Khái niệm pháp nhân thƣơng mại không tồn tại trong pháp luật Việt Nam cho tới khi Bộ luật Dân sự năm 2015 đƣợc Quốc hội thông qua. Điều 75 của Bộ luật này qui định:
“1. Pháp nhân thƣơng mại là pháp nhân có mục tiêu chính là tìm kiếm lợi nhuận và lợi nhuận đƣợc chia cho các thành viên.
2. Pháp nhân thƣơng mại bao gồm doanh nghiệp và các tổ chức kinh tế khác.
3. Việc thành lập, hoạt động và chấm dứt pháp nhân thƣơng mại đƣợc thực hiện theo quy định của Bộ luật này, Luật doanh nghiệp và quy định khác của pháp luật có liên quan”.
Có lẽ định nghĩa pháp nhân thƣơng mại đƣợc đƣa vào Bộ luật này nhằm hỗ trợ cho Bộ luật Hình sự năm 2015, vì Bộ luật Hình sự năm 2015 đã qui định về trách nhiệm hình sự của pháp nhân thƣơng mại. Theo PGS. TS Ngô Huy Cƣơng, định nghĩa pháp nhân thƣơng mại tại Điều 75 nói trên có nhiều hạn chế nhƣ sau:
“Điều 75, khoản 1 của Bộ luật Dân sự năm 2015 loại bỏ công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên ra khỏi pháp nhân thƣơng mại bởi qui định: “Pháp nhân thƣơng mại là pháp nhân có mục tiêu chính là tìm kiếm lợi nhuận và lợi nhuận đƣợc chia cho các thành viên”... Điều 75, khoản 2 của Bộ luật Dân sự năm 2015 đã coi doanh nghiệp tƣ nhân và hộ kinh doanh là các pháp nhân với qui định: “Pháp nhân thƣơng mại bao gồm doanh nghiệp và các tổ chức kinh tế khác” [7, tr. 16 -17].
Các qui định về trách nhiệm hình sự của pháp nhân thƣơng mại và định nghĩa pháp nhân thƣơng mại này đang gây các rắc rối lớn cho thực tiễn đấu tranh phòng chống pháp nhân phạm tội. Nhất là các pháp nhân nƣớc ngoài phạm tội ở Việt Nam bởi nhƣ trên đã phân tích quan niệm về pháp nhân thƣơng mại của chúng ta thiếu rành mạch do không đƣợc xây dựng trên một nền tảng pháp lý thích hợp. Vì vậy việc khảo sát các qui định liên quan tới nền tảng pháp lý thiếu thích hợp này là rất cần thiết cho việc làm rõ những bất cập của quan niệm pháp nhân thƣơng mại ở Việt Nam hiện nay.
Năm 1986 đánh dấu một bƣớc chuyển biến cơ bản của nền kinh tế Việt Nam bằng việc thực hiện đƣờng lối đổi mới, mà trọng tâm là việc đổi mới về kinh tế, trong đó có sự chuyển đổi sang nền kinh tế thị trƣờng theo định hƣớng xã hội chủ nghĩa. Trong lĩnh vực thƣơng mại, việc xoá bỏ chế độ Nhà nƣớc độc quyền về ngoại thƣơng có một ý nghĩa quan trọng, tạo điều kiện khuyến khích các chủ thể tham gia vào hoạt động thƣơng mại trong nƣớc, cũng nhƣ quốc tế góp phần tích cực vào sự phát triển chung của nền kinh tế đất nƣớc. Chính những thay đổi đó đặt ra câu hỏi cần có sự điều chỉnh chặt chẽ của các quy phạm pháp luật với mục đích tạo ra môi trƣờng ổn định và hoạt động có hiệu quả của các quan hệ thƣơng mại. Luật Thƣơng mại năm 1997 và năm 2005 ra đời đã đáp ứng đƣợc phần nào khoảng trống pháp luật đó, đặc biệt là với các quy định pháp luật về thƣơng nhân - chủ thể chính tham gia vào các quan hệ thƣơng mại, đã đƣa các quyết định pháp luật thực sự đi vào cuộc sống. Song, bên cạnh những kết quả đã đạt đƣợc, trong quá trình thực tiễn hoá các quy định pháp luật thƣơng mại nói chung và các quy định pháp luật về thƣơng nhân nói riêng đã bộc lộ những hạn chế nhất định, ảnh hƣởng đến hoạt động của thƣơng nhân khiến cho họ chƣa phát huy đƣợc hết vai trò của mình trên thƣơng trƣờng (chƣa nắm bắt đƣợc hết các yêu cầu thực tiễn phát sinh do cuộc sống luôn đặt ra những vấn đề cần giải quyết).
Nhƣ trên đã phân tích thƣơng nhân gắn liền với hành vi thƣơng mại. Xem quan niệm về hành vi thƣơng mại trong pháp luật hiện hành của ta hiện nay có nhiều bất cập. Luật Thƣơng mại năm 2005 không sử dụng thuật ngữ hành vi thƣơng mại mà sử dụng thuật ngữ “hoạt động thƣơng mại” để thay thế. Khoản 1, Điều 3 của Luật Thƣơng mại năm 2005 định nghĩa thuật ngữ thay thế này nhƣ sau: “Hoạt động thương mại là hoạt động nhằm mục đích sinh lợi, bao gồm mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ, xúc tiến thƣơng mại và các hoạt động nhằm mục đích sinh lời khác”. Định nghĩa này không đi quá xa so với các định nghĩa của pháp luật nhiều nƣớc về hành vi thƣơng mại. Khoản 1, Điều 2 của Bộ luật Thƣơng mại Czech định nghĩa: “Hành vi thƣơng mại (cũng đƣợc xem nhƣ hành vi của thƣơng nhân) đƣợc hiểu là một hoạt động do các thƣơng nhân tiến hành một cách độc lập với danh tính của mình và tự chịu trách nhiệm nhằm mục đích tìm kiếm lợi nhuận”. Nhƣ vậy, theo định nghĩa này việc xác định một hành vi đƣợc coi là hành vi thƣơng mại hoàn toàn phụ thuộc vào chủ thể thực hiện nó có phải là thƣơng nhân hay không. Điều thứ 340, Bộ luật Thƣơng mại của chính quyền Sài Gòn năm 1972 có định nghĩa: “Hành vi thƣơng mại là những hành vi chế tạo, lƣu chuyển, trung gian có mục đích kiếm lời trực tiếp hay gián tiếp, trừ những ngoại lệ do Bộ luật này hoặc các luật lệ đặc biệt quy định”.
Theo các định nghĩa này thì hành vi thƣơng mại rất rộng. Vậy để xem một pháp nhân nào là pháp nhân thƣơng mại khó có thể chỉ căn cứ vào những hành vi mà nó tiến hành, mà phải căn cứ vào việc xem xét nó có đủ các dấu hiệu là thƣơng nhân hay không.
Khoản 1, Điều 6 của Luật Thƣơng mại năm 2005 định nghĩa: “Thƣơng nhân bao gồm tổ chức kinh tế đƣợc thành lập hợp pháp, cá nhân hoạt động thƣơng mại một cách độc lập, thƣờng xuyên và có đăng ký kinh doanh”. Định nghĩa này quan niệm các hộ kinh doanh đều đƣợc xem là thƣơng nhân bởi là các tổ chức kinh tế đƣợc thành lập hợp pháp và có đăng ký kinh doanh. Với định
nghĩa này, phân loại thƣơng nhân thành thƣơng nhân thể nhân và thƣơng nhân pháp nhân trở nên quá chật hẹp bởi hộ kinh doanh không phải là pháp nhân và cũng không phải là cá nhân nếu nó đƣợc thành lập bởi một hộ gia đình hoặc một nhóm ngƣời. Đây là một điểm mâu thuẫn trực tiếp với doanh nghiệp năm 2014. Luật Doanh nghiệp năm 2014 không quan niệm hộ kinh doanh là doanh nghiệp. Do đó nếu nhƣ quan niệm doanh nghiệp là thƣơng nhân thì không bao gồm hộ kinh doanh dù rằng họ kinh doanh và doanh nghiệp chỉ khác nhau về phạm vi và qui mô kinh doanh [3, tr. 127]. Nếu xem doanh nghiệp là thƣơng nhân thì chúng ta thấy định nghĩa thƣơng nhân khác nhau giữa Luật Thƣơng mại năm 2005 và Luật Doanh nghiệp 2014. Khoản 7, Điều 4 của Luật Doanh nghiệp năm 2014 định nghĩa: “Doanh nghiệp là tổ chức có tên riêng, có tài sản, có trụ sở giao dịch, đƣợc đăng ký thành lập theo quy định của pháp luật nhằm mục đích kinh doanh”. Nếu phân tích sâu thì bản thân định nghĩa này không loại bỏ hộ kinh doanh ra khỏi doanh nghiệp. Nhƣng với qui định hộ kinh doanh nếu có qui mô lớn phải chuyển đổi thành doanh nghiệp thì cho thấy thuật ngữ “doanh nghiệp” không hƣớng tới hộ kinh doanh.
Trong doanh nghiệp có các hình thức công ty. Vậy có thể xem Luật Doanh nghiệp năm 2014 qui định về thƣơng nhân thể nhân (doanh nghiệp tƣ nhân) và thƣơng nhân pháp nhân (công ty). Vậy phải tìm hiểu vấn đề cốt lõi của các công ty – pháp nhân.
Pháp nhân đƣợc định nghĩa theo một cách thức giống nhau xuyên suốt các Bộ luật Dân sự năm 1995, Bộ luật Dân sự năm 2005 và Bộ luật Dân sự năm 2015. Điều 74 của Bộ luật Dân sự năm 2015 định nghĩa:
“1. Một tổ chức đƣợc công nhận là pháp nhân khi có đủ các điều kiện sau đây:
a) Đƣợc thành lập theo quy định của Bộ luật này, luật khác có liên quan;
b) Có cơ cấu tổ chức theo quy định tại Điều 83 của Bộ luật này;
c) Có tài sản độc lập với cá nhân, pháp nhân khác và tự chịu trách nhiệm bằng tài sản của mình;
d) Nhân danh mình tham gia quan hệ pháp luật một cách độc lập”.
Pháp nhân theo đinh nghĩa này trƣớc hết phải là một tổ chức mà tổ chức theo quan niệm chung nhất của Việt Nam nhƣ sau:
“Trƣớc tiên, tổ chức là một tập thể ngƣời đƣợc sắp xếp dƣới một hình thái nào đó (doanh nghiệp, công ty, bệnh viện, trƣờng học, hợp tác xã...) phù hợp với chức năng và lĩnh vực hoạt động, bảo đảm tính hiệu quả trong hoạt động của loại hình tổ chức đó” [22, tr. 108]. Nhƣ vậy định nghĩa này đã loại công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên và các quĩ không thành viên ra khỏi pháp nhân, tức là hai loại này không phải là pháp nhân.
Rất đáng tiếc là tại khoản 2, Điều 76 của Bộ luật Dân sự năm 2015 khi giải thích về pháp nhân phi thƣơng mại lại loại bỏ doanh nghiệp xã hội ra khỏi pháp nhân thƣơng mại trong khi đó Luật Doanh nghiệp năm 2014 lại qui định doanh nghiệp xã hội nhƣ là một thƣơng nhân với định nghĩa nhƣ sau:
“1. Doanh nghiệp xã hội phải đáp ứng các tiêu chí sau đây: a) Là doanh nghiệp đƣợc đăng ký thành lập theo quy định của Luật này;
b) Mục tiêu hoạt động nhằm giải quyết vấn đề xã hội, môi trƣờng vì lợi ích cộng đồng;
c) Sử dụng ít nhất 51% tổng lợi nhuận hằng năm của doanh nghiệp để tái đầu tƣ nhằm thực hiện mục tiêu xã hội, môi trƣờng nhƣ đã đăng ký (khoản 1, Điều 10).
Theo định nghĩa này thì rõ ràng doanh nghiệp xã hội là doanh nghiệp cũng tiến hành các hành vi thƣơng mại kiếm lời, nhƣng lợi nhuận chủ yếu dùng để giải quyết các mục tiêu xã hội hoặc môi trƣờng. Doanh nghiệp xã hội cũng đáp ứng đủ các tiêu chí của định nghĩa thƣơng nhân theo Điều 6 của Luật Thƣơng mại năm 2005 nhƣ trên đã trích dẫn.
Nói tóm lại, pháp luật Việt Nam hiện hành có quá nhiều mâu thuẫn, chồng chéo liên quan tới pháp nhân thƣơng mại.