Các qui định về đăng ký thƣơng nhân

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Pháp nhân thương mại theo pháp luật Việt Nam (Trang 55 - 57)

Điều 7 của Luật Thƣơng mại năm 2005 qui định thƣơng nhân có nghĩa vụ đăng ký kinh doanh và các qui định chi tiết về đăng ký kinh doanh có trong Luật Doanh nghiệp năm 2014 và các văn bản hƣớng dẫn thi hành luật này. Đăng ký kinh doanh ở nƣớc ta là một bƣớc tiến vƣợt bậc. Hiên nay đăng ký kinh doanh khá giản tiện giúp cho doanh nghiệp gia nhập thị trƣờng một cách nhanh chóng. Tuy nhiên các qui định liên quan khác vẫn còn khá phức tạp so với các nƣớc khác.

Luật Doanh nghiệp năm 2014 yêu cầu rất nhiều thông tin liên quan tới nội dung đăng ký kinh doanh nhƣ sau:

Điều 24. Nội dung giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp

1. Tên doanh nghiệp.

2. Địa chỉ trụ sở chính của doanh nghiệp; số điện thoại, số fax, thƣ điện tử (nếu có).

3. Ngành, nghề kinh doanh.

4. Vốn điều lệ; vốn đầu tƣ của chủ doanh nghiệp tƣ nhân. 5. Các loại cổ phần, mệnh giá mỗi loại cổ phần và tổng số cổ phần đƣợc quyền chào bán của từng loại cổ phần đối với công ty cổ phần.

7. Số lƣợng lao động.

8. Họ, tên, chữ ký, địa chỉ thƣờng trú, quốc tịch, số Thẻ căn cƣớc công dân, Giấy chứng minh nhân dân, Hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác của chủ doanh nghiệp tƣ nhân và thành viên hợp danh.

9. Họ, tên, chữ ký, địa chỉ thƣờng trú, quốc tịch, số Thẻ căn cƣớc công dân, Giấy chứng minh nhân dân, Hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác của ngƣời đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp đối với công ty trách nhiệm hữu hạn và công ty cổ phần”.

Trong khi đó, ở Pháp, đối với công ty, ngƣời ta yêu cầu phải ghi chép các thông tin nhƣ:

(1) Hình thức pháp lý của công ty;

(2) Qui chế pháp lý riêng (nếu cần thiết); (3) Tên công ty;

(4) Tính chất hoạt động;

(5) Địa chỉ trụ sở chính [14, tr. 68].

Ở Nhật Bản, theo Đạo luật Đăng ký Thƣơng mại 2005 các thông tin phải ghi chép vào sổ đăng ký thƣơng mại bao gồm:

(1) Tên thƣơng mại;

(2) Hình thức doanh nghiệp; (3) Trụ sở kinh doanh;

(4) Tên và địa chỉ của ngƣời sử dụng tên thƣơng mại.

Ở Anh, theo Đạo luật Công ty 2006, các thông tin sau cần phải lƣu giữ và đƣợc chứng nhận:

(1) Tên gọi và số đăng ký của công ty; (2) Ngày thành lập;

(3) Chế độ trách nhiệm vô hạn hay hữu hạn của công ty; nếu là chế độ trách nhiệm hữu hạn thì hữu hạn bởi cổ phần hay hữu hạn bởi bảo đảm;

(4) Công ty tƣ nhân hay công ty công cộng;

(5) Trụ sở đăng ký của công ty ở England và Wales, ở Scotland hay ở Northern Ireland.

Luật Doanh nghiệp năm 2014 thực hiện chủ trƣơng chuyển từ “tiền kiểm” sang “hậu kiểm”, do đó bãi bỏ các yêu cầu về điều kiện kinh doanh tại thời điểm đăng ký thành lập doanh nghiệp. Luật Doanh nghiệp năm 2005 qui định các loại hình doanh nghiệp khi kinh doanh các ngành, nghề mà pháp luật yêu cầu phải có vốn pháp định hoặc chứng chỉ hành nghề, thì doanh nghiệp đó chỉ đƣợc đăng ký kinh doanh để thành lập doanh nghiệp khi có đủ vốn pháp định hoặc chứng chỉ hành nghề, trong khi đó đăng ký kinh doanh có bản chất là một hành vi hành chính tƣ pháp công khai hóa doanh nghiệp. Các yêu cầu về vốn pháp định và chứng chỉ hành nghề chỉ nên đƣợc coi là điều kiện kinh doanh để doanh nghiệp đƣợc hoạt động.

Do vậy, việc bỏ yêu cầu về các điều kiện kinh doanh nêu trên tại thời điểm đăng ký kinh doanh là hoàn toàn hợp lý, phù hợp với bản chất thực của đăng ký kinh doanh và bảo đảm tự do kinh doanh. Tại thời điểm đăng ký thành lập, doanh nghiệp không phải đáp ứng các yêu cầu về điều kiện kinh doanh ngành, nghề kinh doanh có điều kiện. Sau khi đƣợc cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, doanh nghiệp đƣợc phép kinh doanh ngành, nghề kinh doanh có điều kiện kể từ khi đáp ứng đƣợc các yêu cầu về điều kiện kinh doanh theo quy định của pháp luật chuyên ngành.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Pháp nhân thương mại theo pháp luật Việt Nam (Trang 55 - 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(87 trang)