PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP ĐỔI MỚI TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA CHÍNH PHỦ TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN
3.2.1 Nhận thức đầy đủ, đúng đắn về vị trí, vai trò của Chính phủ trong giai đoạn hiện nay
giai đoạn hiện nay
3.2.1 Nhận thức đầy đủ, đúng đắn về vị trí, vai trò của Chính phủ trong giaiđoạn hiện nay đoạn hiện nay
Trước hết, phải xác định rõ vị trí, vai trò của Chính phủ là cơ quan thực hiện chức năng hành pháp và cơ quan hành chính nhà nước cao nhất của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, nhằm tạo ra tính ổn định, độc lập tương đối của Chính phủ với Quốc hội, với các cơ quan tư pháp: Mọi quyết định có tính chất hành chính để chỉ đạo, điều hành thực thi pháp luật đều thuộc phạm vi quyết định của Chính phủ, những vấn đề quan trọng của đất nước; sự kiểm soát quyền lực đối với các cơ quan tư pháp như vấn đề quản lý tòa án địa phương; v.v... Mặt khác, cần đề cao tính hiệu lực của nền hành chính thống nhất trong toàn bộ bộ máy nhà nước. Mọi quyết định hành chính của Chính phủ đều phải
được tất cả các cơ quan, tổ chức trong hệ thống chính trị chấp hành và tuân thủ nghiêm túc.
Chính phủ phải có trách nhiệm chấp hành các đạo luật của Quốc hội và có các biện pháp cụ thể để bảo đảm các đạo luật có hiệu lực được thi hành trong toàn xã hội. Mặt khác, Chính phủ phải làm tốt vai trò tham gia tích cực, chủ động vào công tác lập pháp, đề xuất các sáng kiến lập pháp, tổ chức nghiên cứu, soạn thảo có chất lượng các dự án luật theo sự phân công của Quốc hội, trình Quốc hội ban hành kịp thời điều chỉnh các quan hệ xã hội phù hợp với điều kiện xây dựng nền kinh tế thị trường, chủ động hội nhập kinh tế quốc tế.
Cần khẩn trương nghiên cứu việc thiết lập các cơ chế tài phán hành chính hữu hiệu thuộc bộ máy hành pháp để giải quyết tốt các khiếu kiện hành chính đang ngày càng tăng lên cả về quy mô và tính phức tạp. Nghiên cứu khả năng thiết lập cơ quan hành pháp nắm quyền công tố để thực hiện quyền yêu cầu xử lý bằng thủ tục tư pháp mọi hành vi vi phạm pháp luật trong quản lý, điều hành.
Tiếp tục nghiên cứu làm rõ vai trò của Chính phủ trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa trong điều kiện chủ động hội nhập sâu rộng quốc tế và khu vực để hình thành các cơ sở lý luận và thực tiễn cho các vấn đề liên quan đến đổi mới, cải cách tổ chức và hoạt động của Chính phủ như vấn đề tổ chức bộ máy của Chính phủ, phương thức quản lý, điều hành hành chính của Chính phủ, cán bộ, công chức...