Nội dung các quy định về nguyên tắc chuyển nhượng dự án trong đầu tư, kinh doanh bất động sản

Một phần của tài liệu các vấn đề pháp lý về chuyển nhượng dự án trong đầu tư, kinh doanh bất động sản (Trang 29 - 30)

đầu tư, kinh doanh bất động sản

Chuyển nhượng dự án là một trong những hoạt động đầu tư, kinh doanh BĐS. Do đó, hoạt động này cũng phải tuân theo những nguyên tắc của hoạt động kinh doanh BĐS. Cụ thể:

Thứ nhất, các tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động chuyển nhượng

dự án trong đầu tư, kinh doanh BĐS bình đẳng trước pháp luật; tự do thỏa thuận trên cơ sở tôn trọng quyền và lợi ích hợp pháp của các bên tham gia thông qua hợp đồng, nhưng không được trái với quy định của pháp luật.

Nguyên tắc trên xác định địa vị pháp lý của chủ thể chuyển nhượng dự án. Dù là tổ chức kinh tế, cá nhân trong nước hay tổ chức, cá nhân nước ngoài,… thì trong phạm vi kinh doanh của mình đều được Nhà nước bảo hộ các quyền và lợi ích hợp pháp, đảm bảo quyền tự do kinh doanh theo quy định của Hiến pháp năm 1992 và không bị phân biệt, đối xử giữa các thành phần kinh tế khác nhau. Các chủ thể tham gia phải tuân thủ các quy định của Luật Kinh doanh BĐS năm 2006 và các quy định khác của pháp luật có liên quan. Qua đó, quyền, lợi ích hợp pháp của khách hàng và của doanh được Nhà nước bảo hộ bằng pháp luật.

Thứ hai, BĐS được đưa ra chuyển nhượng phải đủ điều kiện theo

quy định của pháp luật.

Theo quy định của Luật Kinh doanh BĐS năm 2006 thì BĐS được phép đưa vào kinh doanh bao gồm hai loại chủ yếu; đó là, nhà ở, công trình xây dựng và quyền SDĐ. Nhà ở, công trình xây dựng phải là nhà ở, công trình xây dựng đủ các điều kiện theo quy định của Luật Nhà ở năm 2005, Luật Xây dựng năm 2003; còn quyền SDĐ được phép đưa vào chuyển nhượng phải tuân thủ quy định của Luật Đất đai năm 2003. Trong các văn bản pháp luật này không chỉ đưa ra khái niệm về nhà ở, công trình xây dựng và quyền SDĐ nói chung mà còn đề cập rõ loại nhà, công trình xây dựng, quyền SDĐ nào được phép đưa vào kinh doanh. Do đó, trong hoạt

động chuyển nhượng, các nhà đầu tư phải tìm hiểu kỹ các điểu kiện liên quan đến BĐS được đưa ra chuyển nhượng.

Thứ ba, hoạt động chuyển nhượng dự án trong đầu tư, kinh doanh

BĐS phải công khai, minh bạch.

Nguyên tắc này chính là cơ sở để Điều 11 Luật Kinh doanh BĐS năm 2006 yêu cầu các chủ thể kinh doanh phải cung cấp đầy đủ thông tin cho khách hàng trong các giao dịch về BĐS nói chung và trong chuyển nhượng dự án nói riêng. Nguyên tắc này được thể hiện như sau:

- Các nhà đầu tư phải công khai thông tin về BĐS khi đưa vào chuyển nhượng.

- Thông tin về BĐS được công khai tại sàn giao dịch BĐS.

- Hoạt động chuyển nhượng phải được giao dịch qua sàn giao dịch BĐS.

- Người điều hành sàn giao dịch BĐS phải có chứng chỉ kinh doanh dịch vụ với quy mô theo quy định.

Do đó, các nhà đầu tư khi tiến hành hoạt động chuyển nhượng phải thực hiện qua sàn giao dịch BĐS. Việc không giao dịch qua sàn giao dịch BĐS của chủ thể kinh doanh là hành vi vi phạm pháp luật và phải chịu các chế tài theo luật định.

Với những nguyên tắc nêu trên sẽ là tiền đề giúp cho hoạt động chuyển nhượng dự án trong đầu tư, kinh doanh BĐS được thực hiện một cách lành mạnh, tuân thủ các quy định của pháp luật và đảm bảo đầy đủ lợi ích của Nhà nước, lợi ích của nhà đầu tư và khách hàng.

Một phần của tài liệu các vấn đề pháp lý về chuyển nhượng dự án trong đầu tư, kinh doanh bất động sản (Trang 29 - 30)