Pháp nhân thương mại là các công ty đối nhân

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Pháp nhân thương mại theo pháp luật Việt Nam (Trang 35 - 36)

1.3. Các hình thức của pháp nhân thƣơng mại

1.3.1. Pháp nhân thương mại là các công ty đối nhân

Công ty đối nhân là hình thức công ty mà trong đó các thành viên chú trọng vào nhân thân của nhau, tức là họ rất tin tƣởng nhau. Có hai hình thức công ty đối nhân là công ty hợp danh và công ty hợp vốn đơn giản. Công ty hợp danh bao gồm hai hay nhiều thành viên liên kết với nhau hoạt động dƣới một tên hãng chung, đều có tƣ cách thƣơng nhân và chịu trách nhiệm liên đới và vô hạn định đối với các khoản nợ của công ty. Công ty hợp vốn đơn giản là công ty có ít nhất một thành viên chịu trách nhiệm vô hạn định đối với các khoản nợ của công ty và có một hoặc nhiều thành viên góp vốn, chỉ chịu trách nhiệm hữu hạn tới phần vốn góp của mình vào công ty.

Việc xem công ty đối nhân có phải là một pháp nhân hay không còn tùy thuộc vào việc lựa chọn học thuyết về pháp nhân của pháp luật từng nƣớc. Thông thƣờng các nƣớc theo học thuyết giả tƣởng về pháp nhân không thừa nhận công ty đối nhân là pháp nhân, ví dụ: Đức, các nƣớc XHCN trƣớc kia và các nƣớc theo truyền thống Common Law. Trong khi đó các nƣớc theo học thuyết thực tại về pháp nhân lại thừa nhận công ty đối nhân có tƣ cách pháp nhân, ví dụ: Pháp và các nƣớc theo truyền thống này.

Công ty hợp danh là một hình thức công ty đối nhân điển hình. Do vậy tƣ cách pháp nhân của công ty hợp danh là một vấn đề tranh luận từ nhiều thế kỷ qua. Có trƣờng phái quan niệm công ty hợp danh không có tƣ cách pháp nhân. Trong khi đó có trƣờng phái cho rằng công ty hợp danh có tƣ cách pháp nhân. Tuy nhiên trƣờng phái nào đi chăng nữa đều thừa nhận công ty hợp danh là một hình thức công ty thƣơng mại. PGS. TS Nguyễn Nhƣ Phát lập luận rằng:

“Tóm lại, chủ thể kinh doanh hợp pháp, trên thực tế, là những đơn vị kinh doanh có tƣ cách pháp nhân và/hoặc không có tƣ cách pháp nhân. Nhƣ vậy, có hay không có tƣ cách pháp nhân không phải

là điều kiện tiên quyết để xác định sự tồn tại hợp pháp hay bình đẳng của các chủ thể kinh doanh. Vấn đề pháp nhân hay thể nhân chỉ dẫn đến kết cục về mặt pháp lý là xem xét đến chế độ trách nhiệm hữu hạn hay vô hạn cảu một đơn vị kinh danh mà thôi” [17, tr. 47].

Theo PGS. TS Ngô Huy Cƣơng,

“Các thành viên công ty hợp danh phải chịu trách nhiệm cá nhân, liên đới và vô hạn định đối với các khoản nợ của công ty hợp danh. Đây là một nguyên tắc pháp định mà các thành viên hợp danh không thể thỏa thuận khác. Nguyên tắc này dẫn tới một hệ luận quan trọng là các chủ nợ của công ty hợp danh đƣợc bảo đảm kép, tức là đƣợc bảo đảm bằng toàn bộ tài sản của công ty hợp danh và bằng toàn bộ tài sản hiện có hoặc sẽ có trong tƣơng lai của tất cả các thành viên của công ty hợp danh” [3, tr. 203 - 204].

Theo lập luận của PGS. TS Ngô Huy Cƣơng nói trên thì chế độ trách nhiệm vô hạn hay hữu hạn không ảnh hƣởng gì tới tƣ cách pháp nhân của công ty. Công ty hợp danh có quyền sở hữu tài sản riêng có nghĩa là công ty hợp danh là chủ thể của các quyền, do đó phải là chủ thể của pháp luật, tức là có tƣ cách pháp nhân [3, tr. 201 - 202].

Một khi công ty hợp danh có tƣ cách pháp nhân, thì công ty hợp vốn đơn giản không thể không là pháp nhân vì bản thân trong công ty này có một loại thành viên mang tài sản của mình ra để góp vào cho công ty kinh doanh và chỉ chịu trách nhiệm trong phạm vi phần vốn góp đó.

Nói tóm lại, công ty hợp danh và công ty hợp vốn đơn giản đều là các pháp nhân thƣơng mại (hay thƣơng nhân pháp nhân).

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Pháp nhân thương mại theo pháp luật Việt Nam (Trang 35 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(87 trang)