4. Những đóng góp của luận văn
3.2.1. Thực trạng về phương thức sảnxuất của các trang trại huyện Văn Bàn
Trên cơ sở đất được giao, vốn tự có kết hợp với sức lao động của gia đình hoặc thuê mướn thêm lao động, các chủ trang trại đã lựa chọn hướng sản xuất kinh doanh hàng hoá trên cơ sở kết hợp chuyên môn hoá và phát triển tổng hợp theo phương châm lấy ngắn nuôi dài, khai thác tổng hợp các tiềm năng sẵn có để phát triển KTTT.
Là một huyện miền núi nên các trang trại hiện đang có chủ yếu là các trang trại nông lâm nghiệp. Trong số các trang trại điều tra, hướng hoạt động chủ yếu là nông nghiệp, lâm nghiệp và chăn nuôi, trong đó chủ yếu là phát triển chăn nuôi.
Hầu hết các trang trại ở Văn Bàn đều mới được hình thành trong vài năm gần đây, phần lớn đang trong thời kỳ xây dựng cơ bản. Trong các trang trại đều có các hoạt động trồng cây nông nghiệp, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây lâm nghiệp, chăn nuôi gia súc gia cầm. Tuy nhiên, trong mỗi trang trại, chủ trang trại cũng xác định cho mình hướng kinh doanh riêng phù hợp với đặc điểm đất đai, địa hình và điều kiện của gia đình như vốn, lao động...
Cơ cấu sản xuất là biểu hiện mối quan hệ tỷ lệ về lượng của các ngành, các bộ phận cấu thành trong sản xuất. Có nhiều chỉ tiêu để phản ảnh cơ cấu sản xuất của KT TT, trong phạm vi đề tài dựa vào nguồn số liệu điều tra chúng tôi sử dụng chỉ tiêu cơ cấu tổng thu từ sản xuất nông - lâm - ngư nghiệp của trang trại để phân tích cơ cấu sản xuất của trang trại. Cơ cấu sản xuất của các trang trại phân theo hướng kinh doanh chính có các đặc trưng riêng. Phần lớn doanh thu của trang trại được tập trung vào hoạt động kinh doanh chính của trang trại. Cơ cấu giá trị sản xuất giữa các nhóm của trang trại phân theo hướng kinh doanh chính cho thấy rõ hướng chuyên môn hoá - tỷ trọng cơ cấu doanh thu từ ngành chuyên môn hoá chiếm rất cao. Cơ cấu giá trị sản xuất của trang trại ở Văn Bàn có thể xắp xếp theo thứ tự: Trồng trọt - Chăn nuôi - Lâm nghiệp.
Bảng 3.5 Cơ cấu về thu nhập trang trại huyện Văn Bàn
TT Mục đích kinh doanh chính Tổng số (%) Trong đó Trồng trọt Chăn nuôi Lâm nghiệp Khác 1 Trang trại tổng hợp 100 64,7 29,4 3,6 2,3 2 Trang trại chăn nuôi 100 8,2 91,8 0 0
Nhóm trang trại tổng hợp có tỷ trọng doanh thu về trồng trọt cao (>60%), ngược lại với các trang trại chăn nuôi thì tỷ trọng doanh thu từ chăn nuôi lại là chủ yếu (chiếm tỷ trọng >90%), các hoạt động khác chiếm tỷ trọng rất nhỏ.
Nhìn chung, các trang trại đã lựa chọn sản phẩm hàng hoá mũi nhọn, thực hiện sản xuất hàng hoá chuyên môn hoá kết hợp với kinh doanh tổng hợp.