Tích cực đẩy mạnh cơng cuộc đấu tranh phòng, chống tham nhũng trong Chính phủ.

Một phần của tài liệu đổi mới tổ chức và hoạt động của chính phủ việt nam trong giai đoạn hiện nay (Trang 53 - 55)

PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP ĐỔI MỚI TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA CHÍNH PHỦ TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN

3.2.8 Tích cực đẩy mạnh cơng cuộc đấu tranh phòng, chống tham nhũng trong Chính phủ.

trong Chính phủ.

Tham nhũng là một thách thức mang tính tồn cầu – đó là một nhận định được cả thế giới thừa nhận. Ở Việt Nam, tham nhũng cũng đã được nhận thức khá sâu sắc rằng đó là một trở lực nghiêm trọng đối với chiến lược phát triển quốc gia, bởi nó làm suy giảm hiệu quả quản lý nhà nước, xói mịn ngun tắc pháp quyền, cản trở tăng trưởng kinh tế và những nỗ lực xóa đói giảm nghèo, biến dạng điều kiện cạnh tranh trong giao dịch kinh doanh.

Tham nhũng có thể xảy ra ở tất cả các cơ quan quan trọng trong Bộ máy nhà nước, nhưng trước hết phải kể đến bộ máy hành pháp. Sở dĩ như vậy, là vì đây là nơi tập trung nhiều tài sản quốc gia nhất. Những năm gần đây, Chính phủ Việt Nam cũng đã xác định tham nhũng là vấn nạn, nó kìm hãm sự phát triển kinh tế, những kết quả chống tham nhũng ở Việt Nam còn ở mức độ hạn chế.

Cơng cuộc đấu tranh phịng chống tham nhũng của Chính phủ ngày càng được tăng cường cùng việc ban hành Nghị quyết Trung ương III và Luật Phòng chống tham nhũng năm 2005, với quyết tâm chính trị cao của Đảng và Nhà nước Việt Nam, cơng tác phịng, chống tham nhũng đã đạt được những kết quả tích

cực bước đầu, tạo sự chuyển biến trong nhận thức và hành động của cả hệ thống chính trị; nhiều vụ việc tham nhũng, tiêu cực nổi cộm được phát hiện xử lý nghiêm, tạo được niềm tin của nhân dân và bạn bè quốc tế và quyết tâm phòng, chống tham nhũng của Đảng và Nhà nước Việt Nam.

Thực hiện mục tiêu đẩy lùi vấn nạn tham nhũng trong thời kỳ mới, Chính phủ cần tiếp tục triển khai thực hiện đồng bộ các Luật, Nghị quyết của Chính phủ về phịng chống tham nhũng, lãng phí. Tập trung chỉ đạo việc rà soát để bổ sung, điều chỉnh các văn bản pháp quy có liên quan và thực hiện công khai, minh bạch trong quản lý sử dụng đất đai, tài sản công, chi tiêu ngân sách, đầu tư xây dựng cơ bản.

Bên cạnh đó, Chính phủ Việt Nam cần triển khai kế hoạch thanh tra, kiểm tốn có trọng tâm, trọng điểm đối với các lĩnh vực nêu trên; làm rõ chức năng, nhiệm vụ của từng cơ quan thanh tra; nâng cao hiệu quả và chủ động ngăn ngừa tiêu cực, nhũng nhiễu trong thanh tra, kiểm tra, kiểm toán; đồng thời thực hiện nghiêm quy định về xử lý trách nhiệm của những người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị khi để xảy ra tham nhũng. Tập trung chỉ đạo điều tra làm rõ và xử lý đúng pháp luật những vụ việc tham nhũng đã được phát hiện, nhất là những vụ tham nhũng lớn mà xã hội đặc biệt quan tâm. Để cơng tác này đạt hiệu quả cao, thực hiện phịng, chống tham nhũng phải kết hợp chặt chẽ với cải cách hành chính ở từng cơ quan, địa phương, đơn vị và phải gắn với thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, quan liêu. Trước hết, là cải tiến quy trình, thủ tục hành chính, phân cấp mạnh và làm rõ quyền hạn, trách nhiệm của từng cấp, từng ngành, từng đơn vị, từng công chức và người đứng đầu cơ quan, thu gọn đầu mối trong việc giải quyết mọi cơng việc hành chính với dân và doanh nghiệp theo mơ hình một cửa liên thơng.

Tại kỳ họp cuối Quốc hội khóa XII, Thủ tướng Nguyễn tấn Dũng đã trình bày báo cáo cơng tác nhiệm kỳ 2007 - 2011 của Chính phủ. Theo đó, Chính phủ cũng thẳng thắn nhận định cơng tác phịng chống tham nhũng, lãng phí trong thời gian qua chưa đạt yêu cầu. Chưa khắc phục được những nguyên nhân làm phát sinh tham nhũng, lãng phí, nhất là những bất cập trong thể chế quản lý kinh

tế, công tác tổ chức cán bộ và chính sách tiền lương. Nhiều vụ việc đã được phát hiện nhưng điều tra xử lý còn chậm. Thừa nhận những yếu kém bất cập để từ đó Chính phủ Việt Nam có phương hướng tự hồn thiện để đáp ứng được thực tế

Một phần của tài liệu đổi mới tổ chức và hoạt động của chính phủ việt nam trong giai đoạn hiện nay (Trang 53 - 55)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(60 trang)
w