Truyền thông, đào tạo, khảo sát Basel và thông lệ tốt trong công tác

Một phần của tài liệu 0384 giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý rủi ro hoạt động tại NHTM CP đầu tư và phát triển việt nam luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 104 - 109)

3.2. GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ RỦI RO HOẠT

3.2.4. Truyền thông, đào tạo, khảo sát Basel và thông lệ tốt trong công tác

tác

quản lý rủi ro tín dụng

3.2.4.1. Chương trình truyền thông về Basel và thông lệ tốt trong công tác QLRRHĐ

V Mục tiêu

- Tạo sự đồng thuận, nhất trí cao của các cấp lãnh đạo và toàn thể cán bộ đối với sự cần thiết và lợi ích của việc triển khai Basel.

- Góp phần nâng cao hình ảnh của BIDV, huớng tới mục tiêu trở thành ngân hàng hàng đầu với hệ thống quản lý rủi ro hoạt động đạt chuẩn quốc tế, nhận đuợc sự đánh giá cao của các nhà đầu tu trong và ngoài nuớc.

V Nội dung truyền thông

- Hiệp uớc Basel và các thông lệ tốt trong quản lý rủi ro hoạt động tại ngân hàng.

- Các văn bản quy phạm pháp luật, huớng dẫn, chỉ đạo của NHNN và các cơ quan quản lý nhà nuớc trong công tác triển khai Basel.

- Tình hình triển khai Basel tại BIDV, ứng dụng các kết quả triển khai Hiệp ước Basel, các thông lệ tốt trong quản lý rủi ro hoạt động vào thực tế hoạt động tại đơn vị.

V Đối tượng truyền thông: các cấp lãnh đạo và toàn thể cán bộ BIDV theo từng nhóm đối tượng.

V Phương thức truyền thông - Xây dựng bản tin nội bộ BIDV.

- Viết bài truyền thông, đăng tải trên các báo/tạp chí nội bộ và bên ngoài. - Tổ chức họp/hội thảo truyền thông.

- Tổ chức thi tìm hiểu về Basel (tập trung/trực tuyến, bắt buộc/có thưởng). - Xây dựng tài liệu phổ biến kiến thức: (i) Danh mục tài liệu; (ii) Bộ

ngân hàng câu hỏi; (iii) Cẩm nang/Sổ tay nghiệp vụ... về Basel và các thông lệ tốt về quản lý rủi ro trong ngân hàng.

- Thực hiện báo cáo định kỳ và đột xuất theo chỉ đạo của Ban Lãnh đạo.

V Quy trình thực hiện

- Định kỳ hàng năm, Ban PMO phối hợp với các đơn vị liên quan xây dựng kế hoạch truyền thông nội bộ, bên ngoài, trình Tổng Giám đốc - Trưởng Ban PMO phê duyệt, gửi kết quả tới các đơn vị để thực hiện.

- Các đơn vị tổ chức thực hiện kế hoạch truyền thông đã được duyệt, thực hiện báo cáo kết quả định kỳ về Ban PMO, thông qua báo cáo tiến độ PMO. - Ban PMO chịu trách nhiệm giám sát quá trình và kết quả thực hiện kế

hoạch truyền thông của các đơn vị, tổng hợp báo cáo Ban chỉ đạo PMO, Lãnh

đạo Ban PMO theo định kỳ 06 tháng/lần.

3.2.4.2. Chương trình đào tạo về Basel và thông lệ tốt trong công tác QLRRHĐ

91

về Basel và thông lệ tốt trong công tác QLRRHĐ.

- Đào tạo đội ngũ cán bộ chủ chốt tham gia các dự án triển khai Basel cũng như thực hiện công tác quản lý rủi ro tại BIDV sau này.

- Nâng cao năng lực, kiến thức, kỹ năng cho các cán bộ tham gia Ban quản lý dự án, các đơn vị tham gia thẩm định nhằm rút ngắn quá trình tìm hiểu các nội dung liên quan.

- Đào tạo cán bộ thực hiện công tác quản trị các dự án Basel theo chuẩn quốc tế để nâng cao hiệu quả quản trị, giám sát quá trình triển khai Basel.

V Đối tượng

- Các cấp lãnh đạo và toàn thể cán bộ BIDV, trong đó tập trung vào Nhóm các cán bộ QLRR, QLKH và QTTD tại Ban/ Trung tâm tại Trụ sở chính và đơn vị thành viên.

- Các thành viên thuộc Ban PMO và đơn vị đầu mối triển khai các dự án Basel.

V Nội dung

- Kiến thức cơ bản và chuyên sâu về quản lý rủi ro, các chuẩn mực và thông lệ tốt trên thế giới trong quản lý rủi ro.

- Kiến thức và kỹ năng quản lý dự án theo chuẩn quốc tế phục vụ quản lý chương trình triển khai Basel và quản lý thay đổi.

V Phương thức

- Đào tạo theo kế hoạch của Trường Đào tạo cán bộ; - Đào tạo tập trung, chuyên sâu.

V Quy trình thực hiện

- Định kỳ hàng năm, Ban PMO phối hợp với các đơn vị liên quan xây dựng kế hoạch đào tạo nội bộ trình Tổng Giám đốc - Trưởng Ban PMO phê duyệt, gửi kết quả tới các đơn vị để thực hiện.

báo cáo kết quả định kỳ về Ban PMO, thông qua báo cáo tiến độ PMO.

- Ban PMO chịu trách nhiệm giám sát quá trình và kết quả thực hiện kế hoạch đào tạo của các đơn vị, tổng hợp báo cáo Ban chỉ đạo PMO, Lãnh đạo Ban PMO theo định kỳ 06 tháng/lần.

3.2.4.3. Chương trình khảo sát về Basel và thông lệ tốt trong công tác QLRR

V Mục tiêu

- Học hỏi kinh nghiệm từ thực tế triển khai Basel tại các ngân hàng ở các quốc gia phát triển, đã triển khai thành công Basel, từ đó (i) tránh vấp phải các sai lầm lối mòn, (ii) chủ động nhận diện và có biện pháp xử lý các vấn đề có khả năng phát sinh, (iii) có định huớng rõ ràng hơn về lộ trình và kế hoạch

triển khai Basel tại BIDV.

- Tìm giải pháp cho các vấn đề cấp bách BIDV đang phải đối diện trong quá trình triển khai Basel.

V Quy trình thực hiện

- Căn cứ nhu cầu và thực tế triển khai, các đơn vị đầu mối thực hiện đề xuất, trình phê duyệt chủ truơng khảo sát theo quy định hiện hành của BIDV. - Căn cứ kế hoạch đuợc phê duyệt, đơn vị đầu mối phối hợp với các đơn

vị liên quan tổ chức thực hiện kế hoạch khảo sát, báo cáo kết quả và đề xuất áp dụng cụ thể tới cấp có thẩm quyền sau khi kết thúc khảo sát.

3.2.4.5. Đầu tư xây dựng hệ thống công nghệ thông tin hiện đại

Hoạt động ngân hàng luôn đòi hỏi phải sử dụng một hàm luợng công nghệ thông tin cao, việc sử dụng công nghệ thông tin hiện đại là một trong hoạt động kinh doanh là tiền đề vô cùng quan trọng mang lại thành công cho các ngân hàng; là nhân tố có ảnh huởng lớn đến chất luợng, hiệu quả của công tác quản trị ngân hàng, trong đó có công tác quản lý rủi ro. Muốn thế BIDV cần:

93

suốt, nhanh chóng với độ bảo mật cao, hạn chế tối đa các hành vi xâm nhập trái phép từ bên ngoài.

Thành lập bộ phận quản lý rủi ro đối với hệ thống công nghệ thông tin nằn trong trung tâm tin học của BIDV.

Đầu tư nghiên cứu, xây dựng hay mua sắm các mô hình dự báo rủi ro và ước lượng tổn thất dựa trên các phần mềm công nghệ thông tin tiên tiến.

3.2.4.6. Xây dựng văn hóa quản lý rủi ro

Rủi ro hoạt động có đặc tính cố hữu, nó tồn tại song hành cùng với hoạt động kinh doanh của ngân hàng; do vậy văn hóa quản lý rủi ro là toàn bộ các giá trị, các quan niệm, và tập quán, truyền thống ăn sâu vào hoạt động ngân hàng, chi phối nếp suy nghĩ và hành vi của mọi thành viên trong ngân hàng trong việc theo đuổi và thực hiện mục đích quản lý rủi ro.

Những nội dung cần có trong xây dựng văn hóa quản lý rủi ro của BIDV bao gồm:

V Ý thức cảnh giác về rủi ro hoạt động của cán bộ lãnh đạo đến nhân viên ngân hàng

V Các nguyên tắc trong nhận diện, chấp nhận và ứng xử đối với rủi ro

V Các nguyên tắc trao đổi thông tin giữa các bộ phận trong nội bộ ngân hàng trong công tác quản lý rủi ro

V Tính công khai minh bạch trong việc công bố thông tin ra bên ngoài

3.2.6.Trang bị cơ sở vật chất, đảm bảo môi trường làm việc an toàn, thuận tiện

Cần nghiên cứu xây dựng và hoàn thiện các tiêu chuẩn, định mức về trang bị công cụ lao động; định mức về sử dụng không gian nơi làm việc... để hỗ trợ cho cán bộ thực hiện hoạt động một cách hiệu quả nhất

Thực hiện rà soát thường xuyên tình trạng cơ sở vật chất hiện đang quản lý để có kế hoạch đầu tư bổ sung, thay thế hay dự phòng đảm bảo trang

bị đủ cơ sở vật chất hiện đại phục vụ cho hoạt động kinh doanh

Một phần của tài liệu 0384 giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý rủi ro hoạt động tại NHTM CP đầu tư và phát triển việt nam luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 104 - 109)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(112 trang)
w