Bảng 3 .1 Số lượng và cơ cấu các loại trang trại của Văn Bàn
Bảng 3.4 Cơ cấu trang trại theo quy mô đất đai
STT Diện tích trang trại Số lượng trang trại Cơ cấu (%)
1 Dưới 2 ha 2 6,9
2 2 ha -10 ha 22 75,8
3 10 ha-20 ha 5 17,3
(Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra)
Chỉ tiêu cần đánh giá đầu tiên là diện tích đất của trang trại. Số lượng lớn (74,8) các trang trại có diện tích từ 2 ha đến 10 ha, nằm trong nhóm trang trại số đông cả nước diện tích trung bình 1 trang trại là 5,6 ha. Số lượng trang trại có diện tích lớn trên 10 ha chiểm tỷ lẹ nhỏ (17,3%). Chiếm tỷ lệ ít nhất là 2 trang trại có điện tích đất dưới 2 ha. Đánh giá chung ta thấy, các trang trại ở huyện Văn Bàn có diện tích đất sản xuất là khá tốt, còn nhiều điều kiện để nâng cao hiệu quả sử dụng đất.
Qua điều tra cho thấy, tất cả các loại hình trang trại hiện có ở Văn Bàn hiện nay đều có tất cả các loại đất nông nghiệp, lâm nghiệp v.v. Tuy nhiên, tỷ trọng từng loại đất khác nhau rõ rệt tuỳ thuộc vào phương hướng kinh doanh chính của mỗi trang trại. Như trong các trang trại cây hàng năm, đất trồng cây hàng năm chiếm 44,5% trong tổng số, còn lại là các loại đất khác như đất trồng cây lâu năm, đất lâm nghiệp, diện tích mặt nước, trong các trang trại lâm nghiệp, đất trồng cây lâm nghiệp chiếm 79,73% trong tổng số v.v.
3.1.3.3. Số lượng nhân khẩu và lao động của trang trại
KTTT ở huyện Văn Bàn đã góp phần tạo công ăn việc làm cho bản thân gia đình, ngoài ra còn thu hút một bộ phận khá đông lao động ở địa phương và các vùng lân cận vào làm việc trong các trang trại.
- Về nhân khẩu: Tổng số nhân khẩu của các trang trại là 237 người, bình quân 5,04 nhân khẩu/hộ.
- Về lao động của gia đình (lao động chính): Tổng số lao động của gia đình là 117 người, bình quân một trang trại là 2,48 lao động. Lao động chính thường là chủ hộ (chồng hoặc vợ) và con cái lớn.
- Về lao động thuê ngoài: Lao động đi thuê thường là những công việc lao động giản đơn, nặng nhọc không đòi hỏi nhiều về kỹ thuật tuỳ theo yêu cầu và tính chất công việc của từng trang trại. Một số khác do đặc điểm điều kiện địa hình, trang trại nằm xa khu dân cư (nhà ở của chủ trang trại không liền với đất trang trại). Vì vậy, các chủ trang trại thường thuê lao động thường xuyên ở, trông coi và làm việc trong trang trại. Bình quân lao động thuê thường xuyên là 2,42 người/trang trại.
- Việc sử dụng lao động làm thuê thường được tiến hành trên cơ sở thoả thuận giữa 2 bên, bình quân 3 triệu đồng/tháng cả cơm nuôi. Hoặc có nhiều chủ trang trại thuê lao động thường xuyên dưới hình thức không phải trả tiền công, nhưng cho họ hưởng những sản phẩm nông nghiệp trồng xen trên đất của trang trại, với điều kiện phải đảm bảo các công việc chính của trang trại như trồng, chăm sóc cây trồng, vật nuôi trong trang trại. Đối tượng thuê thường xuyên thường là người quen, anh em họ hàng từ quê lên.
- Ngoài ra khi mùa vụ, công việc bận rộn cần khẩn trương, các trang trại phải thuê thêm lao động để giải quyết kịp thời công việc như hái chè, thu hái các sản phẩm từ trang trại, tiền công thuê 200.000 đ/ngày (cả cơm nuôi) hoặc 300.000 đ/ngày tuỳ từng trang trại.
3.1.3.5. Vốn và nguồn vốn của trang trại
Việc phát triển KTTT đã thu hút được số vốn khá lớn để đầu tư cho sản xuất. Theo số liệu thu thập năm 2018, hiện nay số vốn đầu tư cho sản xuất kinh doanh bình quân 1 trang trại là 580.500.000 đồng. Trong đó các trang trại có vốn đầu tư cao là trang trại chăn nuôi. Các trang trại này đã đầu tư vào chăn nuôi đàn gia súc xây dựng cơ sở hạ tầng của trang trại. Vốn của trang trại hiện nay nằm chủ yếu ở giá trị đàn gia súc, gia cầm, giá trị vườn cây ăn quả, cây lâm nghiệp, cơ sở hạ tầng phục vụ cho sản xuất của trang trại.
Muốn phát triển KTTT đòi hỏi lượng vốn khá lớn để đầu tư cho sản xuất, xây dựng cơ sở hạ tầng v.v. Các hộ gia đình với phương châm "lấy ngắn nuôi dài" tận dụng tối đa mọi nguồn lực để phát triển KTTT song cũng chỉ đáp ứng ở mức độ nào đó yêu cầu của sản xuất. Thiếu vốn để đầu tư cho sản xuất là vấn đề gặp phải hầu hết các trang trại ở Văn Bàn hiện nay, đây cũng là một nguyên nhân ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả sản xuất kinh doanh của trang trại
- Về nguồn hình thành vốn của trang trại:
Vốn của các trang trại chủ yếu là vốn tự có chiếm 89,6% trong tổng số vốn. Nguồn vốn tự có của trang trại: bao gồm vốn tự có ban đầu cộng với vốn tích luỹ qua các năm để lại, thông qua phương thức kinh doanh tổng hợp, lấy ngắn nuôi dài. Nhưng nếu chỉ có vốn tự có thì không thể đáp ứng được yêu cầu của sản xuất, các chủ trang trại đều phải vay mượn để bổ sung vốn sản xuất.
Các chủ trang trại vay ngân hàng chiếm 6,3%, vay anh em, người thân chiếm 4,1%. Tuy nhiên, số chủ trang trại vay được vốn ngân hàng còn ít. Mặc dù Nhà nước đã có những chủ trương, chính sách hỗ trợ về vốn để phát triển KTTT nhưng trên thực tế việc thực hiện còn đang là vấn đề cần được xem xét như: đối tượng được vay, thủ tục vay, thời gian vay, thế chấp vay v.v. nên rất ít chủ trang trại vay được vốn hoặc được vay với số lượng không nhiều, thời gian ngắn không đáp ứng được yêu cầu của sản xuất kinh doanh của trang trại.
3.2. Thực trạng sản xuất, kinh doanh của trang trại huyện Văn Bàn
3.2.1. Thực trạng về phương thức sản xuất của các trang trại huyện Văn Bàn
Trên cơ sở đất được giao, vốn tự có kết hợp với sức lao động của gia đình hoặc thuê mướn thêm lao động, các chủ trang trại đã lựa chọn hướng sản xuất kinh doanh hàng hoá trên cơ sở kết hợp chuyên môn hoá và phát triển tổng hợp theo phương châm lấy ngắn nuôi dài, khai thác tổng hợp các tiềm năng sẵn có để phát triển KTTT.
Là một huyện miền núi nên các trang trại hiện đang có chủ yếu là các trang trại nông lâm nghiệp. Trong số các trang trại điều tra, hướng hoạt động chủ yếu là nông nghiệp, lâm nghiệp và chăn nuôi, trong đó chủ yếu là phát triển chăn nuôi.
Hầu hết các trang trại ở Văn Bàn đều mới được hình thành trong vài năm gần đây, phần lớn đang trong thời kỳ xây dựng cơ bản. Trong các trang trại đều có các hoạt động trồng cây nông nghiệp, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây lâm nghiệp, chăn nuôi gia súc gia cầm. Tuy nhiên, trong mỗi trang trại, chủ trang trại cũng xác định cho mình hướng kinh doanh riêng phù hợp với đặc điểm đất đai, địa hình và điều kiện của gia đình như vốn, lao động...
Cơ cấu sản xuất là biểu hiện mối quan hệ tỷ lệ về lượng của các ngành, các bộ phận cấu thành trong sản xuất. Có nhiều chỉ tiêu để phản ảnh cơ cấu sản xuất của KT TT, trong phạm vi đề tài dựa vào nguồn số liệu điều tra chúng tôi sử dụng chỉ tiêu cơ cấu tổng thu từ sản xuất nông - lâm - ngư nghiệp của trang trại để phân tích cơ cấu sản xuất của trang trại. Cơ cấu sản xuất của các trang trại phân theo hướng kinh doanh chính có các đặc trưng riêng. Phần lớn doanh thu của trang trại được tập trung vào hoạt động kinh doanh chính của trang trại. Cơ cấu giá trị sản xuất giữa các nhóm của trang trại phân theo hướng kinh doanh chính cho thấy rõ hướng chuyên môn hoá - tỷ trọng cơ cấu doanh thu từ ngành chuyên môn hoá chiếm rất cao. Cơ cấu giá trị sản xuất của trang trại ở Văn Bàn có thể xắp xếp theo thứ tự: Trồng trọt - Chăn nuôi - Lâm nghiệp.