Vai trò và ý nghĩa của pháp nhân thương mại

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Pháp nhân thương mại theo pháp luật Việt Nam (Trang 33 - 35)

1.2. Khái niệm, đặc điểm và vai trò, ý nghĩa của pháp nhân thƣơng mại

1.2.2. Vai trò và ý nghĩa của pháp nhân thương mại

Nói chung về vai trò và ý nghĩa của các tổ chức của con ngƣời mà trong đó có pháp nhân, Jean Jacques Rousseau khẳng định:

“Có một lúc nào đó các trở lực gây hại cho sự sinh tồn của con ngƣời có thể lấn át sự kháng cự của từng cá nhân, lúc đó tình trạng nguyên thuỷ sẽ không còn nữa, loài ngƣời sẽ bị tiêu diệt nếu họ không thay đổi cách sống.

Nhƣng con ngƣời không thể tạo ra lực mới, mà chỉ có thể kết hợp và điều khiển những lực sẵn có; cho nên phƣơng pháp duy nhất để con ngƣời tự bảo vệ là họ phải kết hợp lại với nhau thành một lực chung, đƣợc điều khiển bằng một động cơ chung, khiến cho mọi ngƣời đều hành động một cách hài hoà” [11, tr. 41].

Trong các pháp nhân, pháp nhân thƣơng mại chiếm phần lớn trong nền kinh tế thị trƣờng và đóng góp to lớn cho sự phát triển kinh tế, xã hội. Không có nền kinh tế thị trƣờng nào không chăm lo cho sự phát triển của các công ty.

Pháp nhân thƣơng mại hay các công ty thƣơng mại là thành phần chủ yếu của thị trƣờng. Trong nền kinh tế thị trƣờng, các công ty thƣơng mại hết sức đƣợc chú trọng và chúng là hệ quả tất yếu của việc chế độ tƣ hữu tƣ liệu sản xuất. Có lý giải tóm lƣợc nhƣng khá đầy đủ về vai trò và ý nghĩa của các công ty (các pháp nhân thƣơng mại) nhƣ sau:

“Ngƣời ta thƣờng nói một cách không quá đáng rằng hình thức công ty cổ phần và công ty trách nhiệm hữu hạn góp phần cho việc chiến thắng của chủ nghĩa tƣ bản trƣớc phong kiến. Vậy chức năng này của luật thƣơng mại nhằm củng cố cho sự đứng vững và phát triển của các công ty. Nó cũng góp phần bảo vệ quyền sở hữu cho các chủ đầu tƣ trong khi các chủ đầu tƣ bỏ tài sản của mình ra kinh doanh mong muốn tìm kiếm lợi nhuận, nhƣng lại không điều hành trực tiếp công ty trong công việc kinh doanh. Chức năng này của luật thƣơng mại đƣợc thực hiện sẽ thúc đẩy đầu tƣ, xã hội hoá công ty vì nó bảo đảm cho chủ sở hữu hay ngƣời đầu tƣ đƣợc quyết định sử dụng tài sản của mình” [3, tr. 49].

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Pháp nhân thương mại theo pháp luật Việt Nam (Trang 33 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(87 trang)