2.4. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ RỦI RO HOẠT ĐỘNG CỦA
2.4.1. Hệ thống văn bản chế độ của Ngân hàng nhà nước trong công tác
CỦA NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM
2.4.1. Hệ thống văn bản chế độ của Ngân hàng nhà nước trong công tácquản lý rủi ro hoạt động quản lý rủi ro hoạt động
Công tác quản lý rủi ro hoạt động của BIDV dựa trên sự chỉ đạo chung của Chính phủ, của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và sự chỉ đạo của Hội đồng quản trị và Ban lãnh đạo của BIDV
Quản lý rủi ro hoạt động là một công việc còn khá mới mẻ đối với hệ thống Ngân hàng Việt Nam, do vậy cho đến thời điểm này chưa có một văn
bản pháp lý chính thức quy định về quản lý toàn bộ rủi ro hoạt động cho các ngân hàng thuơng mại Việt Nam. Tuy nhiên trong thời gian gần đây các nhà hoạch định chính sách cũng đã thấy đuợc tính cấp thiết của việc quản lý rủi ro hoạt động trong hoạt động kinh doanh ngân hàng. Do vậy, bắt đầu từ năm 2005 đã có một số văn bản quy định liên quan đến một số vấn đề trong quản lý rủi ro hoạt động của ngân hàng thuơng mại, cụ thể các văn bản sau:
a) Thông tư số 41/2016/TT-NHNN ngày 30/12/2016 quy định tỷ lệ an toàn vốn đối với ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài. Quy định này
bắt đầu có hiệu lực từ 01/01/2020 tuy nhiên Ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nuớc ngoài có khả năng thực hiện tỷ lệ an toàn vốn theo quy định tại Thông tu này trước thời điểm 01/01/2020 nếu gửi văn bản đăng ký áp dụng Thông tư này cho Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng trong đó nêu rõ khả năng thực hiện, dự kiến thời điểm áp dụng. Thời điểm áp dụng Thông tư này đối với ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài có văn bản đăng ký theo thông báo bằng văn bản của Ngân hàng Nhà nước.
Quy định này yêu cầu các Ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải đáp ứng các điều kiện về:
- Tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu: VCSH/TTSC rủi ro ≥ 8%
- Cơ cấu tổ chức và kiểm toán nội bộ về quản lý tỷ lệ an toàn vốn - Đầy đủ về dữ liệu và hệ thống công nghệ thông tin
b) Thông tư số: 35/2013/TT-NHNN về việc hướng dân thực hiện một số quy định về phòng, chống rửa tiền. Nghị định này đưa ra các biện pháp phòng chống rửa tiền bao gồm:
- Các biện pháp phòng ngừa chung - Các biện pháp nhận biết khách hàng - Đưa ra các mức giao dịch phải báo cáo
53
- Các biện pháp tạm thời được áp dụng trong phòng, chống rửa tiền
Thông tư này quy định các biện pháp phòng chống rửa tiền, đó cũng chính là các biện pháp phòng chống rủi ro do các yếu tố bên ngoài làm ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của ngân hàng, an ninh quốc gia.
c) Nghị quyết sổ 35/2006/QĐ-NHNN ngày 31/07/2006 của Thống đốc Ngân
hàng Nhà nước Việt Nam về “Quy định các nguyên tắc quản lý rủi ro trong
hoạt
động ngân hàng điện tử”. Đây chính là quản lý rủi ro do hệ thống công nghệ
thông tin trong hoạt động ngân hàng. Quy định này có nguyên tắc chung:
Tổ chức tín dụng chịu trách nhiệm về an toàn hiệu quả của hoạt động ngân hàng điện tử; Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của Tổ chức tín dụng, của khách hàng, lợi ích của nhà nước và xã hội theo quy định của pháp luật.
Để quản lý một cách hiệu quả những rủi ro phát sinh từ những hoạt động ngân hàng điện tử tổ chức tín dụng cần: Nhận dạng những yếu tố có thể phát sinh từ những hoạt động ngân hàng điện tử đang thực hiện hoặc dự kiến triển khai; Phân tích và xác định các tác động và hậu quả có thể phát sinh khi rủi ro xảy ra; Phân nhóm các loại rủi ro, xác định phương hướng và biện pháp phòng ngừa rủi ro, đặc biệt lưu ý đến quản lý an ninh mạng và bảo vệ thông tin, xác định mức tổn thất tối đa có thể chấp nhận được trong trường hợp xảy ra rủi ro, không triển khai các loại hình hoạt động ngân hàng điện tử đòi hỏi những biện pháp phòng ngừa rủi ro vượt ngoài khả năng hiện có; Thường xuyên đánh giá kiểm tra kết quả và hiệu quả của công tác quản lý rủi ro, kiểm toán và cập nhật quy trình quản lý rủi ro.
Những nguyên tắc chung được cụ thể cho từng hoạt động, từng quan hệ của ngân hàng như sau:
- Quản lý rủi ro trong nội bộ Tổ chức tín dụng bao gồm: Xây dựng phương án hoạt động ngân hàng điện tử; Chính sách quản lý rủi ro; Phân định phạm vi trách nhiệm, quyền hạn; Bảo vệ dữ liệu, kiểm tra, kiểm toán, kiểm soát nội bộ.
- Quản lý rủi ro trong giao dịch với khách hàng, bao gồm: Nguyên tắc giao dịch, các nguyên tắc trong quan hệ khách hàng.
- Quản lý rủi ro đối với bên thứ ba, bao gồm: Đánh giá bên thứ ba, dữ liệu;
- Quản lý rủi ro trong các truờng hợp xảy ra sự cố, bao gồm: phòng ngừa sự cố, kiểm soát và khắc phục sự cố.
Những quy định này là cơ sở cho các Tổ chức tín dụng xây dựng những quy định nội bộ về quản lý rủi ro trong hoạt động ngân hàng điện tử từ đó giúp các Tổ chức tín dụng nói chung và Ngân hàng nói riêng hạn chế và giảm thiểu rủi ro trong hoạt động ngân hàng điện tử và cũng chính là giảm rủi ro do hệ thống gây ra.
d) Quyết định sổ 36/2006/QĐ-NHNN ngày 01/08/2006 của Thống đốc
Ngân hàng Nhà nuớc Việt Nam về việc “Ban hành Quy chế kiểm tra, kiểm
soát nội bộ Tổ chức tín dụng”. Quy chế đã nêu ra các yêu cầu hoạt động của phòng kiểm tra, kiểm soát nội bộ là: Mọi rủi ro có nguy cơ gây ảnh huởng xấu đến hiệu quả và mục tiêu hoạt động của Tổ chức tín dụng đều phải đuợc nhận dạng, đo luờng đánh giá một cách thuờng xuyên, liên tục để kịp thời phát hiện ngăn ngừa và có biện pháp quản lý rủi ro thích hợp. Mỗi khi có sự thay đổi về các mục tiêu kinh doanh, các sản phẩm, dịch vụ và các hoạt động kinh doanh mới, tổ chức tín dụng phải rà soát, nhận dạng các rủi ro liên quan để xây dựng, sửa đổi bổ sung các cơ chế, quy trình, quy định kiểm tra nội bộ phù hợp. Quy chế có các nội dung cơ bản sau:
- Các nguyên tắc hoạt động của hệ thống kiểm tra kiểm soát nội bộ - Tự kiểm tra, đánh giá về hệ thống kiểm tra, kiểm soát nội bộ - Kiểm tra, đánh giá độc lập về hệ thống kiểm tra, kiểm soát nội bộ - Bộ phận kiểm tra kiểm soát nội bộ chuyên trách
- Trách nhiệm của Tổ chức tín dụng đối với hệ thống kiểm tra, kiểm soát nội bộ
55
e) Quyết định số 37/2006/QĐ-NHNN ngày 01/08/2006 của Thống đốc
Ngân hàng nhà nước Việt Nam về việc “Ban hành quy chế kiểm toán nội bộ
của tổ chức tín dụng”. Mục tiêu của kiểm toán nội bộ là: Đánh giá độc lập tính thích hợp và sự tuân thủ của chính sách, thủ tục, quy trình đã được thành lập trong các tổ chức tín dụng; Kiểm tra, rà soát, đánh giá mức độ đầy đủ hiệu lực, hiệu quả của hệ thống kiểm tra, kiểm soát nội bộ, nhằm cải tiến hoàn thiện hệ thống kiểm tra, kiểm soát nội bộ.
Quy chế có các nội dung cơ bản sau:
- Các nguyên tắc cơ bản của kiểm toán nội bộ
- Các yêu cầu nhằm đảm bảo tính độc lập và khách quan - Phương pháp thực hiện kiểm toán nội bộ
- Tổ chức và hoạt động kiểm toán nội bộ
Sự ra đời của hai quy chế 36, 37 này cho thấy một sự thay đổi khác biệt trong công tác kiểm tra, kiểm soát, kiểm toán so với trước đây, đó là:
- Công tác kiểm tra, kiểm soát được thực hiện thường xuyên, liên tục ngay tại từng bộ phận nghiệp vụ, thay vì trước kia có bộ phận kiểm toán tách biệt, chỉ
kiểm tra theo định kỳ và mang tính hậu kiểm nhiều hơn. Quy định này sẽ giúp ngân hàng kiểm soát được những hoạt động đang xảy ra một cách dễ dàng hơn và có những biện pháp xử lý thích hợp, tránh trường hợp sự việc đã xảy ra mới phát hiện. Vì hơn ai hết những người làm việc ngay tại bộ phận nghiệp vụ sẽ hiểu rõ hơn các dấu hiệu bất thường, các biến cố và các rủi ro có thể xảy ra. - Yêu cầu, mục đích kiểm tra được chỉ ra rõ ràng đó là: Phòng ngừa, phát
hiện, xử lý kịp thời các rủi ro và đạt được các mục tiêu mà tổ chức tín dụng đặt ra, thay vì trước kia các công tác kiểm tra chỉ kiểm tra sau khi xảy ra các rủi ro.
- Hệ thống kiểm toán được thực hiện trong nội bộ Tổ chức tín dụng nên đã đánh giá được tính tuân thủ của các chính sách và tính hiệu lực, hiệu quả
của hệ thống kiểm tra kiểm soát nội bộ, thay vì trước đây chỉ có kiểm toán bên ngoài và kiểm toán hàng năm theo quy định của Nhà nước.
Những sự thay đổi trên thể hiện sự đổi mới trong công tác kiểm tra kiểm toán nội bộ để tiến tới phù hợp với thông lệ quốc tế và từ đó cũng giúp cho công tác kiểm tra, kiểm soát, kiểm toán trong quản lý rủi ro hoạt động thực hiện được tốt hơn.
2.4.2. Hệ thống văn bản chế độ quy định quản lý rủi ro hoạt động tại BIDV
ứj Quyết định số 1387/QĐ-BIDV về chính sách quản lý rủi ro hoạt động ngày 20/5/2016:
- Khái niệm và cách phân loại rủi ro hoạt động
- Quy trình quản lý rủi ro hoạt động có 4 bước: Nhận diện, Đo lường, Phòng ngừa/Giảm thiểu, Theo dõi/Giám sát.
- Quy định về khái niệm, phân công trách nhiệm của các đơn vị trong việc thực hiện triển khai công cụ quản lý rủi ro hoạt động: Báo cáo tự đánh giá rủi ro
và kiểm soát, báo cáo dấu hiệu rủi ro chính, báo cáo sự cố rủi ro hoạt động, báo cáo sai, lỗi, báo cáo giao dịch nghi ngờ, báo cáo ma trận rủi ro hoạt động, Báo cáo tự đánh giá kiểm soát, vốn yêu cầu tối thiểu, các công cụ bảo hiểm.
b) Quy định số 8282/QĐ-QLRRTT ngày 15/12/2014 về quản lý rủi ro hoạt động:
- Quy định cụ thể các nội dung, trách nhiệm của từng đơn vị và chế độ thông tin, báo cáo liên quan đến quản lý rủi ro hoạt động trong việc nhận diện, đánh giá, đo lường, phòng ngừa, giảm thiểu, giám sát rủi ro hoạt động.
- Quy định cụ thể về quy trình triển khai các công cụ quản lý rủi ro hoạt động : Báo cáo tự đánh giá rủi ro và kiểm soát, báo cáo dấu hiệu rủi ro chính, báo cáo sự cố rủi ro hoạt động, báo cáo sai, lỗi, báo cáo giao dịch nghi ngờ, báo cáo ma trận rủi ro hoạt động, Báo cáo tự đánh giá kiểm soát, vốn yêu cầu tối thiểu, các công cụ bảo hiểm.
57
c) Quy chế số 444/QĐ-BIDV ngày 27/03/2017 về việc xử lý trách nhiệm cá nhân, tập thể :
- Quy chế quy định về hình thức xử lý, căn cứ, nguyên tắc xử lý, quy trình xử lý đối với các truờng hợp vi phạm lỗi hoạt động, cụ thể nhu sau:
+ Hình thức xử lý: Đối với cá nhân: giảm trừ luơng vị trí, xét hoàn thành nhiệm vụ chuyên môn, thi đua, khen thuởng; tổ chức, điều hành; xử lý kỷ luật và trách nhiệm vật chất; điều chuyển công tác; đối với tập thể: xếp hoàn thành nhiệm vụ, thi đua, khen thuởng; giảm trừ quỹ thu nhập, nhắc nhở, phê bình, khiển trách, cảnh cáo toàn ngành,...
+ Căn cứ xử lý: Báo cáo rủi ro hoạt động, rủi ro an toàn thông tin; Báo cáo phòng chống rửa tiền, báo cáo phòng chống khủng bố; Báo cáo công tác duy trì hệ thống quản lý theo tiêu chuẩn ISO, Kết quả đánh giá Chuơng trình khách hàng bí mật,.
+ Quy trình xử lý đối với vi phạm lỗi hoạt động của cá nhân, tập thể bao gồm các buớc theo dõi các hành vi vi phạm, đề xuất xử lý, quyết định xử lý, thông báo kết quả xử lý.
+ Chế độ thông tin báo cáo: Đơn vị chịu trách nhiệm đầu mối lập báo cáo về thực trạng xử lý trách nhiệm định kỳ hàng quý là Ban Quản lý rủi ro thị truờng và hoạt động.
d) Quy định số 4255/QyĐ-BIDV ngày 18/06/2017 về phong cách và không gian làm việc tại BIDV:
Quy định này về các nội dung về phong cách làm việc, phong cách giao dịch, không gian giao dịch trực tiếp, không gian bên ngoài, về việc xử lý vi phạm, chế độ thông tin báo cáo
- Phong cách làm việc: quy định thời gian làm việc, trang phục, diện mạo, trật tự kỷ cuơng, thái độ trong công việc, giao tiếp ứng xử, nhẫn nại cầu tiến, sử dụng tài sản hợp lý, .
- Phong cách giao dịch: sẵn sàng phục vụ khách hàng, thái độ thân thiện, tận tình, chu đáo, lời nói ứng xử phù hợp, tận tình hướng dẫn, tư vấn khách hàng, lắng nghe khách hàng, tập trung giải quyết công việc, ...
- Không gian bên ngoài: Thoáng đãng, sạch sẽ, không bụi bẩn, trang thiết bị hệ thống biển hiệu, biển tên theo đúng quy định nhận diện thương hiệu của BIDV, thể hiện màu sắc thương hiệu, bố trí đúng quy định, bảo đảm dễ nhận biết, có hệ thống chiếu sáng thu hút khách hàng cả ban ngày và ban đêm,... - Không gian giao dịch trực tiếp với khách hàng: về quy định chung phải thể
hiện màu sắc thương hiệu, bố trí đúng quy định, bảo đảm dễ nhận biết, thu hút khách hàng, quy định cụ thể đối với từng khu vực dịch vụ cho khách hàng. - Hình thức xử lý, căn cứ, nguyên tắc xử lý, quy trình xử lý đối với các
trường hợp vi phạm lỗi không gian giao dịch và phong cách làm việc - Công tác quản lý, giám sát, tuyên truyền đào tạo.
e) Quy định số 4050/QĐ-BIDVvề kế hoạch bảo đảm kinh doanh liên tục:
- Quy định về yêu cầu về phương án xử lý thảm họa, thời gian và khối lượng ngừng giao dịch tối thiểu đối với các nghiệp vụ chủ chốt như: nghiệp vụ kho quỹ,
thanh toán, tiền gửi, tài trợ thương mại, kinh doanh vốn, tiền tệ,.yêu cầu về điều
kiện đảm bảo kinh doanh liên tục: cơ sở vật chất, trang thiết bị, nhân sự,. - Quy trình xây dựng kế hoạch đảm bảo kinh doanh liên tục :
+ Nhận diện, phân tích khả năng, ảnh hưởng của thảm họa và các yêu cầu đối với kế hoạch kinh doanh liên tục
+ Xây dựng kế hoạch kinh doanh liên tục phải đảm bảo các yêu cầu về cơ sở vật chất, trang thiết bị, nhân sự, nhân lực dự phòng,
+ Triển khai kế hoạch đảm bảo kinh doanh liên tục: (i) xây dựng, thiết lập cơ sở dự phòng ; (ii) tổ chức đào tạo, phổ biến kế hoạch bảo đảm kinh doanh liên tục đến các bộ phận/cá nhân liên quan trong đơn vị; (iii) Thực hiện diễn tập tối thiểu
59
Đánh giá khả năng đáp ứng của các bộ phận/cá nhân trong đơn vị qua mỗi lần diễn tập; (v) Điều chỉnh kế hoạch bảo đảm kinh doanh liên tục để khắc phục những điểm yếu, bất hợp lý, chưa phù hợp phát hiện trong quá trình diễn tập
+ Duy trì kế hoạch đảm bảo kinh doanh liên tục: Định kỳ 1 năm/lần thực hiện rà soát, cập nhật các nội dung trong kế hoạch đảm bảo kinh doanh liên tục, kiểm tra nâng cấp cơ sở dự phòng đáp ứng khi xảy ra thảm họa.
- Kế hoạch công bố thông tin
+ Công bố thông tin với khách hàng