Các qui định về hình thức của pháp nhân thƣơng mại

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Pháp nhân thương mại theo pháp luật Việt Nam (Trang 57 - 63)

Luật Doanh nghiệp năm 2014 đƣợc thông qua trƣớc Bộ luật Dân sự năm 2015 và Bộ luật Hình sự năm 2015 nên không có ý niệm gì về pháp nhân thƣơng mại. Tuy nhiên Luật Doanh nghiệp năm 2014 tiếp tục kế thừa các đạo luật doanh

nghiệp trƣớc nó, nhƣng đồng thời đã sửa đổi, bổ sung nhiều quy định mới về các hình thức công ty.

Các hình thức công ty hiện nay mà Luật Doanh nghiệp năm 2014 qui định bao gồm: Công ty hợp danh, công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn từ hai thành viên trở lên, và công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên.

Bất cập lớn nhất của Luật Doanh nghiệp năm 2014 về hình thức công ty là ghép hình thức công ty hợp vốn đơn giản vào hình thức công ty hợp danh. Khoản 1, Điều 172 của Luật này định nghĩa về công ty hợp danh nhƣ sau:

“Công ty hợp danh là doanh nghiệp, trong đó:

a) Phải có ít nhất 02 thành viên là chủ sở hữu chung của công ty, cùng nhau kinh doanh dƣới một tên chung (sau đây gọi là thành viên hợp danh). Ngoài các thành viên hợp danh, công ty có thể có thêm thành viên góp vốn;

b) Thành viên hợp danh phải là cá nhân, chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về các nghĩa vụ của công ty;

c) Thành viên góp vốn chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ của công ty trong phạm vi số vốn đã góp vào công ty”.

Ngay từ khi đang xây dựng Luật này nhiều ý kiến góp ý không nên gộp hai hình thức công ty này vào nhƣ vậy. Nhƣng các ý kiến đóng góp đó đã không đƣợc tiếp thu. PGS. TS Ngô Huy Cƣơng chỉ trích nhƣ sau:

“Định nghĩa công ty hợp này cho thấy, Ban soạn thảo đã gộp công ty hợp danh và công ty hợp vốn đơn giản vào làm một mà ở các nƣớc đều có sự phân biệt. Sự sai trái này không những ảnh hƣởng tới quyền tự do ý chí, quyền tự do kinh doanh của công dân, mà còn cho thấy sự yếu ớt về mặt nghiên cứu khoa học pháp lý của Ban soạn thảo” [4, tr. 31].

việc ghép này với tình huống cụ thể.

Tuy nhiên bên cạnh những thiếu sót lớn đó, khoản 2, Điều 172 có một sự khẳng định hoàn toàn đúng đắn rằng: “Công ty hợp danh có tƣ cách pháp nhân kể từ ngày đƣợc cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp”.

Ngay từ khi mới xuất hiện công ty trách nhiệm hữu hạn đã nhanh chóng chiếm đƣợc tình cảm của các nhà đầu tƣ, kinh doanh. Các quốc gia có những quy định khá thống nhất về hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn và coi nó là một thực thể pháp lý độc lập với các thành viên của nó và có tƣ cách pháp nhân.

Công ty trách nhiệm hữu hạn theo pháp luật Việt Nam hiện hành chỉ chịu trách nhiệm tài sản của mình, tách rời tài sản công ty với tài sản của các thành viên. Nguyên tắc này đƣợc áp dụng trong mọi quan hệ tài sản, nợ nần, trách nhiệm của công ty ngay cả trong trƣờng hợp các thành viên là ngƣời trực tiếp điều hành công ty.

Luật Doanh nghiệp năm 2014 qui định có hai loại hình công ty trách nhiệm hữu hạn (công ty TNHH):

- Công ty TNHH hai thành viên trở lên; và - Công ty TNHH một thành viên.

Điều 47 Luật Doanh nghiệp năm 2014 định nghĩa:

“Công ty TNHH hai thành viên trở lên là doanh nghiệp, trong đó:

a) Thành viên có thể là tổ chức, cá nhân; số lƣợng thành viên không vƣợt quá 50;

b) Thành viên chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn đã góp vào doanh nghiệp, trừ trƣờng hợp quy định tại khoản 4 Điều 48 của Luật này;

quy định tại các điều 52, 53 và 54 của Luật này.

2. Công ty TNHH hai thành viên trở lên có tƣ cách pháp nhân kể từ ngày đƣợc cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.

3. Công ty TNHH hai thành viên trở lên không đƣợc quyền phát hành cổ phần”.

Nhƣ vậy có thể hiểu công ty TNHH hai thành viên trở lên là doanh nghiệp có tƣ cách pháp nhân, không có quyền phát hành cổ phiếu; có số thành viên không vƣợt quá 50, mỗi thành viên phải chịu trách nhiệm về các khoản nợ, các nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn đã cam kết góp vào doanh nghiệp; phần vốn góp của thành viên bị hạn chế chuyển nhƣợng cho ngƣời ngoài công ty.

Luật Doanh nghiệp năm 1999 chỉ ghi nhận công ty TNHH một thành viên là tổ chức. Cho đến Luật Doanh nghiệp năm 2005 và Luật Doanh nghiệp năm 2014 đã có qui định cá nhân cũng có quyền thành lập công ty TNHH một thành viên. Nhƣ vây công ty loại này là một hình thức công ty quan trọng trong kinh tế thị trƣờng ở nƣớc ta hiện nay. Khoản 2, Điều 73 của Luật Doanh nghiệp năm 2014 định nghĩa:

“Công ty TNHH một thành viên là doanh nghiệp do một tổ chức hoặc một cá nhân làm chủ sở hữu (sau đây là chủ sở hữu công ty); chủ sở hữu công ty chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi số vốn điều lệ của công ty”.

Hình thức công ty này khá phù hợp với quan niệm chung của thế giới và nó đƣợc phân biệt với doanh nghiệp tƣ nhân ở những điểm sau:

Về thành viên

Công ty trách nhiệm hữu hạn loại này có một thành viên duy nhất trong

chức Việt Nam hoặc nƣớc ngoài. Thành viên công ty TNHH một thành viên là ngƣời góp vốn, đồng thời cũng là ngƣời thành lập, ngƣời quản lý công ty. Vì vậy thành viên công ty không thuộc các đối tƣợng bị cấm thành lập, quản lý doanh nghiệp theo quy định của pháp luật.

Về trách nhiệm

Cũng giống nhƣ công ty TNHH hai thành viên trở lên, công ty TNHH một thành viên chịu trách nhiệm hữu hạn trong phạm vi vốn điều lệ và toàn bộ tài sản của công ty. Thực chất vốn điều lệ của công ty TNHH chính là mức vốn góp cam kết của các thành viên công ty. Nhƣng do công ty TNHH một thành viên chỉ có một chủ sở hữu nên vốn góp hoặc cam kết góp chính là vốn điều lệ của công ty TNHH một thành viên.

Về chuyển nhượng vốn

Việc chuyển nhƣợng phần vốn góp của chủ sở hữu phải theo quy định của pháp luật nhƣ: Chủ sở hữu có thể chuyển nhƣợng toàn bộ vốn góp của mình vào công ty cho ngƣời khác, đồng thời với việc chủ sở hữu này rút toàn bộ vốn ra khỏi công ty; Chủ sở hữu chuyển nhƣợng một phần vốn góp của mình cho ngƣời khác (rút một phần vốn), thì công ty phải đăng ký chuyển đổi công ty sang mô hình khác có nhiều chủ sở hữu.

Về huy động vốn

Giống với công ty TNHH hai thành viên trở lên, công ty TNHH một thành viên cũng không đƣợc phép phát hành cổ phiếu để huy động vốn từ công chúng mà chỉ có thể huy động vốn bằng cách huy động vốn góp từ các thành viên hiện hữu, từ các cá nhân có nhu cầu góp vốn; huy động vốn vay từ các tổ chức, cá nhân, phát hành trái phiếu.

Công ty cổ phần đƣợc định nghĩa tại Điều 110, Luật Doanh nghiệp năm 2014 cho thấy các đặc điểm của loại công ty này nhƣ sau theo pháp luật Việt Nam hiện hành:

Thứ nhất, vốn điều lệ của công ty đƣợc chia thành nhiều phần bằng nhau và mỗi phân đó đƣợc gọi là cổ phần.

Thứ hai, ngƣời nắm giữ cổ phần đƣợc gọi là cổ đông mà có thể là tổ chức hoặc cá nhân. Số lƣợng cổ đông tối thiểu là 03 ngƣời và không bị hạn chế về số lƣợng tối đa.

Thứ ba, cổ đông chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn đã góp vào doanh nghiệp. Điều này có nghĩa là các thành viên của công ty cổ phần chỉ chịu trách nhiệm hữu hạn đối với các khoản nợ của công ty và đều không có tƣ cách thƣơng nhân.

Thứ tư, cổ đông có quyền tự do chuyển nhƣợng cổ phần của mình cho ngƣời khác, trừ một số trƣờng hợp theo quy định của pháp luật.

Thứ năm, công ty cổ phần có tƣ cách pháp nhân kể từ ngày đƣợc cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Điều này cho thấy chỉ công ty cổ phần là một thƣơng nhân, trong khi các thành viên của nó không phải là thƣơng nhân.

Thứ sáu, công ty cổ phần có quyền phát hành cổ phần các loại để huy động vốn.

Qua các đặc điểm này có thể thấy, công ty cổ phần ở Việt Nam phải có từ ba thành viên trở lên, tức là không có công ty cổ phần một thành viên. Sự phát triển của pháp luật về công ty cổ phần ở Việt Nam rất khó lý giải lý do tại sao Luật Doanh nghiệp năm 2014 lại qui định công ty cổ phần phải có ít nhất là ba cổ đông trong suốt quá trình tồn tại. Trƣớc kia Luật Công ty năm 1990 qui định công ty cổ phần phải có ít nhất là 07 cổ đông. Luật Doanh nghiệp năm 1999 lại qui định công ty cổ phần phải có ít nhất là 05 cổ đông. Cho đến nay thì số lƣợng lại là 03 cổ đông.

Pháp luật Việt Nam hiện nay không thừa nhận công ty cổ phần 01 cổ đông gây khó khăn cho việc cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nƣớc. Thực chất khi chia

vốn trong doanh nghiệp nhà nƣớc để bán thì doanh nghiệp này thực chất đã là công ty cổ phần theo đặc điểm thứ nhất nói trên.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Pháp nhân thương mại theo pháp luật Việt Nam (Trang 57 - 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(87 trang)