Sửa đổi, bổ sung các quy định về nâng cao khả năng kiểm soát thị trường bất động sản của Nhà nước

Một phần của tài liệu các vấn đề pháp lý về chuyển nhượng dự án trong đầu tư, kinh doanh bất động sản (Trang 56 - 58)

- Chủ đầu tư không thực hiện đúng nội dung dự án hoặc sau 12 tháng, kể từ tháng nhận bàn giao đất mà không triển khai thực hiện dự án

3.2.1. Sửa đổi, bổ sung các quy định về nâng cao khả năng kiểm soát thị trường bất động sản của Nhà nước

trường bất động sản của Nhà nước

Xét một cách tổng thể, hiện nay, Nhà nước chưa kiểm soát chặt chẽ được thị trường chuyển nhượng các dự án đầu tư, kinh doanh BĐS. Các cơ quan quản lý thị trường BĐS chưa nắm bắt được chính xác bao nhiêu dự án (dưới mọi hình thức và loại hình sản phẩm) đang được khởi công, sản phẩm của dự án đã và đang bán cho ai, giá cả cụ thể là bao nhiêu … Họ chỉ biết được dự án nào được phê duyệt trên sổ sách, còn trên thực tế các dự án triển khai hay chưa, làm đến đâu thì dường như thông tin, số liệu chậm được cập nhật kịp thời. Công tác kiểm soát của cơ quan quản lý hiện nay vẫn chỉ dừng lại ở bước khảo sát thị trường, học hỏi nghiệp vụ từ các đơn vị tư vấn BĐS là chính. Do vậy, để nâng cao khả năng kiểm soát thị trường chuyển nhượng trong đầu tư, kinh doanh BĐS, Nhà nước cần phải:

- Sớm triển khai áp dụng quy định bắt buộc và có chế tài xử lý để thực hiện yêu cầu các doanh nghiệp kinh doanh phải bán sản phẩm hàng hoá BĐS thông qua sàn giao dịch theo quy định của pháp luật nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho mọi tổ chức, cá nhân có nhu cầu đều có thể dễ dàng tiếp cận và tham gia giao dịch.

- Quy định việc bắt buộc công khai các thủ tục dịch vụ công liên quan đến việc chuyển nhượng dự án trong đầu tư, kinh doanh BĐS.

- Tổ chức tốt hệ thống cung cấp thông tin về BĐS theo nguyên tắc công khai, minh bạch, trung thực và quy định bắt buộc việc công khai

thông tin về thị trường BĐS trên các kênh thông tin theo quy định để góp phần lành mạnh hoá thị trường BĐS.

- Hoàn thiện cơ chế chuyển nhượng dự án qua sàn giao dịch và tăng cường công tác quản lý, thanh tra, kiểm tra các giao dịch BĐS.

- Khuyến khích các giao dịch chuyển nhượng chính thức, đi đôi với việc ban hành các chế tài đủ mạnh để hạn chế các giao dịch "ngầm" thông qua việc giảm thuế chuyển dịch BĐS, giảm chi phí xác định sở hữu BĐS để khuyến khích các chủ thể tham gia giao dịch chính thức.

- Tăng cường năng lực và hiệu lực bộ máy quản lý Nhà nước về thị trường chuyển nhượng dự án BĐS theo hướng kết hợp với chủ trương cải cách hành chính, ưu tiên cho công tác đào tạo, bồi dưỡng nhằm nâng cao năng lực quản lý của cán bộ, công chức nhà nước cũng như đối với nguồn nhân lực của các thành phần kinh tế tham gia kinh doanh BĐS.

- Kiện toàn và củng cố hệ thống quản lý, điều hành thị trường BĐS đồng bộ từ trung ương tới địa phương; tăng cường công tác nghiên cứu dự báo và đưa các chỉ tiêu phát triển thị trường chuyển nhượng dự án BĐS.

- Đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến rộng rãi pháp luật về chuyển nhượng dự án trong đầu tư, kinh doanh BĐS.

Đối với những dự án được ưu đãi đầu tư thuộc chương trình khuyến khích, thu hút đầu tư của một số tỉnh, hay được ưu đãi về lĩnh vực đầu tư, địa bàn đầu tư, hay những dự án xây dựng nhà ở cho người có thu nhập thấp,… thì Nhà nước cần phải có cơ chế kiểm soát chặt chẽ hơn nữa. Bởi đối với những loại dự án này, nếu không được kiểm soát chặt thì các chủ đầu tư có thể lợi dụng những chính sách này để trục lợi. Việc “trải thảm

đỏ” mời gọi đầu tư ồ ạt, tất yếu sẽ dẫn đến hậu quả là có nhiều dự án treo.

Trong số những tiêu chí đánh giá, mức độ thông thoáng của cải cách hành chính có tốc độ thu hút vốn đầu tư cao. Vì vậy, không ít tỉnh đã phớt lờ yếu tố chất lượng đầu tư để tăng hạng. Nhưng đằng sau những con số “tỷ đô”

được báo cáo đó là hàng loạt giấy phép đầu tư được cấp cho có, hàng loạt dự án chuyển nhượng nhằm trục lợi. Để từng bước khắc phục những yếu kém này cần bổ sung các quy định đề cập đến việc trước khi cho phép chuyển nhượng, cơ quan nhà nước có thẩm quyền phải xem xét mức độ đã đầu tư của dự án như bồi thường, giải phóng mặt bằng, san nền hoặc đã đầu tư một phần hạ tầng kỹ thuật. Ngoài ra, cũng cần xem xét các yếu tố như: dự án có được thực hiện đúng quy hoạch hay không, việc chấp hành pháp luật đất đai, việc đầu tư xây dựng của doanh nghiệp,…

Một phần của tài liệu các vấn đề pháp lý về chuyển nhượng dự án trong đầu tư, kinh doanh bất động sản (Trang 56 - 58)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(63 trang)
w