ĐVT: triệu đồng
TT Loại hình trang trại
Giá trị sản xuất (GO) Giá trị gia tăng (VA) Thu nhập hỗn hợp (MI) VA/GO MI/GO 1 Trang trại tổng hợp 511,29 102,8 71,9 0,19 0,14 2 Trang trại chăn nuôi 1.002,9 275,7 176,1 0,27 0,17
Bình quân 757,09 189,25 124 0,23 0,155
(Nguồn: Tổng hợp phiếu điều tra)
Quan bảng số liệu trên cho ta thấy: Các trang trại kinh doanh tổng hợp đạt giá trị tăng thêm tương đối cao 102,8 triệu đồng và thu nhập hỗn hợp là 71,9 triệu đồng. Đây là trang trại có nhiều hoạt động cho thu nhập, từ cây nông nghiệp, cây ăn quả, cây lâm nghiệp, chăn nuôi... mức độ rủi ro ít hơn so với các trang trại khác khi giá cả thị trường hoặc các điều kiện khác thay đổi.
Đối với các trang trại chăn nuôi, có giá trị sản xuất rất lớn nhưng ta đã biết nhóm này cũng bỏ chi phí sản xuất nhiều nhất. Tính bình quân mỗi trag trại chăn nuôi doanh thu hàng năm đều trên 1 tỷ đồng (1.002,9 triệu đồng/trang trại). Đây là mô hình chăn nuôi tập trung hóa, chuyên môn hóa và đầu tư cao với chi phí rất lớn. Tuy không điều chỉnh được giá bán (thị trường, thương lái quyết định). Chỉ cần đảm bảo phòng bệnh, trị bệnh không để dịch bệnh trên vật nuôi thì giá trị gia tăng đem lại cao.
Xét chỉ tiêu tỷ trọng giá trị gia tăng và thu nhập hỗn hợp so với giá trị sản xuất (VA/GO, MI/GO) ta thấy: trang trại chăn nuôi đạt cao hơn, trang trại tổng hợp thấp hơn.
- Trang trại tổng hợp có tỷ trọng MI/GO thấp. Điều này là hoàn toàn phù hợp với đặc điểm của loại trang trại này, do trang trại tổng hợp có cả chăn nuôi, cây ăn quả, cây lâm nghiệp,…. Các loại này có giai đoạn kiến thiết cơ bản, mới bắt đầu cho thu hoạch nên thu nhập còn chưa cao. Đây là các trang
trại có nhiều nguồn thu do đa dạng cây trồng, vật nuôi và ngành nghề, loại này ưu điểm mức độ rủi ro không cao nhưng các nguồn thu nhập, vụn vặt.
Trong các loại hình trang trại hiện nay ở Văn Bàn trang trại chăn nuôi có hệ số VA/GO và MI/GO cao nhất. Các trang trại chăn nuôi cho thu nhập cao nhưng phải đầu tư vốn nhiều. Các trang trại chăn nuôi cũng không đa dạng nguồn thu, chỉ cần dịch bệnh trên vật nuôi thì sẽ thua lỗ hàng tỷ đồng. Lời khuyên cũng giống như trên, đầu tiên cần đảm bảo phòng trị bênh thật tốt và đa dạng nguồn thu (chăn nuôi đa dạng, kết hợp thêm trồng trọt, dịch vụ khác,…)
3.2.3. Những vấn đề rút ra từ nghiên cứu thực trạng hiệu quả kinh tế của các trang trại ở huyện Văn Bàn các trang trại ở huyện Văn Bàn
KTTT đã khẳng định là một hướng đi đúng đắn, một triển vọng sáng sủa cho sự phát triển sản xuất nông nghiệp, phù hợp với xu hướng phát triển tất yếu của đời sống kinh tế của thời đại và của lịch sử.
Qua điều tra, khảo sát và phân tích thực trang phát triển KTTT và hiệu quả kinh tế của các trang trại nông lâm nghiệp ở huyện Văn Bàn rút ra một số kết luận sau:
3.2.3.1. Những mặt đạt được
- KTTT ở Văn Bàn mặc dù mới đang trong quá trình hình thành và phát triển, hiệu quả chưa cao song đã tỏ ra là một hình thức tổ chức sản xuất phù hợp và có hiệu quả trong sản xuất nông nghiệp, là một hướng đi đúng đắn để đưa nông nghiệp lên sản xuất hàng hoá. Năm 2018 các trang trại làm ra giá trị sản lượng hàng hoá gần 20 tỷ đồng.
- KTTT là một nhân tố mới ở nông thôn, là bước phát triển mới, cao hơn kinh tế hộ hộ, gắn với mục tiêu sản xuất hàng hoá quy mô lớn. Góp phần thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp và nông thôn theo hướng tăng nhanh tỷ trọng sản xuất hàng hoá. Vì vậy, phát triển KTTT là con đường tất
yếu, là bước đi thích hợp để chuyển nền nông nghiệp từ tự cung tự cấp sang sản xuất hàng hoá.
- Phần lớn các chủ trang trại là nông dân, đại bộ phận các chủ trang trại đều từ lực lượng các hộ nông dân làm ăn giỏi đi lên, biết tính toán làm ăn, biết quản lý. Đây là lực lượng nòng cốt để xây dựng và phát triển trang trại.
- KTTT đã khai thác tốt hơn nguồn vốn nhàn rỗi trong dân, phát huy nội lực, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn. Những năm qua các trang trại nông lâm nghiệp ở Văn Bàn đã huy động lượng vốn khá lớn trong dân vào sản xuất kinh doanh nông lâm ngư nghiệp.
- Các trang trại điều tra đã thể hiện rõ nét của các loại hình chuyên môn hoá theo từng loại cây trồng vật nuôi, tỷ trọng giá trị sản phẩm hàng hoá này chiếm trong các trang trại có hướng kinh doanh chính chiếm rất cao.
- Phát triển KTTT đã góp phần khai thác và sử dụng quỹ đất tốt, đặc biệt là diện tích đất trống đồi núi trọc, diện tích đất hoang hoá, bỏ hoang trước đây vào sản xuất nông lâm, ngư nghiệp tạo ra khối lượng sản phẩm đáng kể cung cấp cho nền kinh tế, tăng nhanh tốc độ phủ xanh đất trống đồi núi trọc, cải thiện môi trường sinh thái.
- Phát triển KTTT góp phần giải quyết công ăn, việc làm và tăng thu nhập đáng kể cho một bộ phận lao động ở nông thôn, đã tận dụng được lực lượng lao động dư thừa thuộc mọi lứa tuổi, cải thiện và nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho nông dân.
3.2.3.2. Những mặt cần khắc phục
Bên cạnh những mặt đã đạt được, để phát triển tốt hơn các trang trại nông lâm nghiệp ở Văn Bàn cũng có những mặt cần khắc phục:
- Các chủ trang trại chưa thực sự chú ý đến việc lựa chọn giống cây trồng, vật nuôi đảm bảo chất lượng, do vậy một số diện tích cây ăn quả đã cho thu hoạch nhưng chất lượng kém do giống không tốt hoặc năng suất thấp dẫn đến hiệu quả kinh tế không cao.
- Phát triển kinh tế trang trại rất cần sự giúp đỡ của bộ phận khuyến nông, khuyến lâm trong việc hướng dẫn, tư vấn các vấn đề liên quan đến khoa học, kỹ thuật như lựa chọn cây trồng, vật nuôi, phương pháp phòng trừ sâu, dịch bệnh... Nhưng trong thực tế hoạt động của bộ phận này chưa đáp ứng được yêu cầu.
- Trong quy hoạch tổng thể của huyện chưa có chiến lược về thị trường, đặc biệt là thị trường nông lâm sản. Trong vài ba năm tới, khi cây lâm nghiệp cho thu hoạch với diện tích khá lớn hàng trăm ha, bán ở đâu? bán cho ai? Thị trường cung cấp vật tư, dịch vụ đầu vào, đầu ra cho các sản phẩm nông sản, cây ăn quả, chăn nuôi như thế nào? Vấn đề này chưa được đặt ra. Để phát triển KTTT đây lại là một vấn đề rất quan trọng do giá trị sản phẩm hàng hoá quy mô lớn, không thể chỉ tiêu thụ theo phương thức nhỏ, lẻ như hiện nay .
- Do thói quen của người nông dân nên việc ghi chép sổ sách ở phần lớn các trang trại chưa được thường xuyên đã làm ảnh hưởng đến công tác hạch toán kế toán của trang trại. Do vậy, kết quả sản xuất kinh doanh chưa đủ căn cứ, khó chính xác.
- Hệ thống kết cấu hạ tầng miền núi còn rất yếu kém, có ảnh hưởng không tốt đến sản xuất kinh doanh của các trang trại.
3.2.4. Nguyên nhân ảnh hưởng đến hiệu quả của các trang trại ở Văn Bàn
Có nhiều nguyên nhân ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất kinh doanh của các trang trại ở Văn Bàn trong đó phải kể đến các nguyên nhân sau:
- Một là: Thiếu vốn cho sản xuất kinh doanh
Thiếu vốn - là vấn đề đang gặp phải ở hầu hết các trang trại ở Văn Bàn, mặc dù Nhà nước đã có những chủ trương, chính sách hỗ trợ nhưng quá trình thực hiện ở địa phương còn gặp nhiều vấn đề tồn tại. Vốn của các trang trại hiện tại phần lớn là vốn tự có của gia đình tích luỹ qua nhiều năm góp lại, còn lại vay anh em, bạn bè, người thân. Vốn vay ngân hàng rất ít, một mặt do cơ chế, mặt khác do thời gian và lãi suất tiền vay chưa phù hợp với chu kỳ kinh
doanh của các cây trồng trong trang trại, đặc biệt là cây lâm nghiệp. Đây là một vấn đề nan giải đối với các chủ trang trại cần được địa phương, Nhà nước quan tâm.
Do thiếu vốn nên ảnh hưởng rất nhiều đến các hoạt động sản xuất, kinh doanh của trang trại như: tư liệu sản xuất chủ yếu thô sơ, thủ công, chưa đầu tư được những cây giống, con giống tốt, hệ thống tưới nước... để cho năng suất cao. Về quy mô vốn đầu tư cho sản xuất kinh doanh của trang trại nhìn chung còn thấp, chưa đáp ứng được yêu cầu của phát triển KTTT. Vì vậy, dẫn đến tình trạng sản xuất cầm chừng, ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất kinh doanh của trang trại.
- Hai là: Trình độ của chủ trang trại chưa đáp ứng được yêu cầu của sản xuất kinh doanh.
Số liệu tổng hợp từ kết quả điều tra cho thấy, trình độ của chủ trang trại hiện nay chưa đáp ứng được yêu cầu của phát triển KTTT. Chủ các trang trại đều là nông dân, trình độ học vấn và trình độ chuyên môn còn hạn chế. Bên cạnh đó việc đào tạo, huấn luyện chuyên môn, nghiệp vụ chưa được quan tâm. Vì thế bước vào kinh doanh trong cơ chế thị trường không khỏi có những lúng túng, bế tắc, đôi khi mò mẫm trong sản xuất kinh doanh nên hiệu quả chưa cao.
Hình thành chủ yếu do tự phát, trình độ chủ trang trại còn nhiều hạn chế, bởi vậy việc xác định cơ cấu cây trồng, vật nuôi trong trang trại của mình là hết sức khó khăn. Nhưng nhìn rộng ra ta thấy đây không chỉ là khó khăn của riêng chủ trang trại mà xét trên phạm vi rộng hơn của địa phương như xã, huyện, tỉnh... Đây cũng là một vấn đề nan giải mà họ đang gặp phải trong việc xác định cơ cấu cây trồng, vật nuôi phù hợp để phát triển kinh tế địa phương. Trong cơ chế thị trường, việc xác định trồng cây gì, nuôi con gì với cơ cấu như thế nào đang là bài toán khó đối với các chủ trang trại và các địa phương.
Hiện tại, các chủ trang trại với phương châm "lấy ngắn nuôi dài", thực hiện "nông lâm kết hợp" đa dạng hoá ngành nghề kinh doanh để tạo thu nhập, tránh rủi ro, lãi từ hoạt động này bù lỗ cho các hoạt động khác. Tuỳ theo thế mạnh từng trang trại (địa hình, vị trí, khả năng về vốn v.v) chủ trang trại xác định hướng kinh doanh phù hợp, phần lớn vẫn đang trong quá trình mò mẫm, tìm tòi, thử nghiệm để tìm ra hướng kinh doanh ổn định. Do đó dẫn đến tình trạng nguồn thu vụn vặt, khó khăn cho phát triển công nghiệp chế biến nông sản và tìm thị trường tiêu thụ.
- Ba là: Yếu tố thị trường
Thị trường là một yếu tố quan trọng đối với sản xuất kinh doanh của KTTT. Trong đó có cả yếu tố thị trường đầu vào và thị trường đầu ra.
+ Thị trường đầu vào: Năng suất cây trồng vật nuôi và chất lượng sản phẩm phụ thuộc rất lớn vào các yếu tố đầu vào, gồm: cây, con giống, vật tư, phân bón, khoa học kỹ thuật, dịch vụ v.v. Thực tế ở Văn Bàn cho thấy, các yếu tố đầu vào cho sản xuất chưa được các chủ trang trại thực sự quan tâm. Ví dụ giống cây ăn quả được đưa vào trồng tràn lan, không rõ nguồn gốc, vì vậy sau vài năm chất lượng quả kém lại phải chặt bỏ hoặc bán với giá rẻ đặc biệt là các giống cây được đầu tư từ các chương trình, dự án, gây lãng phí lớn cho sản xuất và ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh. Đối với vật nuôi, do chu kỳ kinh doanh ngắn, người sản xuất có thể thấy ngay được kết quả và kịp thời điều chỉnh nên tổn thất ít hơn.
+ Thị trường đầu ra cho các sản phẩm của trang trại: Vấn đề thị trường tiêu thụ các sản phẩm của trang trại cho đến nay đang còn là bài toán chưa có lời giải. Hiện tại địa phương chưa có tổ chức nào đứng ra hướng dẫn hoặc chịu trách nhiệm tiêu thụ các sản phẩm cho các trang trại, một phần cũng do sản phẩm của trang trại đa dạng, manh mún. Đây là công việc các trang trại tự đảm nhận hoàn toàn, sản phẩm có thể bán ngay tại vườn, tại nhà hoặc đem ra chợ. Việc bán các sản phẩm của trang trại thường bị tư thương ép giá nên ảnh hưởng đến thu nhập của trang trại.
- Bốn là: Một số vấn đề khác
+ Cơ sở hạ tầng: Nhìn chung chưa phát triển, nhiều trang trại ở xa khu dân cư do không có đường vào bằng các phương tiện cơ giới mà chỉ có thể đi bộ, ghồng gánh sản phẩm hoặc dùng trâu bò để kéo làm cho chi phí vận chuyển rất lớn, giá thành sản phẩm tăng, đặc biệt là các nông sản, hoa quả v.v...
+ Việc đào tạo bồi dưỡng cho các chủ trang trại những kiến thức về quản lý, về khoa học kỹ thuật chưa được địa phương quan tâm.
+ Chủ trương, chính sách chưa đồng bộ, quá trình thực hiện còn gặp nhiều lúng túng làm hạn chế đến sự phát triển của trang trại.
3.3 Giải pháp phát triển trang trại trên địa bàn huyện Văn Bàn
3.3.1 Giải pháp về đất đai
Đất đai là tư liệu sản xuất quan trọng nhất, là mối quan tâm hàng đầu đối với các hộ nông dân nói chung và các trang trại nói riêng. Để giải quyết những vấn đề đất đai trong phát triển KTTT cũng như trong sự chuyển biến chung của nền kinh tế cần giải quyết các vấn đề sau:
- Cần tạo mọi điều kiện thuận lợi để nhanh chóng hoàn thiện các thủ tục pháp lý về công nhận quyền sử dụng đất đai lâu dài của các trang trại, đặc biệt là đất lâm nghiệp, giúp các chủ trang trại yên tâm sản xuất.
- Triển khai xây dựng và hoàn thiện quy hoạch tổng thể và quy hoạch sử dụng đất đai cho từng vùng, thôn xã, tạo điều kiện để các trang trại lựa chọn phương án sử dụng đất hợp lý, có hiệu quả. Phải có quy hoạch lâu dài đất đai từng vùng. Khắc phục tình trạng đất đai manh mún, phân tán tạo điều kiện đi vào sản xuất tập trung.
- Khuyến khích tập trung đất đai và những người có nguyện vọng nhận đất ở những vùng đất trống, đồi núi trọc, hoang hoá để hình thành trang trại. Việc tập trung đất đai không thể diễn ra tự phát mà phải có sự quản lý, kiểm soát chặt chẽ của chính quyền địa phương. Việc giao đất ở đối tượng này tuỳ vào khả năng, tiềm lực của người nhận có thể giao với diện tích cao hơn mức hạn điền.
3.3.2. Giải pháp về vốn
Các trang trại hiện nay hầu như là vốn ít, chưa có tư cách pháp nhân nên rất khó vay vốn, hoạt động chủ yếu theo phương châm "lấy ngắn nuôi dài", một số khác thiếu vốn thì sản xuất cầm chừng. Đây cũng là những nguyên nhân cơ bản làm cho hiệu quả sản xuất kinh doanh của các trang trại thấp.
Thực tế cho thấy, để phát triển KTTT nhu cầu về vốn là rất lớn. Vì vậy, cần phát huy nội lực, huy động tối đa nguồn vốn trong dân cho phát triển KTTT. Với phương châm "Nhà nước và nhân dân cùng làm", địa phương rất cần sự hỗ trợ của ngân sách Nhà nước cho việc phát triển KTTT bằng việc xây dựng cơ sở hạ tầng, thuỷ lợi, giao thông, điện, xây dựng các cơ sở, nhà máy chế biến nông lâm sản.
- Đối với những trang trại mới hình thành hoặc những trang trại đã đi vào hoạt động cần thực hiện cơ chế cho vay vốn theo dự án đầu tư được các cấp có thẩm quyền phê duyệt. Thời hạn cho vay phải phù hợp với chu kỳ kinh doanh từng loại sản phẩm chủ yếu. Cùng với vay ngắn hạn cần mạnh dạn cho vay trung hạn và dài hạn với các khoản vay tương đối lớn theo yêu cầu đầu tư