Điều kiện tự nhiên, tài nguyên và môi trường

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực trạng và giải pháp phát triển kinh tế trang trại ở huyện văn bàn tỉnh lào cai (Trang 36 - 38)

Chương 1 : CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA ĐỀ TÀI

1.1. Cơ sở lý luận

2.1.1. Điều kiện tự nhiên, tài nguyên và môi trường

2.1.1.1. Vị trí địa lí

Văn Bàn là huyện miền núi của tỉnh Lào Cai, cách thành phố Lào Cai 75 km về phía Tây Nam.

Toạ độ địa lý: Huyện Văn Bàn nằm từ 21o57'- 22o17' vĩ độ Bắc, Từ 103o57'- 104o30' kinh độ Đông. Phía Đông giáp huyện Bảo Yên, phía Tây giáp huyện Than Yên tỉnh Lai Châu, phía Nam và Đông Nam giáp tỉnh Lào Cai, phía Bắc giáp huyện Bảo Thắng và huyện Sa Pa. Địa hình của huyện Văn Bàn thuộc khối nâng kiến tạo mạnh và phức tạp, phần lớn địa hình là đồi núi cao xen lẫn các thung lũng, độ cao trung bình của huyện từ 500 - 1.500 m.

2.1.1.2. Khí hậu, thời tiết, thuỷ văn

Khí hậu huyện Văn Bàn có 2 mùa rõ dệt: mùa khô từ tháng 10 đến tháng 4 năm sau, mùa mưa từ tháng 4 đến tháng 9. Nhiệt độ trung bình 23,50

C trong năm, nhiệt độ trung bình nước 170C, lượng mưa trung bình 670 mml, độ ẩm trung bình 87%. Nhìn chung điều kiện khí hậu,thời tiết của Văn Bàn tương đối thuận lợi cho phát triển Nông lâm nghiệp đa dạng theo hướng sản xuất hàng hoá đối với nhiều loại cây trồng, vật nuôi. Tuy nhiên từ tháng 4 đến tháng 6 có năm thường xuất hiện gió Lào (gió nóng) ảnh hưởng đến cây trồng, vật nuôi; mùa mưa thường xảy ra lũ lụt, sạt lở đất cục bộ ảnh hưởng tới sản xuất và sinh hoạt của người dân.

2.1.1.3. Đặc điểm địa hình

Địa hình của huyện Văn Bàn khá phức tạp, phân làm hai vùng: phía Tây thuộc vùng núi cao, các dãy núi chạy từ Tây Bắc xuống Đông Nam, có độ dốc khá lớn, trong đó có dãy núi đá vôi có độ cao từ 200 đến 400m so với mặt nước biển, ruộng đất ít; phía Nam là vùng núi thấp, có độ cao từ 50 đến

200m, độ dốc nhỏ hơn, nhiều rừng già và những cánh đồng rộng, đất đai phì nhiêu. Vùng núi cao gồm các xã: Dương Quỳ, Dần Thàng, Nậm Chày, Thẩm Dương, Minh Lương, Nậm Xây, Nậm Xé. Vùng núi thấp gồm các xã: Hòa Mạc, Làng Giàng, Thị trấn Khánh Yên, Khánh Yên Thượng, Khánh Yên Trung, Khánh Yên Hạ, Liêm Phú, Chiềng Ken, Nậm Tha, Sơn Thủy, Tân An, Tân Thượng, Võ Lao, Văn Sơn, Nậm Dạng, Nậm Mả. Sông, suối ở huyện Văn Bàn có nhiều nhưng nhỏ, không có giá trị giao thông đường thuỷ, song được phân bổ đều nên đã đóng vai trò quan trọng trong việc tưới tiêu phục vụ sản xuất nông nghiệp.

2.1.1.4. Tài nguyên đất Bảng 2.1: Tình hình sử dụng đất huyện Văn Bàn ĐVT: Ha Năm 2015 2016 2017 TỔNG DIỆN TÍCH TỰ NHIÊN 142.345,45 142.345,45 142.345,45 1, Đất nông nghiệp 105.368,57 105.277,41 105.616,33 Đất trồng cây hàng năm 11.107,83 11.262,43 11.255,10 Đất trồng lúa 4593.37 4.589,17 4.587,73

Đất cỏ dùng vào chăn nuôi 446,35 446.34 446.34 Đất trồng cây hàng năm khác 6.514,46 6.229,92 6.221.03

Đất trồng cây lâu năm 3.767,42 3.908,69 3.914,46

2, Đất lâm nghiệp (DT đất có rừng) Rừng tự nhiên 89.525,02 Rừng trồng 41.045,59 3, Nuôi trồng thủy sản 580,71 580,71 580,69 4, Đất ở 636,21 636,24 636,61 Đất ở nông thôn 573,74 573,73 547,14 Đất ở thành thị 62,47 62,51 62,47 5, Đất chuyên dung 2.717,07 2.795,78 2.816,23 6, Đất chưa sử dụng 31.846,54 31.864,02 31.505,82 Đất bằng chưa sử dụng 345,02 344,3 343,60

Đất đồi núi chưa sử dụng 30.082,43 31.100,64 29.744,07 Núi đá không có rừng cây 1.419,09 1.419,09 1.418,15

Từ số liệu của bảng 2.1, nhận xét chung thì diện tích các loại đất của huyện Văn Bàn qua các năm từ 2015 đến 2017 có sự thay đổi khá. Tổng diên tích đất tự nhiên vẫn không thay đổi là 142.345,45 ha; trong đó đất nông nghiệp tăng từ 105.368,57 ha (2015) lên 105.616,33 ha (2017). Có được điều này, huyện đã tích cực khai thác sử dụng thêm nguồn đất chưa sử dụng. Đây là một trong những giải pháp thúc đẩy giảm nghèo và hướng đến đạt được các tiêu chí xây dựng nông thôn mới.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực trạng và giải pháp phát triển kinh tế trang trại ở huyện văn bàn tỉnh lào cai (Trang 36 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(80 trang)