Phương pháp thu thập thông tin

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực trạng và giải pháp phát triển kinh tế trang trại ở huyện văn bàn tỉnh lào cai (Trang 47 - 48)

Chương 1 : CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA ĐỀ TÀI

2.3. Phương pháp nghiên cứu

2.3.1. Phương pháp thu thập thông tin

- Thu thập thông tin từ các tài liệu đã công bố (Tài liệu thứ cấp)

Đó là những tài liệu liên quan đã được công bố của các cơ quan thống kê các cấp, các trường đại học, các cơ quan nghiên cứu và các cơ quan cấp trên, kết quả nghiên cứu của các đề tài nghiên cứu có cùng nội dung. Cập nhật những thông tin, vấn đề phục vụ cho nội dung của đề tài. Tiến hành hệ thống hoá bổ sung cơ sở lý luận của đề tài, những thông tin về trang trại để nghiên cứu, xây dựng cơ sở định hướng.

- Thu thập thông tin qua điều tra (Tài liệu sơ cấp)

Tài liệu sơ cấp sẽ được thu thập thông qua điều tra, phỏng vấn các chủ trang trại theo phiếu điều tra với bảng câu hỏi đã được chuẩn bị sẵn, phạm vi điều tra là các trang trại trên địa bàn huyện.

Theo báo cáo của Phòng Thống kê và Phòng Nông nghiệp & PTNT huyện, đến 31/12/2017 toàn huyện có 24 trang trại, phân bố trên địa bàn của 11/23 xã, thị trấn.

Về loại hình sản xuất được chia ra như sau: trang trại chăn nuôi 17; trang trại sản xuất kinh doanh tổng hợp 07.

+ Phương pháp đánh giá nông thôn PRA: trực tiếp tiếp xúc với chủ trang trại, tạo điều kiện để cho họ tự bộc lộ, tự mô tả những điều kiện sản xuất, những kinh nghiệm, những khó khăn và mong muốn của họ, để thu thập được thông tin cần thiết và tìm ra những thuận lợi, khó khăn khi tạo lập, vận hành trang trại làm cơ sở đưa ra định hướng và giải pháp.

+ Phương pháp điều tra trực tiếp chủ trang trại:

Phiếu điều tra chúng tôi có đủ thông tin về trang trại như nguyên nhân tạo lập trang trại, kết quả sản xuất. Phiếu điều tra được xây dựng cho từng trang trại và đã được chuẩn bị từ trước.

Những thông tin về tình hình cơ bản của trang trại như: họ tên, tuổi, dân tộc, giới tính, trình độ học vấn, khoa học kỹ thuật, loại hình trang trại, số khẩu, số lao động, diện tích đất đai, vốn sản xuất, tình hình trang bị sản xuất.

Những thông tin về kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của trang trại như: tình hình các khoản chi phí, các khoản thu cả hiện vật và giá trị.

Những thông tin về ý kiến, nguyện vọng, nhu cầu, thuận lợi, khó khăn của chủ trang trại. Các yếu tố sản xuất như: vốn, kỹ thuật, lao động, giá cả thị trường, các chính sách của Đảng và Nhà nước về kinh tế trang trại, sự giúp đỡ của chính quyền địa phương, của nhân dân với vấn đề kinh tế trang trại.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực trạng và giải pháp phát triển kinh tế trang trại ở huyện văn bàn tỉnh lào cai (Trang 47 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(80 trang)