Chương 1 : CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA ĐỀ TÀI
2.1.2. Điều kiện kinh tế xã hội
2.1.2.1. Điều kiện kinh tế
Bảng 2.2: Cơ cấu kinh tế huyện Văn Bàn
ĐVT: %
TT NỘI DUNG 2015 2016 2017
1 Ngành nông, lâm, thủy sản 34,9 33,5 31,27 2 Ngành công nghiệp - xây dựng 39,1 38,3 42,58
3 Ngành dịch vụ 26 28,2 26,75
(Nguồn: UBND huyện Văn Bàn)
Qua bảng số liệu cho thấy cơ cấu kinh tế huyện Văn Bàn có sự thay đổi theo hướng giảm tỷ trọng ngành nông, lâm, thủy sản và tăng tỷ trọng ngành công nghiệp - xây dựng và dịch vụ.
Trong cơ cấu các ngành kinh tế của huyện thì ngành nông nghiệp có xu hướng giảm: Tỷ trọng giá trị trong GDP của ngành năm 2017 là 31,27% giảm 3,63% so với năm 2015. Trong khi đó tỷ trọng ngành công nghiệp - xây dựng năm 2017 là 42,58% tăng 3,48% so với năm 2015. Tỷ trọng ngành dịch vụ hầu như không tăng từ năm 2015 đến 2017. Điều này cho thấy kinh tế huyện Văn Bàn có sự chuyển biến chậm khi so với kỳ vọng trong 3 năm trở lại đây.
Bảng 2.3: Cơ cấu giá trị sản lượng nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản trên địa bàn huyện Văn Bàn và thủy sản trên địa bàn huyện Văn Bàn
ĐVT: %
TT NỘI DUNG 2015 2016 2017
a Nông nghiệp 89,98 90,52 90,78
b Lâm nghiệp 8,92 8,33 7,59
c Thuỷ sản 1,1 1,16 1,6
(Nguồn: Phòng NN&PTNT huyện Văn Bàn)
Trong cơ cấu nông lâm thủy sản của huyện Văn Bàn đã có sự chuyển dịch khá rõ ràng, tuy nhiên tốc độ chuyển cơ cấu còn chậm. Huyện luôn tích cực chỉ đạo công tác chuyển dịch cơ cấu giống, cơ cấu mùa vụ, đưa các giống lúa lai, lúa thuần chất lượng cao, ngô lai vào sản xuất, ứng dụng khoa học công nghệ trong sản xuất như gieo xạ bằng công cụ cải tiến, quản lý dịch hại trên cây lúa...được triển khai ứng dụng trong sản xuất, chủ động xây dựng và thực hiện kịp thời, hiệu quả phương pháp phòng trừ các đối tượng dịch hại lúa, ngô.
Một số cơ chế chính sách hỗ trợ trong sản xuất lương thực được triển khai như: Hỗ trợ gieo cấy lúa lai, lúa thuần chất lượng cao, ngô lai, chỉ đạo thâm canh cao, hỗ trợ kinh phí để triển khai các mô hình, tập huấn chuyển giao ứng dụng tiến bộ KHKT vào sản xuất, hỗ trợ mua sắm thiết bị sản xuất. Ngoài ra, đối với những xã có thể phát triển nuôi thủy sản, huyện cũng quan tâm tích cực đầu tư, hỗ trợ để bà con nông dân có điều kiện nâng cao thu nhập.
Bảng 2.4: Diện tích các loại cây trồng trên địa bàn huyện Văn Bàn
ĐVT: Ha
Năm Tổng số
Cây hàng năm Cây lâu năm
Tổng số Trong đó Tổng số Trong đó Cây lương thực có hạt Cây công nghiệp hàng năm Cây công nghiệp lâu năm Cây ăn quả 2015 17.340 16.666 11.377 813 774 85 689 2016 17.955 17.120 11.890 725 835 85 745 2017 18.561 17.776 12.363 697 785 40 740
(Nguồn: Phòng NN&PTNT huyện Văn Bàn)
Qua bảng số liệu trên thể hiện, huyện Văn Bàn đã có chuyển dịch cơ cấu cây trồng rất cụ thể: tập trung phát triển cây ăn quả, cây lương thực có hạt. Theo nhận định của tác giả, chủ trương của huyện là vừa phát triển lâu dài, vừa ổn định lương thực cho bà con nông dân trước mắt. Huyện tăng diện tích cây ăn quả là đúng định hưởng của tỉnh, tuy nhiên cây ăn quả thường cần có thời gian kiến thiết cơ bản. Lúc này, trước hết pahir giải quyết tốt lương thực cho người dân. Ngoài ra, khi sản lượng lương thực tăng lên vừa đảm bảo an ninh lương thực vừa cung cấp thức ăn phát triển ngành chăn nuôi tại địa phương.
* Ngành chăn nuôi:
Bảng 2.5: Số lượng gia súc, gia cầm huyện Văn Bàn
ĐVT: con
Năm Trâu Bò Lợn Gia cầm Dê
2015 22.247 3.795 65.783 430.410 4.500
2016 22.688 3.896 66.700 461.000 5.010
2017 22.736 4.234 67.542 449.000 8.624
Qua bảng số liệu cho thấy số lượng gia súc (trâu, bò) có xu hướng tăng mạnh đặc biệt là năm 2017 so với năm 2015. Năm 2016 số lượng trâu tăng 441 con so với năm 2015 và số lượng bò tăng 101 con.
Đến năm 2017 số lượng bò tăng lên thêm 338 con, tương ứng số lượng trâu vẫn tiếp tục tăng 48 con. Số lượng lợn cũng có xu hướng tăng: năm 2016 tăng 917 con so với năm 2015 và năm 2017 thì số lượng lợn đã tăng hơn so với năm 2017 là 842 con. Còn số lượng gia cầm và dê thì có xu hướng tăng mạnh trong năm 2017. Tăng nổi bật là dê, số lượng đầu con dê năm 2017 tăng gần gấp đôi năm 2015.
Hiện nay trên địa bàn huyện tập trung phát triển chăn nuôi theo hướng chăn nuôi trang trại, chăn nuôi công nghiệp, cải tạo, chọn lọc thay đổi giống gia súc, gia cầm bằng các giống gia súc, gia cầm có chất lượng cao góp phần rút ngắn chu kỳ sản xuất, nâng cao hiệu quả kinh tế; phương thức chăn nuôi của nông dân đã có nhiều thay đổi, số hộ chăn nuôi nhỏ lẻ ngày càng giảm, số hộ áp dụng kỹ thuật chăn nuôi tiên tiến, chăn nuôi theo hình thức công nghiệp, bán công nghiệp ngày càng nhiều. Giá trị sản xuất ngành chăn nuôi năm 2017 đạt 229 tỷ đồng, sản lượng thịt hơi năm 2017 là 5.532 tấn.
2.1.2.2. Tình hình dân số, lao động và việc làm của huyện Văn Bàn
Dân số và lao động là lực lượng quyết định sự phát triển và xây dựng thành công nông thôn mới trên địa bàn huyện. Nếu só sánh với mặt bằng chung các huyện trên cả nước, thì huyện Văn Bàn là một huyện có số dân và lao động ở mức trung bình. Tổng dân số của huyện Văn Bàn qua ba năm được thể hiện dưới bảng sau:
Bảng 2.6: Dân số phân theo giới tính và phân theo thành thị, nông thôn
Năm Tổng số
Phân theo giới tính Phân theo thành thị. nông thôn
Nam Nữ Thành thị Nông thôn I. Tổng số dân (người)
2015 84.709 42.694 42.015 5.692 79.017
2016 86.078 43.492 42.586 6.134 79.944
2017 87.316 44.146 43.170 6.324 80.989
II. Cơ cấu (%)
2015 100 50,4 49,6 6,72 93,28
2016 100 50,53 49,47 7,13 92,87
2017 100 50,56 49,44 7,25 92,75
(Nguồn: UBND huyện Văn Bàn)
Tổng dân số của huyện Văn Bàn năm 2017 là 87.316 người, trong đó nam có 44.146 người (chiếm 50,56% tổng dân số của toàn huyện), nữ giới với tổng số người là 43.1709 (chiếm 49,44% dân số của huyện). Phần lớn dân cư của huyện tập trung sinh sống ở khu vực nông thôn, miền núi (80.989 người chiếm 92,75%). Đây cũng là xu hướng chung của các huyện miền núi nói chung và tỉnh Lào Cai nói riêng. Tỷ lệ người dân sống ở thành thị chiếm 7,25% (6.324 người), đây chủ yếu là nhóm dân cư là cán bộ, công chức, giáo viên và người dân làm dịch vụ phu nông nghiệp. Với phần đông dân cư tập trung sinh sống ở khu vực nông thôn miền núi, đây là lực lượng lao động đông đảo phục vụ cho chương trình xây dựng nông thôn mới của huyện.
2.1.2.3. Thực trạng phát triển cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất và đời sống
Cơ sở hạ tầng luôn là tiền đề và cơ sở để các vùng kinh tế phát triển. Sau 20 năm thực hiện Quyết định số 135/1998/QĐ-TTg phê duyệt Chương trình phát triển kinh tế - xã hội các xã đặc biệt khó khăn (ĐBKK) miền núi và vùng sâu, vùng xa (gọi tắt là Chương trình 135). Cơ sở hạ tầng nông thôn đã sự thay da đổi thịt thực sự, tác động đến đời sống người dân vùng còn khó khăn. Hiện nay, cả hệ thống chính trị tiếp tục hướng đến sự phát triển bền vững và thực hiện thành công chương trình quốc gia xây dựng nông thôn mới. Để “nông thôn mới” thể hiện hiện bằng “diện mạo mới, sức sống mới”. Cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất và đời sống người dân huyện Văn Bàn được thể hiện qua bang số liệu dưới đây.
Bảng 2.7: Kết cấu hạ tầng, dịch vụ của các xã, thị trấn trên địa bàn huyện
ĐVT: xã, thị trấn
2015 2016 2017
Tổng số xã, thị trấn 23 23 23
Trong đó:
1. Số xã, TT chưa có điện 0 0 0
2. Số xã, TT chưa có đường ô tô đến trung tâm xã. 0 0 0 3. Số xã, TT đã có đường ô tô đến trung tâm xã, thị trấn 23 23 23 Chia ra các loại đường:
- Đường nhựa 21 21 21
- Đường cấp phối 02 02 02
4. Số UBND xã,TT chưa có điện thoại 0 0 0
5. Số xã, TT được công nhân xoá mù chữ và phổ cập GD tiểu học 23 23 23 6. Số xã, TT được công nhận phổ cập GD tiểu học đúng độ tuổi 23 23 23
7. Số xã, TT chưa có trường tiểu học 0 0 0
8. Số xã, TT chưa có trường trung học cơ sở 0 0 0 9. Số xã, TT có cán bộ y tế nhưng chưa có trạm y tế 0 0 0 10. Số xã, TT có trạm y tế nhưng chưa có cán bộ y tế 0 0 0
Qua bảng số liệu cho thấy kết cấu hạ tầng, dịch vụ của các xã, thị trấn trên địa bàn huyện Đại Từ là tương đối phát triển: trên địa bàn huyện hiện nay tất cả các xã, thị trấn đều đã có điện, có điện thoại, có trường tiểu học, có đường ô tô đi được đến trung tâm xã, thị trấn và tất cả các xã, thị trấn đều đã có trạm y tế và có cán bộ y tế.
* Giao thông
- Hệ thống đường giao thông trên địa bàn huyện được tập trung đầu tư, thực hiện việc cải tạo, nâng cấp và làm mới các tuyến đường giao thông.
- Đến hết năm 2017 trên địa bàn toàn huyện đã thực hiện cứng hóa được 414,74km/726,43km cụ thể:
+ Đường liên xã trục xã đã cứng hóa đạt chuẩn 149,36km/251,43km đạt 59%. + Đường liên thôn, trục thôn đã cứng hóa được 214,94km/287,25km đạt 75%. + Đường liên gia ngõ xóm đã cứng hóa được 27,72km/109,84km đạt 25%. + Đường trục chính nội đồng đã cứng hóa được 22,74km/77,91km đạt 29%. - Tổng nguồn vốn đầu tư thực hiện(giai đoạn 2015-2017) là 297,496 tỷ đồng (trong đó, đầu tư trực tiếp từ CTMTQG xây dựng NTM là 122,054 tỷ đồng).
* Thủy lợi
+ Làm mới 18,5 km kênh dẫn, trong đó, giai đoạn 2011 - 2015: là 18,5 km. + Nâng cấp 110 km, làm mới 88,5 kênh mương nội đồng, trong đó, giai đoạn 2011 - 2015: làm mới 87 km.
+ Nâng cấp 22, làm mới 23 đập đầu mối, trong đó, giai đoạn 2011 - 2015: làm mới 5 cái, nâng cấp 05 cái.
+ Nâng cấp 07 hồ chứa nước, làm mới 03 hồ chứa nước phục vụ sản xuất nông nghiệp trên địa bàn các xã, trong đó, giai đoạn 2011 - 2015: nâng cấp 06 hồ, làm mới 01 hồ.
* Điện.
- Hệ thống lưới điện trên địa bàn huyện hiện nay có 250,411km đường dây trung áp 35KV; 324,446km đường dây 0,4KV; 129 trạm biến áp với tổng
công suất là 17.619KVA. Kết hợp đầu tư hoàn chỉnh hệ thống mạng lưới điện và sắp xếp dân cư hợp lý để tạo điều kiện thực hiện nâng cao tỷ lệ số hộ và chất lượng điện phục vụ sinh hoạt, sản xuất của nhân dân.
- Tổng nguồn vốn đầu tư thực hiện (giai đoạn 2010-2017) là 28,391 tỷ đồng.
* Giáo dục và đào tạo
- Toàn huyện hiện có 88 trường học từ mẫu giáo đến trung học cơ sở, trong đó có 58 trường đạt chuẩn quốc gia, tỷ lệ đạt 65,9%. Tổng số phòng học hiện có 897 phòng, trong đó phòng kiên cố 564; bán kiên cố là 212 phòng; số phòng học tạm 48 phòng. Số phòng học bộ môn là 117 phòng, trong đó phòng học kiên cố 110 phòng; phòng bán kiên cố 6 phòng; phòng tạm 1 phòng.
- Tổng nguồn vốn đầu tư thực hiện là 198,27 tỷ đồng (trong đó, đầu tư trực tiếp từ CTMTQG xây dựng NTM là 110,583 tỷ đồng).
- Kết quả phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 05 tuổi trên địa bàn huyện đã được công nhận 23/23 xã đạt chuẩn Mầm non cho trẻ 5 tuổi.
- Kết quả xóa mù chữ và chống tái mù chữ trong năm 2017 trên địa bàn huyện đã mở 11 lớp với 210 học viên. Hiện nay có 09 xã đạt chuẩn mức độ 1, 14 xã mức độ 2.
- Phổ cập giáo dục tiểu học: Có 16 xã đạt chuẩn Phổ cập giáo dục Tiểu học mức độ 2; 7 xã, thị trấn đạt chuẩn Phổ cập giáo dục Tiểu học mức độ 3.
- Thực hiện phổ cập giáo dục trung học cơ sở: Có 19 xã đạt chuẩn Phổ cập giáo dục Trung học cơ sở mức độ 2, 04 xã mức độ 3.
- Tỷ lệ học sinh tốt nghiệp THCS tiếp tục học lên trung học phổ thông và học nghề đạt 75,6%, có 12/22 xã đạt.
* Cơ sở vật chất văn hóa
- Đến hết hết năm 2017 toàn huyện có 08 nhà văn hóa xã (01 nhà văn hóa đang xây dựng tại xã Sơn Thủy), 195/268 nhà văn hóa thôn, 79/195 nhà văn hóa được cấp trang thiết bị như ti vi, loa đài, tăng âm, hệ thống tủ sách, thư viện công cộng phục vụ tốt cho nhân dân. Tiêu chí cơ sở vật chất văn hóa
đạt thấp do yêu cầu của tiêu chí phải đầu tư cơ sở vật chất khá lớn (Nhà văn hóa, thể thao xã; nhà văn hóa thôn), xong việc huy động nguồn lực đầu tư còn rất khó khăn.
- Tổng nguồn vốn đầu tư thực hiện là 93,502 tỷ đồng (trong đó, đầu tư trực tiếp từ CTMTQG xây dựng NTM là 53,59 tỷ đồng).
* Cơ sở hạ tầng thương mại nông thôn
- Đến nay trên địa bàn huyện Văn Bàn có 7 chợ được đầu tư xây dựng ở các xã (Minh Lương, Dương Quỳ, Chiềng Ken, Nậm Tha, Võ Lao, Văn Sơn, Khánh Yên Hạ), trong giai đoạn tới quy hoạch xây dựng lại 02 chợ tại xã Dương Quỳ, xã Tân An và chuyển đổi mục đích sử dụng của chợ trung tâm xã Chiềng Ken và xã Nậm Tha thành Trung tâm học tập cộng đồng của xã.
- Tổng nguồn vốn đầu tư thực hiện là 15,079 tỷ đồng (trong đó, đầu tư trực tiếp từ CTMTQG xây dựng NTM là 9,150 tỷ đồng).
* Thông tin và truyền thông
- Mạng lưới bưu chính, viễn thông từng bước được nâng cấp, hiện đại hóa. Đến nay 100% số xã đã có thùng thư, 20/20 xã có điểm Bưu điện văn hóa xã, 100% xã đã có mạng internet đến trung tâm xã, mạng lưới điện thoại di động đã phủ sóng đến trung tâm xã và hầu hết các thôn
* Nhà ở
- Kết quả thực hiện nâng cấp chính trang nhà tạm nhà dột nát và làm mới nhà ở thực hiện trên toàn huyện trong 2 năm 2016, 2017 là 658 nhà.
- Đến nay số nhà tạm trên toàn huyện còn 1.426 nhà, số nhà đạt chuẩn là 14.268/17.770 hộ đạt 80,3%.
* Y tế
- Hệ thống khám chữa bệnh được hoàn thiện với 24 cơ sở gồm 01 Bệnh viện đa khoa huyện, 4 PKĐKKV, 19 Trạm y tế xã. Hiện nay toàn huyện có 46 bác sỹ, trong đó có 8/23 xã có bác sỹ đạt 34,78%.
- Có 23/23 xã có nhân viên y tế thôn bản, cộng tác viên dân số thực hiện công tác giám sát chăm sóc sức khoẻ cho người dân. Cán bộ tại 23 trạm được thường xuyên tham gia đào tạo, tập huấn nâng cao trình độ, kỹ năng chuyên môn nghiệp vụ.
- Tỷ lệ người dân tham gia Bảo hiểm y tế đạt trên 91%.
- Tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi bị suy dinh dưỡng thể thấp còi (chiều cao theo tuổi) là 20,41%.
2.2. Nội dung nghiên cứu
- Thực trạng phát triển trang trại tại huyện Văn Bàn, tỉnh Lào Cai;
- Thực trạng sản xuất, kinh doanh các loại hình trang trại tại huyện Văn Bàn, tỉnh Lào Cai;
- Giải pháp kinh tế phát triển trang trại một cách bền vững tại huyện Văn Bàn tỉnh Lào Cai.
2.3. Phương pháp nghiên cứu
2.3.1. Phương pháp thu thập thông tin
- Thu thập thông tin từ các tài liệu đã công bố (Tài liệu thứ cấp)
Đó là những tài liệu liên quan đã được công bố của các cơ quan thống kê các cấp, các trường đại học, các cơ quan nghiên cứu và các cơ quan cấp trên, kết quả nghiên cứu của các đề tài nghiên cứu có cùng nội dung. Cập nhật những thông tin, vấn đề phục vụ cho nội dung của đề tài. Tiến hành hệ thống hoá bổ sung cơ sở lý luận của đề tài, những thông tin về trang trại để nghiên cứu, xây