ĐVT: con
Năm Trâu Bò Lợn Gia cầm Dê
2015 22.247 3.795 65.783 430.410 4.500
2016 22.688 3.896 66.700 461.000 5.010
2017 22.736 4.234 67.542 449.000 8.624
Qua bảng số liệu cho thấy số lượng gia súc (trâu, bò) có xu hướng tăng mạnh đặc biệt là năm 2017 so với năm 2015. Năm 2016 số lượng trâu tăng 441 con so với năm 2015 và số lượng bò tăng 101 con.
Đến năm 2017 số lượng bò tăng lên thêm 338 con, tương ứng số lượng trâu vẫn tiếp tục tăng 48 con. Số lượng lợn cũng có xu hướng tăng: năm 2016 tăng 917 con so với năm 2015 và năm 2017 thì số lượng lợn đã tăng hơn so với năm 2017 là 842 con. Còn số lượng gia cầm và dê thì có xu hướng tăng mạnh trong năm 2017. Tăng nổi bật là dê, số lượng đầu con dê năm 2017 tăng gần gấp đôi năm 2015.
Hiện nay trên địa bàn huyện tập trung phát triển chăn nuôi theo hướng chăn nuôi trang trại, chăn nuôi công nghiệp, cải tạo, chọn lọc thay đổi giống gia súc, gia cầm bằng các giống gia súc, gia cầm có chất lượng cao góp phần rút ngắn chu kỳ sản xuất, nâng cao hiệu quả kinh tế; phương thức chăn nuôi của nông dân đã có nhiều thay đổi, số hộ chăn nuôi nhỏ lẻ ngày càng giảm, số hộ áp dụng kỹ thuật chăn nuôi tiên tiến, chăn nuôi theo hình thức công nghiệp, bán công nghiệp ngày càng nhiều. Giá trị sản xuất ngành chăn nuôi năm 2017 đạt 229 tỷ đồng, sản lượng thịt hơi năm 2017 là 5.532 tấn.
2.1.2.2. Tình hình dân số, lao động và việc làm của huyện Văn Bàn
Dân số và lao động là lực lượng quyết định sự phát triển và xây dựng thành công nông thôn mới trên địa bàn huyện. Nếu só sánh với mặt bằng chung các huyện trên cả nước, thì huyện Văn Bàn là một huyện có số dân và lao động ở mức trung bình. Tổng dân số của huyện Văn Bàn qua ba năm được thể hiện dưới bảng sau:
Bảng 2.6: Dân số phân theo giới tính và phân theo thành thị, nông thôn
Năm Tổng số
Phân theo giới tính Phân theo thành thị. nông thôn
Nam Nữ Thành thị Nông thôn I. Tổng số dân (người)
2015 84.709 42.694 42.015 5.692 79.017
2016 86.078 43.492 42.586 6.134 79.944
2017 87.316 44.146 43.170 6.324 80.989
II. Cơ cấu (%)
2015 100 50,4 49,6 6,72 93,28
2016 100 50,53 49,47 7,13 92,87
2017 100 50,56 49,44 7,25 92,75
(Nguồn: UBND huyện Văn Bàn)
Tổng dân số của huyện Văn Bàn năm 2017 là 87.316 người, trong đó nam có 44.146 người (chiếm 50,56% tổng dân số của toàn huyện), nữ giới với tổng số người là 43.1709 (chiếm 49,44% dân số của huyện). Phần lớn dân cư của huyện tập trung sinh sống ở khu vực nông thôn, miền núi (80.989 người chiếm 92,75%). Đây cũng là xu hướng chung của các huyện miền núi nói chung và tỉnh Lào Cai nói riêng. Tỷ lệ người dân sống ở thành thị chiếm 7,25% (6.324 người), đây chủ yếu là nhóm dân cư là cán bộ, công chức, giáo viên và người dân làm dịch vụ phu nông nghiệp. Với phần đông dân cư tập trung sinh sống ở khu vực nông thôn miền núi, đây là lực lượng lao động đông đảo phục vụ cho chương trình xây dựng nông thôn mới của huyện.
2.1.2.3. Thực trạng phát triển cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất và đời sống
Cơ sở hạ tầng luôn là tiền đề và cơ sở để các vùng kinh tế phát triển. Sau 20 năm thực hiện Quyết định số 135/1998/QĐ-TTg phê duyệt Chương trình phát triển kinh tế - xã hội các xã đặc biệt khó khăn (ĐBKK) miền núi và vùng sâu, vùng xa (gọi tắt là Chương trình 135). Cơ sở hạ tầng nông thôn đã sự thay da đổi thịt thực sự, tác động đến đời sống người dân vùng còn khó khăn. Hiện nay, cả hệ thống chính trị tiếp tục hướng đến sự phát triển bền vững và thực hiện thành công chương trình quốc gia xây dựng nông thôn mới. Để “nông thôn mới” thể hiện hiện bằng “diện mạo mới, sức sống mới”. Cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất và đời sống người dân huyện Văn Bàn được thể hiện qua bang số liệu dưới đây.