4. Những đóng góp của luận văn
3.2.3. Những vấn đề rút ra từ nghiên cứu thực trạng hiệu quả kinh tế của
các trang trại ở huyện Văn Bàn
KTTT đã khẳng định là một hướng đi đúng đắn, một triển vọng sáng sủa cho sự phát triển sản xuất nông nghiệp, phù hợp với xu hướng phát triển tất yếu của đời sống kinh tế của thời đại và của lịch sử.
Qua điều tra, khảo sát và phân tích thực trang phát triển KTTT và hiệu quả kinh tế của các trang trại nông lâm nghiệp ở huyện Văn Bàn rút ra một số kết luận sau:
3.2.3.1. Những mặt đạt được
- KTTT ở Văn Bàn mặc dù mới đang trong quá trình hình thành và phát triển, hiệu quả chưa cao song đã tỏ ra là một hình thức tổ chức sản xuất phù hợp và có hiệu quả trong sản xuất nông nghiệp, là một hướng đi đúng đắn để đưa nông nghiệp lên sản xuất hàng hoá. Năm 2018 các trang trại làm ra giá trị sản lượng hàng hoá gần 20 tỷ đồng.
- KTTT là một nhân tố mới ở nông thôn, là bước phát triển mới, cao hơn kinh tế hộ hộ, gắn với mục tiêu sản xuất hàng hoá quy mô lớn. Góp phần thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp và nông thôn theo hướng tăng nhanh tỷ trọng sản xuất hàng hoá. Vì vậy, phát triển KTTT là con đường tất
yếu, là bước đi thích hợp để chuyển nền nông nghiệp từ tự cung tự cấp sang sản xuất hàng hoá.
- Phần lớn các chủ trang trại là nông dân, đại bộ phận các chủ trang trại đều từ lực lượng các hộ nông dân làm ăn giỏi đi lên, biết tính toán làm ăn, biết quản lý. Đây là lực lượng nòng cốt để xây dựng và phát triển trang trại.
- KTTT đã khai thác tốt hơn nguồn vốn nhàn rỗi trong dân, phát huy nội lực, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn. Những năm qua các trang trại nông lâm nghiệp ở Văn Bàn đã huy động lượng vốn khá lớn trong dân vào sản xuất kinh doanh nông lâm ngư nghiệp.
- Các trang trại điều tra đã thể hiện rõ nét của các loại hình chuyên môn hoá theo từng loại cây trồng vật nuôi, tỷ trọng giá trị sản phẩm hàng hoá này chiếm trong các trang trại có hướng kinh doanh chính chiếm rất cao.
- Phát triển KTTT đã góp phần khai thác và sử dụng quỹ đất tốt, đặc biệt là diện tích đất trống đồi núi trọc, diện tích đất hoang hoá, bỏ hoang trước đây vào sản xuất nông lâm, ngư nghiệp tạo ra khối lượng sản phẩm đáng kể cung cấp cho nền kinh tế, tăng nhanh tốc độ phủ xanh đất trống đồi núi trọc, cải thiện môi trường sinh thái.
- Phát triển KTTT góp phần giải quyết công ăn, việc làm và tăng thu nhập đáng kể cho một bộ phận lao động ở nông thôn, đã tận dụng được lực lượng lao động dư thừa thuộc mọi lứa tuổi, cải thiện và nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho nông dân.
3.2.3.2. Những mặt cần khắc phục
Bên cạnh những mặt đã đạt được, để phát triển tốt hơn các trang trại nông lâm nghiệp ở Văn Bàn cũng có những mặt cần khắc phục:
- Các chủ trang trại chưa thực sự chú ý đến việc lựa chọn giống cây trồng, vật nuôi đảm bảo chất lượng, do vậy một số diện tích cây ăn quả đã cho thu hoạch nhưng chất lượng kém do giống không tốt hoặc năng suất thấp dẫn đến hiệu quả kinh tế không cao.
- Phát triển kinh tế trang trại rất cần sự giúp đỡ của bộ phận khuyến nông, khuyến lâm trong việc hướng dẫn, tư vấn các vấn đề liên quan đến khoa học, kỹ thuật như lựa chọn cây trồng, vật nuôi, phương pháp phòng trừ sâu, dịch bệnh... Nhưng trong thực tế hoạt động của bộ phận này chưa đáp ứng được yêu cầu.
- Trong quy hoạch tổng thể của huyện chưa có chiến lược về thị trường, đặc biệt là thị trường nông lâm sản. Trong vài ba năm tới, khi cây lâm nghiệp cho thu hoạch với diện tích khá lớn hàng trăm ha, bán ở đâu? bán cho ai? Thị trường cung cấp vật tư, dịch vụ đầu vào, đầu ra cho các sản phẩm nông sản, cây ăn quả, chăn nuôi như thế nào? Vấn đề này chưa được đặt ra. Để phát triển KTTT đây lại là một vấn đề rất quan trọng do giá trị sản phẩm hàng hoá quy mô lớn, không thể chỉ tiêu thụ theo phương thức nhỏ, lẻ như hiện nay .
- Do thói quen của người nông dân nên việc ghi chép sổ sách ở phần lớn các trang trại chưa được thường xuyên đã làm ảnh hưởng đến công tác hạch toán kế toán của trang trại. Do vậy, kết quả sản xuất kinh doanh chưa đủ căn cứ, khó chính xác.
- Hệ thống kết cấu hạ tầng miền núi còn rất yếu kém, có ảnh hưởng không tốt đến sản xuất kinh doanh của các trang trại.