tác

quản lý rủi ro tín dụng

3.2.4.1. Chương trình truyền thông về Basel và thông lệ tốt trong công tác QLRRHĐ

V Mục tiêu

- Tạo sự đồng thuận, nhất trí cao của các cấp lãnh đạo và toàn thể cán bộ đối với sự cần thiết và lợi ích của việc triển khai Basel.

- Góp phần nâng cao hình ảnh của BIDV, huớng tới mục tiêu trở thành ngân hàng hàng đầu với hệ thống quản lý rủi ro hoạt động đạt chuẩn quốc tế, nhận đuợc sự đánh giá cao của các nhà đầu tu trong và ngoài nuớc.

V Nội dung truyền thông

- Hiệp uớc Basel và các thông lệ tốt trong quản lý rủi ro hoạt động tại ngân hàng.

- Các văn bản quy phạm pháp luật, huớng dẫn, chỉ đạo của NHNN và các cơ quan quản lý nhà nuớc trong công tác triển khai Basel.

- Tình hình triển khai Basel tại BIDV, ứng dụng các kết quả triển khai Hiệp ước Basel, các thông lệ tốt trong quản lý rủi ro hoạt động vào thực tế hoạt động tại đơn vị.

V Đối tượng truyền thông: các cấp lãnh đạo và toàn thể cán bộ BIDV theo từng nhóm đối tượng.

V Phương thức truyền thông - Xây dựng bản tin nội bộ BIDV.

- Viết bài truyền thông, đăng tải trên các báo/tạp chí nội bộ và bên ngoài. - Tổ chức họp/hội thảo truyền thông.

- Tổ chức thi tìm hiểu về Basel (tập trung/trực tuyến, bắt buộc/có thưởng). - Xây dựng tài liệu phổ biến kiến thức: (i) Danh mục tài liệu; (ii) Bộ

ngân hàng câu hỏi; (iii) Cẩm nang/Sổ tay nghiệp vụ... về Basel và các thông lệ tốt về quản lý rủi ro trong ngân hàng.

- Thực hiện báo cáo định kỳ và đột xuất theo chỉ đạo của Ban Lãnh đạo.

V Quy trình thực hiện

- Định kỳ hàng năm, Ban PMO phối hợp với các đơn vị liên quan xây dựng kế hoạch truyền thông nội bộ, bên ngoài, trình Tổng Giám đốc - Trưởng Ban PMO phê duyệt, gửi kết quả tới các đơn vị để thực hiện.

- Các đơn vị tổ chức thực hiện kế hoạch truyền thông đã được duyệt, thực hiện báo cáo kết quả định kỳ về Ban PMO, thông qua báo cáo tiến độ PMO. - Ban PMO chịu trách nhiệm giám sát quá trình và kết quả thực hiện kế

hoạch truyền thông của các đơn vị, tổng hợp báo cáo Ban chỉ đạo PMO, Lãnh

đạo Ban PMO theo định kỳ 06 tháng/lần.

3.2.4.2. Chương trình đào tạo về Basel và thông lệ tốt trong công tác QLRRHĐ

91

về Basel và thông lệ tốt trong công tác QLRRHĐ.

- Đào tạo đội ngũ cán bộ chủ chốt tham gia các dự án triển khai Basel cũng như thực hiện công tác quản lý rủi ro tại BIDV sau này.

- Nâng cao năng lực, kiến thức, kỹ năng cho các cán bộ tham gia Ban quản lý dự án, các đơn vị tham gia thẩm định nhằm rút ngắn quá trình tìm hiểu các nội dung liên quan.

- Đào tạo cán bộ thực hiện công tác quản trị các dự án Basel theo chuẩn quốc tế để nâng cao hiệu quả quản trị, giám sát quá trình triển khai Basel.

V Đối tượng

- Các cấp lãnh đạo và toàn thể cán bộ BIDV, trong đó tập trung vào Nhóm các cán bộ QLRR, QLKH và QTTD tại Ban/ Trung tâm tại Trụ sở chính và đơn vị thành viên.

- Các thành viên thuộc Ban PMO và đơn vị đầu mối triển khai các dự án Basel.

V Nội dung

- Kiến thức cơ bản và chuyên sâu về quản lý rủi ro, các chuẩn mực và thông lệ tốt trên thế giới trong quản lý rủi ro.

- Kiến thức và kỹ năng quản lý dự án theo chuẩn quốc tế phục vụ quản lý chương trình triển khai Basel và quản lý thay đổi.

V Phương thức

- Đào tạo theo kế hoạch của Trường Đào tạo cán bộ; - Đào tạo tập trung, chuyên sâu.

V Quy trình thực hiện

- Định kỳ hàng năm, Ban PMO phối hợp với các đơn vị liên quan xây dựng kế hoạch đào tạo nội bộ trình Tổng Giám đốc - Trưởng Ban PMO phê duyệt, gửi kết quả tới các đơn vị để thực hiện.

báo cáo kết quả định kỳ về Ban PMO, thông qua báo cáo tiến độ PMO.

- Ban PMO chịu trách nhiệm giám sát quá trình và kết quả thực hiện kế hoạch đào tạo của các đơn vị, tổng hợp báo cáo Ban chỉ đạo PMO, Lãnh đạo Ban PMO theo định kỳ 06 tháng/lần.

3.2.4.3. Chương trình khảo sát về Basel và thông lệ tốt trong công tác QLRR

V Mục tiêu

- Học hỏi kinh nghiệm từ thực tế triển khai Basel tại các ngân hàng ở các quốc gia phát triển, đã triển khai thành công Basel, từ đó (i) tránh vấp phải các sai lầm lối mòn, (ii) chủ động nhận diện và có biện pháp xử lý các vấn đề có khả năng phát sinh, (iii) có định huớng rõ ràng hơn về lộ trình và kế hoạch

triển khai Basel tại BIDV.

- Tìm giải pháp cho các vấn đề cấp bách BIDV đang phải đối diện trong quá trình triển khai Basel.

V Quy trình thực hiện

- Căn cứ nhu cầu và thực tế triển khai, các đơn vị đầu mối thực hiện đề xuất, trình phê duyệt chủ truơng khảo sát theo quy định hiện hành của BIDV. - Căn cứ kế hoạch đuợc phê duyệt, đơn vị đầu mối phối hợp với các đơn

vị liên quan tổ chức thực hiện kế hoạch khảo sát, báo cáo kết quả và đề xuất áp dụng cụ thể tới cấp có thẩm quyền sau khi kết thúc khảo sát.

3.2.4.5. Đầu tư xây dựng hệ thống công nghệ thông tin hiện đại

Hoạt động ngân hàng luôn đòi hỏi phải sử dụng một hàm luợng công nghệ thông tin cao, việc sử dụng công nghệ thông tin hiện đại là một trong hoạt động kinh doanh là tiền đề vô cùng quan trọng mang lại thành công cho các ngân hàng; là nhân tố có ảnh huởng lớn đến chất luợng, hiệu quả của công tác quản trị ngân hàng, trong đó có công tác quản lý rủi ro. Muốn thế BIDV cần:

93

suốt, nhanh chóng với độ bảo mật cao, hạn chế tối đa các hành vi xâm nhập trái phép từ bên ngoài.

Thành lập bộ phận quản lý rủi ro đối với hệ thống công nghệ thông tin nằn trong trung tâm tin học của BIDV.

Đầu tư nghiên cứu, xây dựng hay mua sắm các mô hình dự báo rủi ro và ước lượng tổn thất dựa trên các phần mềm công nghệ thông tin tiên tiến.

3.2.4.6. Xây dựng văn hóa quản lý rủi ro

Rủi ro hoạt động có đặc tính cố hữu, nó tồn tại song hành cùng với hoạt động kinh doanh của ngân hàng; do vậy văn hóa quản lý rủi ro là toàn bộ các giá trị, các quan niệm, và tập quán, truyền thống ăn sâu vào hoạt động ngân hàng, chi phối nếp suy nghĩ và hành vi của mọi thành viên trong ngân hàng trong việc theo đuổi và thực hiện mục đích quản lý rủi ro.

Những nội dung cần có trong xây dựng văn hóa quản lý rủi ro của BIDV bao gồm:

V Ý thức cảnh giác về rủi ro hoạt động của cán bộ lãnh đạo đến nhân viên ngân hàng

V Các nguyên tắc trong nhận diện, chấp nhận và ứng xử đối với rủi ro

V Các nguyên tắc trao đổi thông tin giữa các bộ phận trong nội bộ ngân hàng trong công tác quản lý rủi ro

V Tính công khai minh bạch trong việc công bố thông tin ra bên ngoài

3.2.6.Trang bị cơ sở vật chất, đảm bảo môi trường làm việc an toàn, thuận tiện

Cần nghiên cứu xây dựng và hoàn thiện các tiêu chuẩn, định mức về trang bị công cụ lao động; định mức về sử dụng không gian nơi làm việc... để hỗ trợ cho cán bộ thực hiện hoạt động một cách hiệu quả nhất

Thực hiện rà soát thường xuyên tình trạng cơ sở vật chất hiện đang quản lý để có kế hoạch đầu tư bổ sung, thay thế hay dự phòng đảm bảo trang

bị đủ cơ sở vật chất hiện đại phục vụ cho hoạt động kinh doanh

3.3. KIẾN NGHỊ, ĐỀ XUẤT

Để những giải pháp trên có thể áp dụng nhanh chóng và có hiệu quả trong điều hành quản lý rủi ro hoạt động, tôi xin nêu một số kiến nghị, đề xuất với Ngân hàng nhà nuớc, Chính phủ và các Bộ ngành có liên quan.

3.3.1. Kiến nghị, đề xuất với Chính phủ, Bộ ngành có liên quan

Chính phủ và bộ ngành có liên quan cần tiếp tục rà soát để chỉnh sửa, bổ sung và hoàn thiện đồng bộ các văn bản pháp lý điều chỉnh mô hình tổ chức; hoạt động nghiệp vụ; thu chi tài chính của các Ngân hàng thuơng mại; nhu luật các Tổ chức tín dụng quy định về tổ chức hoạt động của Ngân hàng thương mại, quy định về giao dịch đảm bảo... nhằm tạo ra một hành lang pháp lý an toàn cho hoạt động kinh doanh của ngân hàng thuơng mại.

Cần có biện pháp khắc phục nhanh chóng tình trạng nền kinh tế tiền mặt; cũng như biện pháp để nâng cao tính minh bạch của các chủ thế trong nền kinh tế; có chính sách tạo điều kiện thuận lợi đẻ các ngân hàng hội nhập với nền tài chính thế giới.

3.3.2. Đối với Ngân hàng Nhà nước

Một là Ngân hàng nhà nước nên sớm ban hành văn bản hướng dẫn chung về công tác quản lý rủi ro hoạt động: Để có cơ sở cho các ngân hàng thương mại trong đó có BIDV áp dụng các thông lệ quốc tế trong việc quản trị điều hành đặc biệt là quản lý rủi ro. Ngân hàng nhà nước nên sớm ban hành quy định cũng như lộ trình áp dụng các khuyến nghị của Ủy ban Basel trong quản lý rủi ro Ngân hàng

Hai là, Ngân hàng nhà nước nên ban hành văn bản hướng dẫn cơ chế trích lập dự phòng rủi ro hoạt động. Hoạt động ngân hàng luôn tiềm ẩn rủi ro, các biện pháp quản lý chỉ nhằm ngăn chặn chứ không thể xóa bỏ được hoàn toàn rủi ro có thể xảy ra. Để có thể duy trì hoạt động liên tục thì ngân hàng cần phải có quỹ dự phòng để bù đắp cho các rủi ro phát sinh.

95

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3

Trong chương 3 đã nêu định hướng phát triển của BIDV đến năm 2020, từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác QLRRHĐ tại BIDV, đồng thời đưa ra kiến nghị Ngân hàng Nhà nước và Chính phủ để giúp công tác QLRRHĐ tại BIDV ngày càng hoàn thiện hơn và phù hợp với thông lệ

Một phần của tài liệu 0384 giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý rủi ro hoạt động tại NHTM CP đầu tư và phát triển việt nam luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 101)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(112 trang)
w