Các qui định quản trị và vận hành pháp nhân thƣơng mại

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Pháp nhân thương mại theo pháp luật Việt Nam (Trang 63 - 73)

Quản trị công ty hợp danh và công ty trách nhiệm hữu hạn không có gì thay đổi đáng kể trong pháp luật của các nƣớc. Các qui định về quản trị các hình thức công ty này ở Việt Nam khá tƣơng đồng với các nƣớc và tập trung vào hội đồng thành viên. Vấn đề đáng bàn nhất là quản trị công ty cổ phần ở Việt Nam hiện nay bởi có sự thay đổi đáng kể liên quan tới việc lựa chọn mô hình quản trị.

Lịch sử phát triển công ty cổ phần cũng chính là lịch sử phát triển của mô hình quản trị công ty cổ phần bởi quản trị công ty cổ phần không thể tách rời công ty và trở thành linh hồn của công ty cổ phần. Nó làm cho công ty vận hành theo mục tiêu đề ra và không đi chệch khỏi hành lang pháp lý đã đƣợc ấn định. Việc tách bạch chức năng của chủ sở hữu và chức năng của điều hành trong quản trị công ty cổ phần là một đặc trƣng rất quan trọng của loại hình công ty này. Chính việc tách bạch đó đã dẫn đến việc làm phát sinh ra các mô hình quản trị khác nhau trong sự hƣớng tới các mục tiêu nhất định. Quản trị công ty cổ phần, nhất là các công ty cổ phần đại chúng, không đơn điệu nhƣ quản trị công ty hợp danh, công ty hợp vốn đơn giản hay công ty trách nhiệm hữu hạn khi mà các chủ sở hữu đều có quyền quyết định trong hội đồng thành viên.

Pháp luật Việt Nam nói chung và pháp luật về quản trị công ty cổ phần nói riêng có nhiều đặc thù bởi hai lý do cơ bản:

Thứ nhất, Việt Nam chuyển đổi qua nhiều nền kinh tế khác nhau với các chủ thuyết hết sức khác nhau: nền kinh tế nông nghiệp gieo trồng, nền kinh tế nông nghiệp thuộc địa nửa phong kiến, nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung, nền kinh tế thị trƣờng định hƣớng xã hội chủ nghĩa, rồi đang hƣớng tới nền kinh tế thị trƣờng hoàn hảo;

Thứ hai, pháp luật Việt Nam chuyển đổi theo nhiều truyền thống khác nhau: truyền thống Viễn Đông, truyền thống Civil Law, truyền thống Sovietique Law và hệ thống pha tạp (hiện nay).

Vì vậy nó dẫn đến một hệ quả không tốt là mô hình quản trị công ty luôn luôn bị xáo trộn. Căn cứ phân loại chủ yếu của các giai đoạn phát triển mô hình quản trị công ty cổ phần ở Việt Nam cần dựa trên các giai đoạn lịch sử của công ty cổ phần nói chung kết hợp với truyền thống pháp luật và mục tiêu đề ra của kinh tế - xã hội.

Căn cứ vào đó có thể chia các giai đoạn phát triển mô hình quản trị công ty cổ phần thành ba giai đoạn nhƣ sau:

Giai đoạn thứ nhất (từ bắt đầu thời kỳ Pháp thuộc cho tới khi giải phóng Miền Nam, thống nhất đất nước): Đây là giai đoạn đầu của sự phát triển mô hình quản trị công ty cổ phần ở Việt Nam có một số đặc thù nhƣ theo truyền thống pháp luật Civil Law (mô hình Pháp); thời kỳ bắt đầu xuất hiện tƣ bản. Mô hình quản trị này thể hiện qua Bộ luật Dân sự Bắc Kỳ 1931, Bộ luật Thƣơng mại Trung Kỳ 1942, Bộ luật Thƣơng mại 1972 của Chính quyền Sài Gòn cũ. Trong các bộ luật này, Bộ luật Thƣơng mại 1972 là bộ luật tiếp thu một cách có chọn lọc và phát triển mô hình quản trị công ty cổ phần đã đƣợc ghi nhận trong các bộ luật trƣớc. Vì vậy việc nghiên cứu mô hình quản trị công ty cổ phần ở giai đoạn này cần nhấn mạnh vào sự thể hiện của bộ luật này. Lưu ý: giai đoạn từ năm 1954 cho tới chiến thắng năm1975, Việt Nam chia thành hai miền; tuy nhiên Miền Bắc không phát triển công ty cổ phần nhƣ trên đã phân tích; nên không có gì đáng kể để nghiên cứu; do vậy luận văn chỉ nghiên cứu ở khu vực Miền Nam.

Giai đoạn thứ hai (từ năm 1975 cho tới năm 2014): Đây là giai đoạn đổi mới trên cả nƣớc, xây dựng nền kinh tế thị trƣờng theo định hƣớng xã hội chủ nghĩa. Trong giai đoạn này mô hình hệ thống pháp luật theo Sovietique Law đang bị khủng hoảng và đang loay hoay tìm kiếm một công cụ pháp luật mới (luật

thƣơng mại) để điều tiết nền kinh tế thị trƣờng theo định hƣớng xã hội chủ nghĩa. Các đạo luật liên quan tới mô hình quản trị công ty cổ phần kế thừa nhau và tập trung cái gọi là tinh hoa của giai đoạn này vào Luật Doanh nghiệp 2005. Vì vậy đạo luật này là trung tâm điểm mà luận văn nghiên cứu khi nghiên cứu về giai đoạn này.

Giai đoạn thứ ba (sau Hiến pháp 2013): Đây là giai đoạn xây dựng nền kinh tế thị trƣờng đầy đủ, công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế sâu, rộng. Đặc biệt trong giai đoạn này, Luật Doanh nghiệp 2014 ra đời thể chế hóa Hiến pháp mới 2013 và kinh nghiệm thế giới và trong nƣớc về quản trị công ty cổ phần đã đƣợc đúc rút nghiêm túc để xây dựng đất nƣớc.

Trong bối cảnh hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng, thực hiện chủ trƣơng công nghiệp hóa, hiện đại hóa và xây dựng một nền kinh tế thị trƣờng đầy đủ, và khi Hiến pháp 2013 ra đời đề cao quyền tự do kinh doanh, Luật Doanh nghiệp 2014 đƣợc ban hành với sự tích lũy kinh nghiệm khá đầy đủ cả ở trong và ngoài nƣớc. Vì vậy đạo luật này đã thấy hết những ƣu nhƣợc điểm của các mô hình quản trị công ty cổ phần đã từng tồn tại. Không câu nệ ở tính hình thức mà tập trung vào tính mục đích của việc phát triển các công ty cổ phần, đạo luật này đã qui định mô hình quản trị công ty cổ phần nhiều suy tính nhất trong lịch sử pháp luật Việt Nam. Dƣới đây chỉ trình bày những kinh nghiệm mà thể hiện khá rõ nét qua mô hình này.

Quản lý, điều hành ở đây đƣợc hiểu là mối liên hệ giữa cổ đông, giữa các cơ quan khác nhau trong công ty cổ phần trong quyết định đƣờng hƣớng phát triển và hoạt động kinh doanh của công ty. Quản lý, điều hành trong công ty cổ phần đƣợc thực hiện bởi ba cơ quan chính: 1) Đại hội đồng cổ đông; 2) Hội đồng quản trị; 3) bộ phận điều hành hoạt động công ty hàng ngày, thƣờng đƣợc gọi là giám đốc/ tổng giám đốc hay ban giám đốc [21, tr. 254]. Ngoài ra, tùy theo mỗi loại mô hình, trong công ty cổ phần còn có Ban kiểm soát, thƣ ký công ty…

Cổ đông và đại hội đồng cổ đông

Cổ đông là những ngƣời góp vốn thành lập công ty (dƣới hình thức cổ phiếu). Cổ đông có thể là cá nhân, có thể là tổ chức. Cổ đông không trực tiếp sở hữu tài sản của công ty, công ty là pháp nhân trực tiếp sở hữu tài sản của mình.

Trên thực tế, cổ đông có hai loại quyền cơ bản: quyền đƣợc chia sẻ lợi nhuận trong công ty (thông qua cổ tức) và quyền tham gia quản lý, điều hành công ty.

Để tham gia quản lý, điều hành công ty, cổ đông trong công ty cổ phần đƣợc trao ba quyền năng quan trọng hàng đầu là quyền bỏ phiếu, quyền đƣợc kiện và quyền tiếp cận thông tin. Cổ đông bỏ phiếu để lựa chọn hoặc bãi miễn các thành viên HĐQT, thông qua các quyết định quan trọng nhất của công ty nhƣ hợp nhất, bán tất cả tài sản, giải thể, sửa đổi điều lệ… của công ty. Mặc dù các cổ đông trong các công ty cổ phần lớn không có nhiều động lực để xem xét, đánh giá từng vấn đề trong hoạt động hàng ngày của công ty, tuy nhiên, khi không đồng ý với cách điều hành của ban giám đốc, họ có thể bán cổ phiếu (cùng quyền bỏ phiếu) ra bên ngoài, một nhóm cổ đông có khả năng tập hợp thành một nhóm cổ đông đủ mạnh để bầu ra HĐQT mới, để chỉ định ra một ban giám đốc mới. Quá trình này xảy ra khá thƣờng xuyên trên thị trƣờng với các hình thức nhƣ mua đứt công ty hay đấu thầu mua cổ phiếu công ty. Ngƣời ngoài công ty cũng có thể đàm phán trực tiếp với các cổ đông đề nghị mua cổ phiếu và các cổ đông đƣợc quyền tự do chuyển nhƣợng không cần HĐQT thông qua. Cổ đông bên cạnh quyền đƣợc kiện công ty, thành viên HĐQT, ban giám đốc về những hành vi làm thiệt hại đến lợi ích của chính mình còn có thể nhân danh công ty kiện thành viên HĐQT, giám đốc. Những vụ kiện này xảy ra khi những ngƣời trong bộ máy quản lý, điều hành không cẩn trọng trong thi hành nhiệm vụ, mua bán mƣu cầu lợi ích riêng, đƣợc bồi dƣỡng quá đáng, tranh cƣớp cơ hội của công ty… Lƣu ý rằng những vụ kiện kiểu này, công ty bị thiệt hại trực tiếp, còn cổ đông bị thiệt hại một

cách gián tiếp. Quyền kiện của cổ đông đƣợc xem là một quyền cơ bản nhằm bảo vệ quyền lợi của các cổ đông. Để tạo đông lực cho các cổ đông thực hiện điều này, thông thƣờng những chi phí mà cổ đông bỏ ra theo kiện, trong đó có chi phí luật sƣ sẽ đƣợc bồi hoàn từ khoản tài sản bị thất thoát mà công ty lấy lại đƣợc. Các cổ đông sẽ không thực hiện đƣợc quyền cơ bản của mình nhƣ bán cổ phiếu, bỏ phiếu hay tiến hành kiện phái sinh trừ khi cổ đông có thông tin đầy đủ và chính xác về công ty. Do vậy, thông thƣờng pháp luật của các nƣớc đều giàng buộc trách nhiệm của HĐQT, giám đốc công ty phải công bố công khai các thông tin về công ty và quy định quyền đƣợc tiếp cận các thông tin về công ty của cổ đông. Thậm chí, nếu có bằng chứng về mục tiêu trong sáng và phù hợp, cổ đông có thể đệ đơn ra tòa án để có đƣợc quyết định về việc kiểm tra sổ sách kế toán và các biên bản họp của các cuộc họp của công ty.

Đại hội đồng cổ đông có thể hiểu là một chế định quan trọng trong công ty, là cơ quan quyền lực cao nhất, là một cơ cấu quyền lực mặc định gồm tất cả các cổ đông có quyền biểu quyết.

Đại hội đồng cổ đông mỗi năm đƣợc triệu tập họp ít nhất là một lần (cuộc họp thƣờng niên), ngoài ra còn có thể tiến hành họp bất thƣờng. Do Đại hội đồng cổ đông là cơ chế quan trọng thông qua đó các cổ đông thực hiện quyền của mình trong hoạt động quản lý, điều hành công ty. Do vậy, cuộc họp của Đại hội đồng cổ đông là một cơ hội quan trọng nhất cho cuộc đối thoại, chất vấn giữa các cổ đông với các thành viên HĐQT và giám đốc công ty. Cuộc họp của Đại hội đồng cổ đông cũng là dịp để các thành viên HĐQT, giám đốc công ty thể hiện trách nhiệm đối với các cổ đông thông qua việc công bố thông tin, thông báo về tình hình hoạt động của công ty, đƣa ra các khuyến nghị đối với tổ chức, cổ đông về việc chấp nhận báo cáo tài chính, kế hoạch phân chia lợi nhuận, các thay đổi căn bản (nếu có) về vốn và cơ cấu tổ chức của công ty, thù lao cho thành viên HĐQT….

Để bảo vệ quyền của cổ đông, tăng tính hiệu quả trong hoạt động của Đại hội đồng cổ đông, thông thƣờng pháp luật của các nƣớc quy định rất cụ thể về thủ tục, trình tự tiến hành họp Đại hội đồng cổ đông, trách nhiệm thông báo, báo cáo công bố thông tin cho các tổ chức trƣớc cuộc họp, quyền của các cổ đông đƣa ra các vấn đề bàn bạc tại cuộc họp, thủ tục bỏ phiếu….

Cổ đông thiểu số và việc bảo vệ cổ đông thiểu số

Bảo vệ cổ đông thiểu số là vấn đề quan trọng đƣợc đặt ra đói với tất cả các nƣớc đã và đang phát triển. Cơ sở của nó chính là việc tách biệt giữa những quyền sở hữu và quyền quản lý, điều hành công ty có thể dẫn đến những rủi ro do sự khác nhau về lợi ích của các cổ đông với lợi ích của bộ máy quản lý. Khác với các cổ đông đa số, thƣờng có thể chi phối đƣợc trực tiếp đối với hoạt động quản lý, điều hành công ty, các cổ đông thiểu số không có khả năng này. Hoặc do họ không có đủ thông tin về hoạt động của công ty, hoặc do họ không có đủ động lực trong việc thực hiện các quyền cổ đông của mình. Hiện nay, hầu nhƣ đã thống nhất đƣợc rằng, nếu không bảo vệ đƣợc quyền lợi của cổ đông thiểu số sẽ làm giảm khả năng tiếp cận vốn, huy động vốn của các công ty cổ phần, tăng chi phí vốn và giảm mức đầu tƣ trong nền kinh tế. Khi các nhà đầu tƣ nhỏ (phần lớn nguồn vốn đầu tƣ trên thế giới hiện nay từ các nhà đầu tƣ nhỏ) không yên tâm về đồng vốn đầu tƣ của mình, động lực đầu tƣ của họ do vậy sẽ giảm sút. Bảo vệ cổ đông hiện nay thƣờng đƣợc nhấn mạnh tới các khuynh hƣớng nhƣ: 1) sự công bằng, thông qua các quy định cấm hành vi gian lận, giao dịch ở cấp quản lý hoặc với cổ đông kiểm soát và những hành vi giao dịch nội gián khác; 2) sự giải trình được thông qua việc xác định rõ vai trò và nhiệm vụ quản lý, điều hành, chủ yếu dựa vào việc giám sát ở cấp quản lý của HĐQT; và 3) sự minh bạch, thông qua các quy định bắt buộc công khai thông tin đối với các cổ đông.

Các cổ đông thông qua ĐHCĐ bầu ra các thành viên HĐQT, những ngƣời có quyền hạn trong quản lý hoạt động kinh doanh của công ty. Các thành viên HĐQT đƣợc bầu ra trong nhiệm kỳ có thời hạn nhất định và có thể đƣợc bầu lại. Các thành viên HĐQT cũng có thể bị Đại hội đồng cổ đông bãi miễn khi không đáp ứng đƣợc yêu cầu và thậm chí khi luật cho phép thì bãi miễn không cần lý do nào cả. Các thành viên Hội đồng quản trị cũng thực thi quyền của mình thông qua các cuộc họp, các quyết định thƣờng đƣợc ghi nhận trong các biên bản họp Hội đồng quản trị. Thông báo về cuộc họp cũng phải tuân thủ một số quy định. Cuộc họp đƣợc xem là hợp pháp khi đáp ứng đủ yêu cầu về tổng số thành viên HĐQT theo quy định… Mỗi thành viên Hội đồng quản trị có một phiếu bầu, không kể số cổ phần nắm giữ, không thể ủy quyền để bỏ phiếu nhƣ cổ đông. Các quyền của Hội đồng quản trị thƣờng bao gồm các quyền quan trọng trong công ty nhƣ quyền chỉ định, giám sát và bãi miễn giám đốc, lƣơng, thƣởng cho giám đốc, quyết định một số vấn đề quan trọng khác….

Cấu trúc Hội đồng quản trị trên thế giới thƣờng đƣợc chia làm hai loại phổ biến: mô hình một hội đồng duy nhất hay cấu trúc đơn (unitary board) thịnh hành ở Mỹ, Anh và mô hình hội đồng hai tầng hay cấu trúc kép (two-tier board) thịnh hành ở các nƣớc thuộc địa châu Âu (Đức, Hà Lan…).

Thông thƣờng, nhiệm vụ chính của HĐQT là quyết định hƣớng đi chiến lƣợc cho công ty, bổ nhiệm giám đốc và quản lý hoạt động điều hành của bộ máy quản lý. Số lƣợng công việc, vai trò của HĐQT tùy thuộc vào đặc điểm từng loại mô hình quản lý, điều hành công ty khác nhau. Nhìn chung, về vai trò hoạt động của HĐQT, có hai loại chính. Loại thứ nhất là HĐQT quản lý chặt chẽ công việc hàng ngày của công ty, ấn định chiến lƣợc, chấp nhận kế hoạch, phân bổ tài sản, theo dõi kết quả và kiểm soát việc thực hiện (nhƣ mô hình của Mỹ). Loại thứ hai là Hội đồng quản trị không làm gì hơn là việc bổ nhiệm ban giám đốc rồi phê

chuẩn các đề nghị của ban này (nhƣ mô hình của Nhật). Thành viên Hội đồng quản trị phải có trách nhiệm, nghĩa vụ chính nhƣ:

* Nghĩa vụ trung thành (loyality): Nghĩa vụ chính của các thành viên Hội đồng quản trị là trung thành với lợi ích của họ một cách đầy đủ, không đƣợc thu lợi cá nhân qua các giao dịch của công ty, phải thông báo rõ, công khai và không

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Pháp nhân thương mại theo pháp luật Việt Nam (Trang 63 - 73)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(87 trang)