Pháp nhân thương mại là các công ty đối vốn

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Pháp nhân thương mại theo pháp luật Việt Nam (Trang 36 - 47)

1.3. Các hình thức của pháp nhân thƣơng mại

1.3.2. Pháp nhân thương mại là các công ty đối vốn

Các công ty đối vốn có nhiều loại bao gồm: công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp vốn cổ phần. Ở nƣớc ta hiện nay không có hình thức

công ty hợp vốn cổ phần, nhƣng trong quá khứ có hình thức công ty này. Đây cũng là một hình thức công ty không phổ biến trên thế giới. Do đó Luận văn này không nghiên cứu về hình thức công ty này.

* Công ty cổ phần

Công ty cổ phần là hình thức công ty đối vốn điển hình. Thành viên của công ty góp vốn vào công ty mà không dựa vào sự quen biết lẫn nhau mà sự liên kết giữa các thành viên thông qua số lƣợng vốn và tài sản của thành viên đó góp vào công ty. Tài sản của công ty tách bạch với tài sản của thành viên công ty và công ty chịu trách nhiệm trong phạm vi số tài sản của công ty, các thành viên chịu trách nhiệm về các khoản nợ của công ty trong phạm vi vốn góp vào công ty.

Nói tới công ty cổ phần là nói tới pháp nhân. Không có sự bàn cãi nào về khoa học liên quan tới việc công ty cổ phần có tƣ cách pháp nhân hay không mọi ngƣời đều cho rằng mỗi công ty cổ phần là một pháp nhân do lịch sử ra đời và phát triển của nó gắn với sự ra đời và phát triển của quan niệm về pháp nhân. PGS. TS Ngô Huy Cƣơng tóm lƣợc quá trình lịch sử đó và các hệ quả của nó nhƣ sau:

“Công ty cổ phần mới đƣợc pháp luật ghi nhận vào năm 1867 ở Pháp và vào năm 1870 ở Đức. Tuy nhiên theo một số nhà nghiên cứu, hình thức công ty này đã đƣợc phôi thai từ thời La Mã cổ đại. Trong nền cộng hoà, những nhóm lợi ích phát triển một cách tự phát nhƣ sodalitas, universitas, collegium, societas..., và đƣợc cổ vũ dƣới sự cho phép của chính quyền. Cho tới thế kỷ thứ 13, theo Luật Giáo hội, khái niệm persona ficta hay con ngƣời nhân tạo (artificial person) mới phát triển. Hệ quả của quan niệm này bao gồm: (1) Có sự chia tách giữa thực thể nhân tạo này với các tự nhiên nhân cấu thành nên nó; (2) giới hạn tố quyền chống lại tự nhiên nhân đối với

tài sản của họ; và (3) đặt cơ sở cho tố quyền chống lại thực thể nhân tạo đối với tài sản riêng của bản thân nó” [3, tr. 217].

Do tổ chức của công ty cổ phần có số lƣợng thành viên đông, công ty lại có quyền công khai thu hút vốn trong công chúng nên công ty cổ phần chịu sự điều chỉnh chặt chẽ của pháp luật hơn so với các hình thức công ty khác từ thành lập, đến tổ chức và điều hành cũng nhƣ huy động vốn.

Các công ty cổ phần xuất hiện vào khoảng thế kỷ 18. Đến giữa thế kỷ 19 công ty cổ phần đã phát triển mạnh mẽ và rộng khắp ở các nƣớc tƣ bản nhờ sự phát triển của nền đại công nghiệp cơ khí và sự phát triển rộng rãi của chế độ tín dụng. Ngày nay, ở các nƣớc công nghiệp, công ty cổ phần chiếm vị trí thống trị trong các ngành có số vốn đầu tƣ cao, quy mô sản xuất lớn.

Do tổ chức của công ty cổ phần có số lƣợng thành viên đông, công ty lại có quyền công khai thu hút vốn trong công chúng nên công ty cổ phần chịu sự điều chỉnh chặt chẽ của pháp luật hơn so với các hình thức công ty khác từ thành lập, đến tổ chức và điều hành cũng nhƣ huy động vốn.

Là một hiện tƣợng kinh tế xã hội, các công ty cổ phần ra đời không phụ thuộc vào ý chí chủ quan của bất cứ lực lƣợng nào trong xã hội mà dựa trên sự đòi hỏi của thực tế khách quan là nền kinh tế thị trƣờng ngày càng phải nâng cao năng suất lao động sao cho giá trị hàng hoá cá biệt của mình thấp hơn hoặc cùng lắm là bằng mức giá trị hàng hoá xã hội. Để thực hiện đƣợc điều này họ phải có một số vốn đủ lớn để mở rộng quy mô sản xuất, hiện đại hoá trang thiết bị, do đó mới có thể giành thế thắng trong cạnh tranh. Đây là một vấn đề nan giải đối với các nhà tƣ bản vừa và nhỏ. Việc tích tụ vốn bằng cách tích luỹ mất rất nhiều thời gian và gặp nhiều khó khăn khiến cho các nhà tƣ bản này tìm ra một giải pháp nhanh chóng và hiệu quả hơn là liên kết lại với nhau, tập trung các tƣ bản cá biệt thành một lƣợng tƣ bản lớn để đủ sức cạnh tranh và dành ƣu thế với các nhà tƣ bản khác.

Mặt khác, trong môi trƣờng cạnh tranh, rủi ro kinh doanh, đe doạ phá sản đối với các tổ chức kinh doanh không thể lƣờng trƣớc đƣợc. Để giảm bớt rủi ro, các nhà tƣ bản thƣờng phân tán vốn của mình vào nhiều lĩnh vực khác nhau, tham gia đầu tƣ vào nhiều công ty nhiều ngành, “không ai bỏ hết trứng vào một giỏ”. Đồng thời tìm cách liên kết với các nhà tƣ bản khác cùng kinh doanh trong một lĩnh vực. Nhƣ vậy, họ vừa chia sẻ bớt đƣợc thiệt hại cho ngƣời khác khi gặp rủi ro vừa tập trung đƣợc vốn, trí tuệ, khả năng, và kinh nghiệm để quản lý kinh doanh hiệu quả hơn. Từ sự liên kết tƣ bản này, công ty cổ phần dần dần hình thành và phát triển.

Công ty cổ phần là loại hình công ty có tính tổ chức cao, hoàn thiện về vốn, hoạt động mang tính xã hội hoá cao. Công ty cổ phần có số lƣợng thành viên rất đông do vâỵ có khả năng huy động vốn rộng rãi nhất trong công chúng, có thể đầu tƣ vào nhiều lĩnh vực khác nhau.

Trong nền kinh tế thị trƣờng, doanh nghiệp là đơn vị tế bào, là nơi tổ chức và thực hiện các hoạt động sản xuất kinh doanh theo pháp luật và thu lợi nhuận. Tùy theo đặc điểm kỹ thuật của từng ngành nghề, điều kiện kinh tế xã hội của từng thời kỳ mà có các loại hình doanh nghiệp phù hợp. Hiện nay, công ty cổ phần đƣợc phát triển rộng rãi và phổ biến ở khắp hầu hết các nƣớc theo cơ chế kinh tế thị trƣờng.

Công ty cổ phần đầu tiên xuất hiện ở Anh năm 1602 là Công ty Đông ấn với hình thức rất đơn giản: các thành viên góp vốn theo từng chuyến đi biển, sau mỗi chuyến đi các thành viên tham gia nhận lại vốn của mình và tiền lãi. Nếu gặp rủi ro thì các thành viên chịu thiệt hại tƣơng ứng với phần vốn mình đã góp. Đến cuối thế kỷ XVII, công ty cổ phần bắt đầu xuất hiện ở lĩnh vực ngân hàng. Từ giữa thế kỷ XVIII đến đầu thế kỷ XIX công ty cổ phần xâm nhập vào lĩnh vực giao thông vận tải, đƣờng sông, đƣờng sắt.

Đầu thế kỷ XX, với cuộc cách mạng công nghiệp phải xây dựng đƣờng sắt, khai thác mỏ, cơ khí, điện lực cần nhiều vốn công ty cổ phần phát triển nhanh. ở Anh năm 1862 mới có 156 công ty cổ phần, đến năm 1962 con số này đã lên tới 482.000. ở Mỹ năm 1904 số công ty cổ phần mới chiếm 23,6% tổng doanh nghiệp cả nƣớc, năm 1962 đã chiếm 78%. Bắt đầu từ thời kỳ này công ty cổ phần đƣợc thành lập rộng khắp trong nhiều lĩnh vực ở các nƣớc tƣ bản và làm cho nền kinh tế mỗi quốc gia phát triển.

Đức là một trong những nƣớc mà ở đó xuất hiện công ty sớm, do vậy pháp luật về công ty khá hoàn thiện. Luật Công ty cổ phần của Đức đƣợc ban hành năm 1870, sau đó đƣợc bổ sung sửa đổi bởi Bộ luật Thƣơng mại 1897, sau này đƣợc thay thế bằng Luật Công ty cổ phần. Từ 1937 đến 1965 Luật Công ty cổ phần mới đƣợc ban hành, sửa đổi nhiều lần và hiện vẫn có giá trị pháp lý.

Ở Anh, công tuy cổ phần còn có tên gọi là công ty trách nhiệm hữu hạn công cộng (Public limited company) hay còn gọi là công ty trách nhiệm hữu hạn có phát hành cổ phiếu (Company limited by share).

Nếu nhƣ công ty cổ phần ra đời và phát triển ở các nƣớc tƣ bản khá sớm thì ở Việt Nam lại xuất hiện tƣơng đối muộn. Từ năm 1986 trở về trƣớc, phƣơng hƣớng phát triển kinh tế chủ yếu của nƣớc ta là ƣu tiên và ngày càng mở rộng phạm vi của kinh tế quốc doanh. Còn các thành phần kinh tế khác chƣa đƣợc nhà nƣớc thừa nhận hoặc đƣợc thừa nhận nhƣng luôn bị hạn chế phát triển. Vì vậy, trong cơ chế quản lý kinh tế kế hoạch hóa tập trung quan liêu thời kỳ đó không tồn tại các công ty cũng nhƣ luật về công ty.

Công ty nói chung và công ty cổ phần nói riêng chỉ đƣợc pháp luật thừa nhận khi nền dân chủ tƣ sản phát triển rộng rãi ở xã hội tƣ bản vào thế kỷ XVII, quyền cơ bản của con ngƣời đƣợc pháp luật bảo vệ, đặc biệt quan trọng là quyền tự do kinh doanh và tự do lập hội.

Nhƣ vậy công ty cổ phần ra đời với tiền đề kinh tế là nhu cầu tập trung vốn và phân tán rủi ro của các nhà tƣ bản trong nền kinh tế thị trƣờng cùng với tiền đề pháp lý là quyền tự do khế ƣớc và quyền tự do lập hội đƣợc pháp luật thừa nhận. Trong nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung của các nƣớc xã hội chủ nghĩa trƣớc đây hình thức tổ chức kinh doanh này không thể xuất hiện.

Tại Đại hội Đảng khoá XI năm 1986, khi Đảng và Nhà nƣớc quyết định chuyển nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung sang nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần sở hữu thì công ty mới đƣợc công nhận là hình thức pháp lý để tiến hành hoạt động kinh doanh. Vì vậy, phải đến năm 1990 Việt Nam mới có một đạo luật chính thức quy định về công ty, đó là Luật Công ty và Luật Doanh nghiệp tƣ nhân 21/12/1990. Đây là cơ sở pháp lý cho việc thành lập công ty nói chung và công ty cổ phần nói riêng. Cả hai đạo luật trên đã đƣợc bổ sung sửa đổi một lần vào năm 1994 nhƣng vẫn chƣa khắc phục đƣợc những thiếu sót, bất cập. Để đáp ứng sự phát triển nhanh chóng của hoạt động kinh doanh, ngày 12/6/1999 Quốc hội ban hành Luật Doanh nghiệp và Luật Doanh nghiệp 2005 đƣợc Quốc hội khóa XI kỳ họp thứ 8 thông qua, nhằm thay thế cho các quy định pháp luật về công ty trƣớc đó, tạo khung pháp lý vững chắc hơn cho hoạt động kinh doanh trong điều kiện nền kinh tế thị trƣờng. Luật Doanh nghiệp 2005 đề cập cụ thể các hình thức pháp lý để kinh doanh, trong đó công ty cổ phần đƣợc quy định chi tiết tại chƣơng IV từ Điều 77 đến Điều 129. Hiện nay Luật Doanh nghiệp năm 2014 đang đƣợc áp dụng (sẽ đƣợc nghiên cứu ở chƣơng sau của Luận văn này).

Về mặt lịch sử, công ty đối vốn ra đời sau các hình thức công ty đối nhân. Ở công ty đối nhân, cơ sở để hình thành sự kiện liên kết và chi phối mối quan hệ giữa các thành viên công ty là nhân thân của thành viên công ty. Còn ở công ty đối vốn thì lại khác, vai trò của từng thành viên công ty đƣợc thiết lập theo tỷ lệ phần vốn góp mà mỗi thành viên đã cam kết góp vào công ty. Đặc điểm quan trọng của loại hình công ty này là công ty chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ

của công ty bằng tài sản của công ty, các thành viên công ty chỉ chịu trách nhiệm hữu hạn trong số vốn mà mình đã góp. Nhƣ vậy ở đây có sự phân tách tài sản của công ty và tài sản cá nhân. Từ đặc điểm đó mà ở công ty đối vốn ngoài việc công ty phải chịu thuế đối với Nhà nƣớc thì các thành viên cũng phải chịu thuế thu nhập. Do vậy thành lập công ty chỉ quan tâm đến yếu tố vốn nên thành viên của công ty đối vốn thƣờng là thành viên trong đó những ngƣời ít hiểu biết về kinh doanh cũng có thể tham gia. Số lƣợng thành viên công ty đối vốn khá đông, việc chuyển đổi thành viên khá dễ dàng nên nó chịu sự điều chỉnh bởi một quy chế hết sức chặt chẽ của pháp luật.

Nhận xét chung có thể thấy, công ty đối vốn có nhiều ƣu điểm so với công ty đối nhân, mà đặc điểm nổi bật của nó đƣợc ngƣời tham gia kinh doanh ƣa chuộng là tính chịu trách nhiệm hữu hạn của nó. Điều này tạo cho ngƣời kinh doanh sẵn sàng đầu tƣ vốn vào những lĩnh vực có nhiều rủi ro và cùng một lúc có thể phân tán vốn đầu tƣ vào nhiều cơ sở kinh doanh khác nhau, tạo điều kiện cho những ngƣời ít hiểu biết về kinh doanh tham gia vào quá trình kinh doanh. Tuy vậy, do chịu trách nhiệm hữu hạn về tài sản đối với các khoản nợ nên công ty đối vốn dễ gây ra rủi ro cho các chủ nợ nhất là ngân hàng khi cho vay các khoản tín dụng lớn. Mặt khác, do không quan tâm đến tƣ cách cá nhân và số lƣợng thành viên công ty thƣờng là đông dễ dẫn đến sự phân hoá quyền lợi, thậm chí chống đối nhau, những thành viên có địa vị thấp dễ bị chèn ép, và hơn nữa trong nhiều trƣờng hợp việc huy động vốn trở thành lừa đảo. Vì những lý do đó mà công ty đối vốn chịu sự điều chỉnh bởi một quy chế hết sức chặt chẽ của pháp luật.

Công ty nói chung và công ty cổ phần nói riêng là những khái niệm pháp lý mới xuất hiện ở nƣớc ta từ khi chuyển đổi sang nền kinh tế thị trƣờng. Tuy nhiên trên thế giới, khái niệm công ty đã tồn tại từ nhiều năm, đƣợc hiểu là sự liên kết của hai hay nhiều cá nhân hoặc pháp nhân bằng một sự kiện pháp lý,

nhằm tiến hành để đạt đƣợc một mục tiêu chung nào đó [13, tr. 42]. Công ty cổ phần có một số đặc trƣng sau:

+ Vốn điều lệ của công ty đƣợc chia thành nhiều phần bằng nhau gọi là cổ phần.

+ Cổ đông là ngƣời nắm giữ cổ phần trrong công ty, có thể là tổ chức, cá nhân không bị hạn chế ở số lƣợng tối đa.

+ Cổ đông chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn đó góp vào doanh nghiệp.

+ Cổ đông có quyền tự do chuyển nhƣợng cổ phần của mình cho ngƣời khác, trừ trƣờng hợp có quy định hạn chế.

+ Công ty cổ phần có tƣ cách pháp nhân kể từ ngày đƣợc cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.

+ Công ty cổ phần có quyền phát hành chứng khoán các loại để huy động vốn.

* Công ty trách nhiệm hữu hạn

Có những quan điểm khác nhau về hình thức công ty này. Có quan niệm cho rằng công ty trách nhiệm hữu hạn là hình thức công ty đối nhân. Còn quan niệm khác lại cho rằng đây là một hình thức công ty đối vốn. Có quan điểm này sở dĩ hình thức công ty này là hình thức công ty lai tạp giữa công ty đối nhân và công ty đối vốn, cụ thể trong hình thức công ty này có một số yếu tố của công ty hợp danh và một số yếu tố của công ty cổ phần.

Công ty trách nhiệm hữu hạn có hai loại hình là công ty trách nhiệm hữu hạn nhiều thành viên và công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên. Dù là hình thức nào, công ty trách nhiệm hữu hạn luôn luôn đƣợc xem là một pháp nhân.

Thành viên của công ty trách nhiệm hữu hạn không có tƣ cách thƣơng nhân và chỉ chịu trách nhiệm đối với các khoản nợ của công ty trong phạm vi số vốn cam kết góp vào công ty. Số lƣợng thành viên của công ty trách nhiệm hữu

hạn bị hạn chế không vƣợt quá năm mƣơi thành viên. Các thành viên do đó vẫn có quan hệ gần gũi với nhau. Đây là một đặc điểm giống với công ty hợp danh. Phần vốn góp của các thành viên công ty không đƣợc tự do chuyển nhƣợng mà

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Pháp nhân thương mại theo pháp luật Việt Nam (Trang 36 - 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(87 trang)