Hoàn thiện pháp luật về chuyển nhượng dự án trong đầu tư, kinh doanh bất động sản phải phù hợp với quan điểm và định hướng phát

Một phần của tài liệu các vấn đề pháp lý về chuyển nhượng dự án trong đầu tư, kinh doanh bất động sản (Trang 52 - 54)

- Chủ đầu tư không thực hiện đúng nội dung dự án hoặc sau 12 tháng, kể từ tháng nhận bàn giao đất mà không triển khai thực hiện dự án

3.1.1.Hoàn thiện pháp luật về chuyển nhượng dự án trong đầu tư, kinh doanh bất động sản phải phù hợp với quan điểm và định hướng phát

doanh bất động sản phải phù hợp với quan điểm và định hướng phát triển thị trường bất động sản của Đảng ta

Thị trường BĐS Việt Nam trong giai đoạn vừa qua đã có những bước phát triển tích cực, góp phần đáng kể vào sự tăng trưởng chung của nền kinh tế. Báo cáo Chính trị của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa VII tại Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ VIII đã xác định: “Tổ chức quản lý tốt thị trường bất động sản, chăm lo giải quyết vấn đề nhà ở cho nhân dân, nhất là ở các vùng đô thị, phát triển các doanh nghiệp nhà nước xây dựng và kinh doanh nhà ở. Khuyến khích các thành phần kinh tế xây dựng và kinh doanh nhà ở theo sự hướng dẫn và quản lý của Nhà nước”. Có thể nói đây là một chủ trương lớn, có tầm chiến lược quan trọng cho sự phát triển thị trường BĐS ở Việt Nam.

Để thực hiện mục tiêu đó, cần đảm bảo những định hướng cơ bản sau:

Thứ nhất, về phía Nhà nước.

- Tập trung nghiên cứu hoàn thiện, ban hành, sửa đổi, bổ sung hệ thống văn bản quy phạm về BĐS; đặc biệt là những quy định của pháp luật về chuyển nhượng dự án trong đầu tư, kinh doanh BĐS, để thúc đẩy thị trường BĐS phát triển lành mạnh, phù hợp với quy luật cung - cầu, thúc đẩy nền kinh tế phát triển, đồng thời đảm bảo công bằng xã hội theo định hướng XHCN, hạn chế tình trạng thị trường ngầm trong giao dịch về kinh doanh BĐS.

- Đẩy mạnh công tác cải cách về cơ cấu tổ chức và hành chính trong lĩnh vực đầu tư, kinh doanh BĐS, đặc biệt là trong chuyển nhượng dự án, cần có cơ chế và chế tài phù hợp để đảm bảo thông tin liên quan tới thị trường BĐS (quy hoạch, đất đai, vật liệu xây dựng, đầu tư xây dựng, chất lượng công trình, đấu giá, định giá, mua bán, giao dịch, môi giới, đăng ký thế chấp, sàn giao dịch...) phải được công khai, minh bạch để các chủ thể tham gia dễ dàng và thuận lợi.

- Có cơ chế kiểm tra, giám sát, quản lý và điều tiết thị trường phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế - xã hội trong từng thời kỳ.

Thứ hai, về phía các chủ thể tham gia.

- Các tổ chức, cá nhân tham gia chuyển nhượng dự án trong đầu tư, kinh doanh BĐS phải có trách nhiệm đảm bảo chất lượng hàng hóa là BĐS, đảm bảo uy tín và thương hiệu của doanh nghiệp mình.

- Hoạt động chuyển nhượng dự án có thể mang lại lợi nhuận cao, tuy nhiên lĩnh vực này cũng tiềm ẩn yếu tố rủi ro cũng rất lớn. Do đó, đòi hỏi các đối tượng tham gia phải có tính chuyên nghiệp cao. Các chủ thể tham gia thị trường phải đáp ứng các điều kiện quy định của pháp luật về kinh nghiệm, năng lực tài chính, đào tạo nhân lực...

- Hàng hoá BĐS của các doanh nghiệp kinh doanh BĐS phải được giao dịch thông qua sàn giao dịch BĐS đảm bảo công khai, minh bạch, cạnh tranh lành mạnh.

Thị trường BĐS luôn là một thị trường quan trọng có tác động và chi phối mạnh mẽ đến toàn bộ nền kinh tế. Việc lên hay xuống của thị trường BĐS đôi khi còn phụ thuộc vào nhiều thị trường khác, như chứng khoán, ngoại tệ, vàng,… Tuy nhiên, về lâu dài, những văn bản pháp quy trong lĩnh vực BĐS cần được ban hành theo hướng tạo sự thuận lợi và phát triển bền vững.

Một phần của tài liệu các vấn đề pháp lý về chuyển nhượng dự án trong đầu tư, kinh doanh bất động sản (Trang 52 - 54)