.Đối với Hội sởBIDV

Một phần của tài liệu Chất lượng dịch vụ phi tín dụng tại ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh bắc hà nội,luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 91)

- Ban lãnh đạo BIDV cần quán triệt vai trò của phát triển dịch vụ phi tín dụng trong đóng góp vào kết quả hoạt động kinh doanh chung. T việc nhận thức được sự cần thiết của việc đ y mạnh dịch vụ phi tín dụng, Ngân hàng cần phải xây dựng một tỷ trọng lợi nhuận hợp lý trong tổng lợi nhuận của ngân hàng.

- Thông qua việc phân tích hiệu quả của từng loại hình dịch vụ trên các gốc độ doanh số, lợi nhuận, rủi ro s ẽ giúp ngân hàng xây dựng tỷ trọng giữa hai loại hình tín dụng và phi tín dụng ngày càng hợp lý hơn.

- Cần có biện pháp thực thi văn hóa doanh nghiệp sâu rộng mang nét đặc trưng nhằm tạo ấn tượng về hình ảnh và thương hiệu của BIDV ở trong nước và quốc tế. Có kế hoạch đầu tư phát triển công nghệ, đảm bảo chất lượng tốt hơn về

cho phát triển sản phẩm dịch vụ, đặc biệt là sản phẩm thẻ với yêu cầu về đầu tu công nghệ lớn.

- Mở rộng quan hệ đại lý với các ngân hàng trên thế giới trên cơ sở phát triển thêm các tiện ích cho sản phẩm dịch vụ, thiết lập kênh chuyển tiền kiều hối trực tiếp

với các ngân hàng đại lý, các công ty chuyển tiền ở các nơi có nhiều nguời Việt Nam sinh sống, làm việc hoặc tham gia vào các hệ thống chuyển tiền nhanh toàn cầu nhu Western Union để đảm bảo chuyển tiền nhanh và giảm chi phí chuyển tiền.

- Có chính sách linh hoạt về chỉ tiêu huy động vốn, du nợ tín dụng, tỷ lệ nợ xấu, lợi nhuận . . . đối với từng Chi nhánh phù hợp với tình hình kinh tế của từng địa phuơng nhằm động viên những Chi nhánh mới thành lập c òn non yếu đồng thời

khuyến khích các Chi nhánh kinh doanh hiệu quả đảm bảo lợi ích chung cho toàn hệ

thống. Đối với lãi suất hay mức phí dịch vụ, BIDV nên quy định một biên độ để Chi

nhánh vận dụng linh hoạt, tăng sức cạnh tranh.

- BIDV với vai trò Hội sở cần có sự chia sẻ đối với những Chi nhánh có môi truờng kinh doanh không thuận lợi nhu: uu đãi về cơ chế tín dụng, lãi suất điều chuyển vốn nhằm hỗ trợ Chi nhánh ổn định lâu dài bên cạnh đó phải tiên phong đầu

tu nghiên cứu, triển khai sản ph m mới cho toàn hệ thống. Để sản ph m dịch vụ mới đuợc nhanh chóng đua vào ứng dụng thống nhất trong toàn hệ thống, nhất thiết

BIDV phải nghiên cứu, nhanh chóng ban hành và huớng dẫn quy trình cho các Chi

nhánh triển khai thực hiện.

Phát triển công nghệ ngân hàng phải đảm bảo tính an toàn trong vận hành công nghệ là ưu tiên hàng đầu, vì tất cả các thông tin dữ liệu được lưu trữ trên mạng, một sự cố về công nghệ thông tin có thể mất dữ liệu, hoặc làm cho hoạt động của ngân hàng ngưng trệ ảnh hưởng đến khách hàng, đồng thời gây tổn hại đến uy tín của ngân hàng.

Ngoài ra, cần xây dựng quy trình, quy định về thẩm quyền của từng bộ phận chức năng, từng cá nhân trong việc vận hành và sử dụng hệ thống công nghệ thông tin của NH nhằm tăng mức độ an toàn, tăng tính bảo mật trong hệ thống cơ sở dữ liệu. Thường xuyên có kế hoạch kiểm tra và bảo trì hệ thống đảm bảo sự ổn định.

Hiện nay, hầu hết các Ngân hàng cơ sở dữ liệu trong toàn hệ thống được quản lý tập trung tại cơ sở dữ liệu trung tâm do đó rất thuận tiện trong giao dịch trực tuyến trong toàn hệ thống đồng thời độ bảo mật an toàn cao. Song hệ thống đường truyền tại BIDV Bắc Hà Nội c òn chậm thỉnh thoảng xảy ra sự cố nghẽn mạch trong thời gian cao điểm do vậy cần nâng cao chất lượng đường truyền dữ liệu, trên cơ sở đó xây dựng mạng máy tính băng thông rộng kết nối giữa các Chi nhánh, phòng giao dịch với Hội sở chính. Cần lựa chọn hệ thống kỹ thuật cho phép giao tiếp với nhiều phương thức truyền thông khác nhau đảm bảo xử lý giao dịch nhanh, tránh khỏi những sự cố trong giờ cao điểm. Bên cạnh hệ thống chính thức phải có hệ thống dự phòng luôn ở trạng thái sẵn sàng để sử dụng, trong trường hợp tắc nghẽn hoàn toàn về viễn thông thì chỉ làm ngưng trệ các giao dịch liên ngân hàng, c òn các giao dịch nội bộ BIDV vẫn hoạt động bình thường.

Việc ngân hàng đầu tư ứng dụng công nghệ phải đảm bảo được các yêu cầu về mặt kỹ thuật là: kết nối dễ dàng với các thiết bị giao dịch tự động, các phương tiện thông tin công cộng (internet, điện thoại...); đảm bảo tính bảo mật, an toàn cao; đảm bảo khả năng mở rộng hệ thống về sau.

Ngoài ra, việc ứng dụng công nghệ hiện đại phải đảm bảo các yêu cầu sau: + Mang lại tiện ích tối đa cho khách hàng và cho nền kinh tế; đây là yêu cầu tiên quyết của dịch vụ ngân hàng.

+ Khi hiện đại hóa công nghệ ngân hàng phải nâng cao được năng lực cạnh tranh và đảm bảo khả năng hội nhập.

+ Phát triển và ứng dụng công nghệ trên cơ sở điều kiện, khả năng và đặc điểm hoạt động kinh doanh thực tại của hệ thống BIDV.

+ Phát triển công nghệ phải đảm bảo khả năng kết nối giữa các ngân hàng với các tổ chức kinh tế để phát triển dịch vụ; đây là vấn đề cơ bản để BIDV phối hợp với các tổ chức cung ứng dịch vụ phát triển các dịch vụ thanh toán NH.

Tăng cường hợp tác trong lĩnh vực công nghệ ngân hàng cũng là một giải pháp quan trọng góp phần nâng cao năng lực công nghệ cho toàn bộ hệ thống ngân hàng. Bởi vì, ngân hàng là một ngành đòi hỏi một sự liên kết cao không chỉ về tài chính mà c òn cả về công nghệ. Sự thiếu đồng bộ trong ứng dụng công nghệ giữa ngân hàng trong toàn hệ thống có thể dẫn đến việc ngân hàng không kết nối được với ngân hàng khác trong các giao dịch và do đó làm yếu đi sức mạnh công nghệ của toàn hệ thống.

- Hoàn thiện hệ thống giá dịch vụ phi tín dụng. Trong bối cảnh hiện nay ngân hàng phải chủ động xây dựng cho mình một cơ chế giá cả dịch vụ không cố định, bất biến mà cần linh hoạt, uyển chuyển phù hợp với đặc điểm tình hình của từng thời kỳ. Chính sách giá phải gắn với chính sách của khách hàng. Việc quy định giá cả dịch vụ phải luôn được xác định trên cơ sở tham khảo giá cả dịch vụ chung trên thị trường.

Khi quan hệ giao dịch với khách hàng nên tính toán lợi ích thu được trên tổng thể các giao dịch của khách hàng với ngân hàng như lãi thu từ tín dụng, phí thu được từ hoạt động thanh toán, lãi mua bán ngoại tệ, số dư huy động vốn bình quân,... để xác định mức giá dịch vụ cạnh tranh cho từng loại đối tượng khách hàng. Ví dụ: mức phí chuyển tiền có thể thấp hơn cho những khách hàng có giao dịch chuyển tiền thường xuyên với doanh số lớn; lãi suất tín dụng s ẽ được xem xét giảm khi khách hàng sử dụng dịch vụ trọn gói hoặc tham gia nhiều loại dịch vụ tại ngân hàng như: thanh toán trong nước và quốc tế, mở thẻ ATM và thanh toán lương nhân viên qua ngân hàng, giao dịch mua bán ngoại tệ thường xuyên,.

- Đa dạng hóa, hoàn thiện sản phẩm dịch vụ hiện có kết hợp phát triển sản phẩm mới. Hoàn thiện và mở rộng các sản phẩm dịch vụ hiện có như dịch vụ huy

động vốn, dịch vụ thẻ, dịch vụ thanh toán, dịch vụ chuyển tiền trong và ngoài nước, dịch vụ ngoại hối, dịch vụ ngân quỹ.

- Cần nâng cao hơn nữa các tiện ích kèm theo cho khách hàng khi sử dụng các dịch vụ. Song song với việc phát triển sản phẩm dịch vụ cũng cần chú trọng đến

việc hoàn thiện và nâng cao chất lượng của những sản phẩm dịch vụ hiện có cũng như quan tâm đến chất lượng của những sản phẩm dịch vụ mới với mục đích cuối cùng s ẽ được nhiều người biết đến là một Ngân hàng cung cấp nhiều sản phẩm dịch

vụ nhất với chất lượng tốt nhất. Hiện tại, hoạt động dịch vụ ưu thế của BIDV Bắc Hà Nội là hoạt động huy động vốn với nhiều hình thức huy động đa dạng và phong

phú nên đã tạo được niềm tin trong khách hàng. Vì vậy, Ngân hàng cần tập trung khai thác tối đa nguồn tiền gửi thanh toán của tổ chức kinh tế cũng như nguồn vốn nhàn rỗi trong dân cư nhằm đáp ứng nhu cầu vốn ngày càng cao trong giai đoạn đang phát triển.

- Ngoài ra dịch vụ thanh toán, bảo lãnh và tài trợ thương mại cũng là các dịch vụ ưu thế của BIDV Bắc Hà Nội bởi sự nhanh chóng và thuận tiện của chúng. Vì vậy, Ban lãnh đạo cũng như cán bộ công nhân viên cần quan tâm cung cấp các dịch

vụ này thật tốt để góp phần tăng doanh thu từ dịch vụ cho ngân hàng.

- Phát triển công nghệ thông tin, trong đó cần tính đến các yếu tố: Cung cấp các sản phẩm dịch vụ có chất lượng cao cho xã hội, hỗ trợ thông tin kinh doanh và quản lý, bảo đảm an toàn tài sản cho khác hàng vừa đảm bảo hoạt động của ngân hàng không bị ngưng trệ và không ảnh hưởng đến uy tín của ngân hàng.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3

Trong chương 3 của luận văn tác giả đi sâu giải quyết những tồn tại của Ngân hàng thông qua các giải pháp cụ thể, bao gồm xây dựng chiến lược phát triển dịch vụ phi tín dụng, nâng cao chất lượng nhân viên, đa dạng hóa và nâng cao chất lượng sản ph m dịch vụ, đầu tư phát triển hệ thống công nghệ thông tin, hoàn thiện

KẾT LUẬN

Trong điều kiện hiện nay, phát triển dịch vụ phi tín dụng đang là một xu huớng cần thiết đối với hệ thống ngân hàng. Do đó, trong những năm qua BIDV Bắc Hà Nội đã có nhiều nỗ lực trong việc tăng cuờng mở rộng phát triển dịch vụ phi tín dụng với kết quả thu nhập luôn có sự tăng truởng qua các năm. Tuy vậy, với sự phát triển của hệ thống các ngân hàng thuơng mại nói chung và các dịch vụ phi tín dụng của các ngân hàng nói riêng thì với tiềm lực và những nền tảng sẵn có của mình, BIDV Bắc Hà Nội cần hoàn thiện, đổi mới và phát triển hơn nữa các dịch vụ phi tín dụng.

Với mong muốn góp phần phát triển dịch vụ phi tín dụng tại BIDV Bắc Hà Nội, tác giả đã nghiên cứu và hệ thống hóa các nội dung để hoàn thành luận văn với những nội dung sau:

Thứ nhất, hệ thống hóa cơ sở lý luận về chất luợng dịch vụ phi tín dụng của BIDV Bắc Hà Nội thông qua các sản phẩm dịch vụ phi tín dụng về khái niệm, đặc điểm và các nội dung về chất luợng dịch vụ phi tín dụng.

Thứ hai, phân tích thực trạng chất luợng dịch vụ phi tín dụng tại BIDV Bắc Hà Nội giai đoạn 2017 - 2019 một cách khách quan, trung thực từ đó rút ra những kết quả đạt đuợc, những hạn chế và nguyên nhân thực trạng phát triển dịch vụ phi tín dụng tại BIDV Bắc Hà Nội thời gian qua.

Thứ ba, trên cơ sở định huớng phát triển, luận văn đã đề ra một số giải pháp khả thi nhằm nâng cao chất luợng dịch vụ phi tín dụng tại BIDV Bắc Hà Nội đồng thời đua ra những kiến nghị với Ngân hàng Nhà nuớc, BIDV.

Tuy nhiên, vì thời gian có hạn và kinh nghiệm thực tế bản thân còn non nớt, tài liệu tham khảo không nhiều, nên Luận văn không thể tránh khỏi những thiếu sót nhất định. Em rất mong nhận đuợc sự góp ý của các thầy, cô giáo và những nguời quan tâm đến lĩnh vực này nhằm hoàn thiện thêm vấn đề nghiên cứu.

Cuối cùng, em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến TS. Trần Công Diệu, nguời đã huớng dẫn tận tình để em có thể hoàn thành Luận văn trong thời gian sớm

nhất. Đồng thời, em cũng cảm ơn các anh chị làm việc tại BIDV - Chi nhánh Bắc Hà Nội đã cung cấp cho em những thông tin cần thiết để hoàn thành Luận văn này.

TÀI LIỆU THAM KHẢO Giáo trình

1. Phan Thị Thu Hà (2013), Giáo trình Ngân hàng thương mại, Nhà xuất bản giao thông vận tải, Hà Nội.

2. Phan Thị Thu Hà (2010), Quản trị Ngân hàng thương mại, Nhà xuất bản Đại học Kinh tế quốc dân, Hà Nội.

3. Trịnh Quốc Trung (2010), Marketing ngân hàng, Nhà xuất bản thống kê, Hà Nội. 4. PGS. TS. Nguyễn Văn Tiến (2009), Giáo trình Ngân hàng thương mại, Nhà

xuất bản Thống kê, Hà Nội.

Báo cáo

5. Ngân hàng TMCP Đầu tu và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Bắc Hà Nội (2017 - 2019), Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, Hà Nội.

6. Ngân hàng TMCP Đầu tu và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Bắc Hà Nội (2017 - 2019), Báo cáo thực hiện kế hoạch kinh doanh BIDV, Hà Nội.

Văn bản pháp luật

7. Quốc hội (2010), Luật Các tổ chức tín dụng, số 47/2010/QH12 ngày 16/06/2010, Hà Nội.

Luận án

8. Nguyễn Thị Thu Thủy (2018), “Phát triển dịch vụ phi tín dụng tại các Ngân hàng thuơng mại cổ phần Việt Nam hiện nay”, Luận án tiến sĩ Viện Nghiên cứu chiến luợc, chính sách Công thuơng.

Luận văn

9. Đoàn Thị Trang Liên (2017), “Phát triển sản ph ẩm dịch vụ phi tín dụng tại Ngân hàng thuơng mại cổ phần Bắc Á”, Luận văn thạc sĩ truờng Học viện Ngân hàng.

10. Phạm Thị Kim Ngân (2019), “Phát triển dịch vụ phi tín dụng tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam - Chi nhánh huyện Giồng Trôm Bến Tre”, Luận văn thạc sĩ của tác giả thực hiện tại truờng Đại học Ngân hàng Thành phố Hồ Chí Minh.

11. Nguyễn Thị Diệu Thảo (2019) , “Phát triển thị truờng dịch vụ phi tín dụng tại Ngân hàng TMCP Đầu tu và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Quảng Nam”, Luận văn thạc sĩ truờng Đại học Kinh Te - Đại học Đà Nằng.

12. Trần Thị Phuong Trà (2017) , “Phát triển dịch vụ phi tín dụng tại Ngân hàng thuơng mại cổ phần Đầu tu và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Quảng Bình”, Luận

văn thạc sĩ truờng Đại học Hue.

Tạp chí

13. Đào Lê Kiều Oanh & Phạm Anh Thủy (2015), Vai trò phát triển dịch vụ phi tín dụng tại các ngân hàng thương mại Việt Nam, Tạp chí Phát triển và Hội nhập.

Tài liệu điện tử

QD-TTg-2017-Co-cau-lai-he-thong-cac-to-chuc-tin-dung-gan-voi-xu-ly-no-xau- 356300.aspx

Rất không đồng ý Không đồng ý Bình thường Đồng ý Hoàn toàn đồng ý 1 2 3 4 5

TT Mức độ đồng ý của quý anh, chị 1 2 3 4 5

PHỤ LỤC

PHIẾU THĂM DÒ Ý KIẾN KHÁCH HÀNG

Tên ngân hàng được đánh giá: Ngân hàng thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi Nhánh Bắc Hà Nội (BIDV Bắc Hà Nội).

Ngân hàng xin trân trọng gửi đến anh/chị phiếu thăm dò ý kiến khách hàng nhằm góp phần vào việc nâng cao chất lượng dịch vụ phi tín dụng của ngân hàng và phục vụ anh/chị ngày càng tốt hơn. Chi nhánh rất mong nhận được những ý kiến đánh giá, đóng góp chân thành của anh/chị.

Trước khi tiến hành đánh giá, anh/chị vui lòng trả lời một số câu hỏi sau: Câu 1: Thời gian sử dụng dịch vụ phi tín dụng của anh/chị tại BIDV Bắc Hà Nội:

□ Chưa sử dụng

□ Dưới 1 năm

□ Từ 1 năm đến dưới 2 năm

□ Từ 2 năm đến dưới 3 năm

□ Trên 3 năm

Câu 2: Anh/chị đang sử dụng dịch vụ phi tín dụng nào của BIDV Bắc Hà Nội?

□ Thanh toán nội địa

□ Thanh toán quốc tế

□ Thẻ tín dụng quốc tế

□ Loại thẻ khác

Câu 3: Số lượng ngân hàng mà anh/chị có sử dụng dịch vụ phi tín dụng:

□ Từ 1 đến 2 ngân hàng

□ Từ 3 đến 4 ngân hàng

□ Từ 4 đến 5 ngân hàng

□ Trên 5 ngân hàng

Câu 4: BIDV Bắc Hà Nội có phải là ngân hàng chính thức trong việc sử dụng dịch vụ phi tín dụng của anh/chị:

□ Có

□ Không

Câu 5: Trong thời gian tới, khi có nhu cầu thực hiện các sử dụng dịch vụ phi tín

Một phần của tài liệu Chất lượng dịch vụ phi tín dụng tại ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh bắc hà nội,luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 91)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(103 trang)
w