Quản trị và vận hành pháp nhân thƣơng mại

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Pháp nhân thương mại theo pháp luật Việt Nam (Trang 47 - 50)

1.4.1. Nội dung pháp lý chủ yếu của quản trị và vận hành pháp nhân thương mại là công ty đối nhân thương mại là công ty đối nhân

Công ty đối nhân thực chất là sự liên kết của các thƣơng nhân thể nhân để hoạt động dƣới một tên hãng chung. Các thành viên vẫn giữ nguyên tƣ cách thƣơng nhân, trừ các thành viên góp vốn. Do đó nguyên tắc bình đẳng giữa các thành viên hợp danh luôn luôn là nguyên tắc quan trọng nhất. Vì vậy họ phải cùng nhau quyết định những vấn đề của công ty. Từ đó công ty hợp danh hay công ty hợp vốn đơn giản có hội đồng thành viên là cơ quan quản trị cao nhất của công ty. Hội đồng này bao gồm tất cả các thành viên hợp danh mà bất kỳ ai trong số họ cũng có quyền phủ quyết. Về nguyên tắc, hội đồng thành viên phải quyết

định theo nguyên tắc nhất trí. Tuy nhiên ngày nay nguyên tắc này đƣợc giảm đi nhiều bởi sự đòi hỏi nhanh chóng trong hoạt động kinh doanh.

PGS. TS Ngô Huy Cƣơng phân tích rõ ràng các vấn đề pháp lý chủ yếu của công ty hợp danh nhƣ sau:

“Công ty hợp danh mang bản chất hợp đồng sâu sắc. Do đó nếu hợp đồng thiết lập công ty hợp danh không qui định ai là ngƣời quản lý công ty thì mỗi thành viên công ty đều là ngƣời quản lý công ty. Và họ phải quyết định theo nguyên tắc nhất trí. Tuy nhiên hiện nay nguyên tắc này bị điều giảm. Trƣờng hợp ngƣời quản lý công ty bị chết mà các thành viên không nhất trí đƣợc việc chỉ định một ngƣời quản lý mới thì họ cũng phải hành xử với nguyên tắc này” [3, tr. 207].

1.4.2. Nội dung pháp lý chủ yếu của quản trị và vận hành pháp nhân thương mại là công ty đối vốn thương mại là công ty đối vốn

Do có số lƣợng thành viên đông nên vấn đề quản trị công ty cổ phần hết sức phức tạp và rất chặt chẽ. Việc quản trị công ty cổ phần đƣợc thực hiện thông qua ba cơ quan: Đại hội cổ đông, hội đồng quản trị, ban kiểm soát. Quyền lực quản lý công ty đƣợc chia đều giữa ba cơ quan này. Quản trị công ty cổ phần có hai mô hình quan trọng là đơn lớp và song lớp. Tuy nhiên quản trị theo mô hình song lớp thƣờng thấy và phức tạp hơn.

Đại hội đồng cổ đông bầu ra hội đồng quản trị, ban kiểm soát. Hội đồng quản trị bầu ra Chủ tịch hội đồng quản trị và Ban giám đốc để điều hành mọi hoạt động sản xuất phát triển kinh doanh trong công ty.

Đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ) là đại hội của những ngƣời chủ sở hữu công ty, là cơ quan có thẩm quyền cao nhất có quyền quyết định mọi vấn đề quan trọng có liên quan tới sự tồn tại và phát triển của công ty.

Hội đồng quản trị (HĐQT) là cơ quan quản lý công ty, có toàn quyền nhân danh công ty để quyết định, thực hiện các quyền và nghĩa vụ của công ty không thuộc thẩm quyền của ĐHĐCĐ. Đồng thời, HĐQT là cơ quan ủy thác của các cổ đông, cơ quan thƣờng trực của ĐHĐCĐ, là bộ máy quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần. Hội đồng quản trị bao gồm các thành viên có trình độ chuyên môn cao, quản lý giỏi, đƣợc ĐHĐCĐ tín nhiệm và nhất trí bầu vào bộ máy quản lý của công ty. Tùy theo quy định pháp luật của từng nƣớc mà số thành viên hội đồng quản trị có thể khác nhau: nếu ít thì từ 3-7 ngƣời, nhiều thì từ 15-17 ngƣời.

Chủ tịch Hội đồng quản trị: Đại hội đồng cổ đông hoặc Hội đồng quản trị bầu ra Chủ tịch Hội đồng quản trị theo quy định tại điều lệ công ty. Trƣờng hợp Hội đồng quản trị bầu Chủ tịch Hội đồng quản trị thì Chủ tịch đƣợc bầu trong số các thành viên Hội đồng quản trị. Chủ tịch Hội đồng quản trị có thể kiêm Giám đốc hoặc Tổng giám đốc công ty nếu điều lệ công ty không có quy định khác.

Giám đốc điều hành là ngƣời điều hành công việc kinh doanh hàng ngày của công ty, chịu sự giám sát của HĐQT và phải chịu trách nhiệm trƣớc HĐQT và trƣớc pháp luật về việc thực hiện các quyền và nhiệm vụ đƣợc giao.

Ban kiểm soát (BKS) có một số lƣợng thành viên theo điều lệ công ty và có nhiệm kỳ nhất định. Thành viên BKS có thể đƣợc bầu lại với số nhiệm kỳ không hạn chế.

BKS đƣợc bầu ra để thực hiện việc giám sát Hội đồng quản trị, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc trong công việc quản lý và điều hành công ty, chịu trách nhiệm trƣớc ĐHCĐ trong việc thực hiện các nhiệm vụ đƣợc giao. Các thành viên trong BKS có thể bầu ra 01 ngƣời trong số họ làm Trƣởng ban kiểm soát. Quyền và nhiệm vụ của Trƣởng ban kiểm soát do điều lệ công ty quy định.

Chƣơng 2

THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VIỆT NAM VỀ PHÁP NHÂN THƢƠNG MẠI

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Pháp nhân thương mại theo pháp luật Việt Nam (Trang 47 - 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(87 trang)