.Nâng cao chất lượng nhân lực cung ứng sản phẩm dịchvụ phi tín dụng

Một phần của tài liệu Chất lượng dịch vụ phi tín dụng tại ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh bắc hà nội,luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 85 - 86)

- Thực hiện chuyên môn hóa và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ cả về trình độ nghiệp vụ, tác phong giao dịch và nhận thức về tầm quan trọng của dịch vụ

ngân hàng.

- Do dịch vụ phi tín dụng hiện đại có sử dụng các công nghệ cao, nên đòi hỏi người cung cấp dịch vụ phải có trình độ hiểu biết và làm chủ công nghệ. Cùng với đó, cần xây dựng chính sách thu hút nhân tài và giữ nguồn nhân lực giỏi, gắn bó và

cống hiến cho sự phát triển của ngân hàng.

- Có kế hoạch bồi dưỡng, tập huấn về nghiệp vụ thao tác dịch vụ ngân hàng điện tử đối với nhân viên giao dịch.Trong mọi giải pháp dù ở tầm vi mô hay vĩ mô thì giải pháp xây dựng nguồn nhân lực luôn được ưu tiên hàng đầu bởi sự thành công hay thất bại là do con người quyết định phần lớn. Do vậy, Ngân hàng muốn phát triển bền vững cũng phải quan tâm và xây dựng nguồn nhân lực có năng lực trình độ và sự đoàn kết của cả tập thể. BIDV Bắc Hà Nội được xem là một tập thể đoàn kết vì vậy cần phát huy sức mạnh tập thể để vượt qua những khó khăn thách thức hiện tại và trong tương lai.

- BIDV Bắc Hà Nội đang có một lợi thế đó là có đến hơn 60% là cán bộ trẻ mới ra trường có trình độ, nhiệt tình song c n thiếu kinh nghiệm. Do đó cần coi trọng và khai thác tốt khả năng, trình độ của họ nhằm phục vụ tốt hoạt động kinh doanh, phải tạo nhiều điều kiện cho họ phát huy khả năng, trình độ của mình, tích cực truyền đạt kinh nghiệm chế độ nghiệp vụ để họ hiểu kỹ, hiểu rõ các sản phẩm dịch vụ để giải thích hướng dẫn và giới thiệu đến khách hàng một cách thông thạo nhằm tạo tính chuyên nghiệp trong vận hành cũng như xử lý một cách nhanh chóng

các quy trình nghiệp vụ. Đó cũng là phương cách tạo được ấn tượng tốt đối với khách hàng.

- Bên cạnh đó vì tuổi đời c òn trẻ nên khả năng giao tiếp ứng xử của các cán bộ trẻ c n nhiều hạn chế mà lĩnh vực Ngân hàng là lĩnh vực cung cấp dịch vụ nên

qua các lớp học nội bộ giữa các thế hệ cán bộ hoặc mở các lớp đào tạo tại chỗ về kỹ năng giao tiếp ứng xử.

- Khuyến khích cán bộ trong đơn vị tự học hỏi trau dồi kiến thức để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ. Đối với những cán bộ có năng lực và đủ điều kiện khuyến khích tham dự các lớp học chuyên ngành kinh tế tài chính ngân hàng nhằm

nâng cao học vị và vận dụng kiến thức đã học phục vụ cho hoạt động kinh doanh của đơn vị.

- Tất cả cán bộ công nhân viên viên ngoài nhiệm vụ tự nghiên cứu chế độ văn bản của ngành, của NHNN và của BIDV, hằng tuần nên tổ chức sinh hoạt cơ quan để cùng nhau đánh giá công việc theo tuần, tháng... đồng thời nhấn mạnh một

số văn bản chế độ quan trọng. Định kỳ tổ chức các cuộc thi về nghiệp vụ nhằm giúp

cán bộ nắm bắt văn bản, các vấn đề về giao tiếp và xã hội thông qua đó để đánh giá

mức độ tiếp thu và khả năng của từng cán bộ để có hướng đào tạo và đào tạo lại. - Thường xuyên nắm bắt tâm tư nguyện vọng của nhân viên thông qua các tổ

chức đoàn thể để có sự động viên, giáo dục nhằm nâng cao nhận thức về tình yêu ngành, yêu nghề của lớp cán bộ trẻ để họ cống hiến, gắn bó và phục vụ lâu dài bởi đào tạo một cán bộ rất khó mà giữ chân họ càng khó hơn.

- Có chế độ đãi ngộ phù hợp, đối xử công bằng, thưởng phạt công minh tạo sự đoàn kết tốt trong đơn vị, cần đánh giá đúng khả năng của nhân viên t đó có kế hoạch xây dựng nguồn quy hoạch, bổ nhiệm chức danh nhằm khuyến khích tăng khả năng phấn đấu của nhân viên.

Một phần của tài liệu Chất lượng dịch vụ phi tín dụng tại ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh bắc hà nội,luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 85 - 86)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(103 trang)
w