Nguyên nhân của những tồn tại, hạn chế trong hoạt động của Chính phủ

Một phần của tài liệu đổi mới tổ chức và hoạt động của chính phủ việt nam trong giai đoạn hiện nay (Trang 35 - 40)

sự rành mạnh sự khác nhau về quyền hạn của Chính phủ và của Thủ tướng. Thủ tướng là người đứng đầu Chính phủ. Nhiệm vụ và quyền hạn của Thủ tướng gồm 9 điểm ở Điều 20 Luật Tổ chức Chính phủ. Trong 9 điểm ấy có một điểm là “triệu tập và chủ tọa các phiên họp của Chính phủ” cịn 8 điểm là nhiệm vụ, quyền hạn riêng của Thủ tướng, Như vậy, về 8 loại công việc thuộc quyền hạn, nhiệm vụ của mình, Thủ tướng khơng cần phải báo cáo hoặc xin ý kiến của tập thể Chính phủ trước khi quyết định.

Mặt khác việc quy định chung chung về quyền hạn của các thành viên Chính phủ đã khơng tạo ra cơ chế rõ ràng trong việc phối hợp hoạt động giữa các thành viên Chính phủ khi thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình.

2.3.2 Nguyên nhân của những tồn tại, hạn chế trong hoạt động của Chínhphủ phủ

Những tồn tại, hạn chế trong hoạt động của Chính phủ trong những năm vừa qua xuất phát từ những nguyên nhân chủ quan và khách quan. Trong đó có thể kể đến nguyên nhân sau:

Thứ nhất, nhiều vấn đề lý luận về xây dựng Nhà nước pháp quyền, về vai

trị, chức năng của Chính phủ trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, chủ động hội nhập kinh tế quốc tế chưa được nghiên cứu làm rõ.

Bước chuyển sang nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa đang đặt ra khá nhiều vấn đề địi hỏi phải có thời gian nghiên cứu, nhưng một số vấn đề như “bỏ cơ chế Bộ chủ quản”, “Bộ thực hiện vai trò chủ sở hữu phần

vốn Nhà nước tại Doanh nghiệp”... v...v... tuy đã có kết luận, nhưng khi đi vào

cụ thể thì các quy định dự kiến ban hành cũng rất chậm. Lý luận thì khẳng định Bộ tập trung vào thực hiện chức năng quản lý nhà nước ở tầm vĩ mô, không can thiệp sâu vào hoạt động của doanh nghiệp nhà nước trực thuộc, nhưng thực tiễn thì Bộ trưởng phải xử lý khá nhiều công việc không thuộc tầm vĩ mô, nếu khơng giải quyết thì cũng khơng rõ ai giải quyết. Mối quan hệ giữa hành chính, doanh nghiệp và sự nghiệp đang đòi hỏi phải tiếp tục làm rõ hơn, cụ thể hơn.

Thứ hai, về mặt pháp lý chưa giải quyết được câu hỏi trong giai đoạn hiện

nay, cụ thể là trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta hiện nay Chính phủ ta phải thực hiện những nhiệm vụ, quyền hạn gì và làm đến đâu. Mặc dù Luật Tổ chức Chính phủ năm 2001 đã có sự tiến bộ, đổi mới hơn so với trước đây trong điều kiện phát triển kinh tế thị trường thì định rõ những việc Chính phủ phải làm gì và làm đến đâu là vấn đề phải đặt ra hiện nay. Điều rất cơ bản là Luật cần phải xác định rõ và đảm bảo để Chính phủ thực hiện được tốt vị trí, vai trị, chức năng là cơ quan hành chính nhà nước cao nhất theo quy định của Hiến pháp. Bởi, tuy Chính phủ phải làm rất nhiều việc những thực chất vẫn chưa xác định được đâu là những việc nhất thiết Chính phủ phải làm theo chức năng đích thực của mình, cịn những việc nào cần phân cấp cho các Bộ, ngành, địa phương hoặc chuyển giao cho các tổ chức xã hội thực hiện. Cho nên, Chính phủ phải dành tương đối nhiều thời gian vào xử lý các cơng việc có tính tác nghiệp sự vụ, kể cả các can thiệp hành chính vào hoạt động của thị trường và doanh nghiệp một cách khơng cần thiết và khơng thuộc vai trị và chức năng của Chính phủ. Mặt khác, tuy có những việc trong Luật khơng quy định cho Chính phủ phải làm những trên thực tế Chính phủ cần phải làm trước yêu cầu thực tế của nền kinh tế thị trường thì cần phải được quy định trong Luật để đáp ứng yêu cầu cuộc sống đòi hỏi.

Mặt khác, việc quy định chức năng của Chính phủ chưa rõ ràng, khó phân biệt giữa vai trị, vị trí của Chính phủ với chức năng, quyền hạn của Chính phủ trong giai đoạn hiện nay. Theo đó, thực tế các Bộ, ngành vẫn chưa thay đổi thực sự được vai trò, chức năng quản lý nhà nước bao quát các ngành, lĩnh vực mà vẫn chủ yếu chỉ đạo, hướng dẫn đối với các cơ quan ngành dọc chuyên quản lý ở địa phương, chưa chú trọng đúng mức tới các cơ quan khác với tính cách là đầu mối hoạt động trong lĩnh vực do Bộ, ngành mình phụ trách. Cho nên, có nhiều vấn đề mới đặt ra đối với quản lý ngành, lĩnh vực ở địa phương chưa được xử lý có kết quả.

Thứ ba, đó là chậm đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng với Chính

phủ. Nội dung và phương thức lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước nói chung và đối với Chính phủ nói riêng chậm đổi mới.

Mặc dù trên thực tế, cho đến nay, nhiều vấn đề về nhận thức, quan niệm về sự lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước, với Chính phủ đã được làm rõ và trên thực tế nói chung Đảng đã lãnh đạo Chính phủ trên các mặt theo tinh thần đổi mới. Tuy nhiên, một số vấn đề về phương thức lãnh đạo của Đảng đối với Chính phủ chậm được nghiên cứu làm rõ để tiếp tục đổi mới.

Trong điều kiện thực hiện dân chủ hóa mạnh mẽ trên các mặt đời sống kinh tế xã hội và xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, chủ động hội nhập kinh tế quốc tế, thì sự lãnh đạo của Đảng đối với Chính phủ hiện nay khơng thể giống như thời kỳ chiến tranh hoặc trong cơ chế kế hoạch hóa tập trung quan liêu bao cấp. Với tư cách là người lãnh đạo chính trị, Đảng quyết định những vấn đề lý luận, quan điểm, tư tưởng chỉ đạo, định hướng cho hoạt động của Chính phủ trong cơng tác quản lý, điều hành theo đúng quy định của pháp luật. Đảng không cần thiết quyết định những chủ trương, biện pháp cụ thể thuộc phạm vi chức năng, thẩm quyền quản lý của Chính phủ.

Thứ tư, do chương trình cơng tác của Chính phủ, của các Bộ, ngành vẫn

cịn nặng về liệt kê đầu việc, thiếu tính khả thi, do đó kết quả thực hiện cịn thấp. Một trong những lý do cơ bản dẫn đến hạn chế này là do trong tổ chức của Chính phủ chưa có một cơ quan tham mưu đủ mạnh để tổ chức các hoạt động điều hòa, phối hợp trong việc thực hiện xây dựng chính sách nên xảy ra tình trạng quá tải các đề án báo cáo trình lên Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ xem xét; việc hoạch định chính sách vĩ mơ, nhất là chính sách kinh tế kém hiệu quả, nhiều dự án được trình chưa đạt yêu cầu. Tất cả những tồn đọng lại được chuyển giao cho Văn phịng Chính phủ xử lý. Vì vậy, vơ hình chung đã làm cho Văn phịng Chính phủ q tải trước khối lượng cơng việc phải xử lý và trở thành cơ quan “siêu bộ” trong việc tham mưu giúp Chính phủ, Thủ tướng xem xét và quyết định các vấn đề do Bộ, ngành trình lên.

Thứ năm, đó là do chưa tạo ra được sự đồng bộ, gắn kết giữa cải cách

hành chính với các cuộc cải cách lập pháp, tư pháp.

Các yếu tố đồng bộ giữa cải cách hành chính với cải cách cơng tác lập pháp và cải cách tư pháp cũng chưa đc chú ý, quan tâm nghiên cứu, đề ra các qua điểm chỉ đạo cụ thể, mà vẫn để tình trạng biệt lập giữa các bộ phận này. Và ngay cả yêu cầu của việc tiến hành cải cách một cách đồng bộ giữa các bộ phận cấu thành của nền hành chính cũng chưa được thể hiện một cách cụ thể.

Thứ sáu, do nguyên tắc tập trung dân chủ chậm được nghiên cứu, cụ thể

hóa vào tổ chức và hoạt động của Chính phủ.

Có thể nói sự chậm trễ trong đổi mới tư duy, nhận thức về cụ thể hóa nội dung và yêu cầu của nguyên tắc tạo trung dân chủ cho phù hợp tính chất, vị trí, vai trị của Chính phủ và các cơ quan trong bộ máy hành chính là căn nguyên của những bất cập, yếu kém trong công tác chỉ đạo, điều hành của bộ máy hành chính hiện nay.

Chưa phân định rõ chức năng, thẩm quyền và trách nhiệm của tập thể và cá nhân, chưa đề cao vai trò và trách nhiệm của cá nhân trong chỉ đạo, điều hành. Chúng ta vẫn chưa xác định được nguyên tắc trong việc phân định một cách rành mạch thẩm quyền và trách nhiệm giữa tập thể và cá nhân. Trong một nền hành chính có sự phân định và tách bạch các hoạt động cơ bản thì giữa tập thể với cá nhân cũng phải có sự phân định chức năng, thẩm quyền về mặt nguyên lý: tập thể quyết định những vấn đề thuộc về chủ trương, chính sách, cịn việc chỉ đạo, điều hành cụ thể, hàng ngày việc thực thi các chủ trương, chính sách đó phải giao cho một người (cá nhân) chịu trách nhiệm, không nên lẫn lộn hoặc nhập nhằng trong việc này để rồi phải “kết hợp” trách nhiệm, mà hệ quả cuối cùng là không ai phải chịu trách nhiệm cả. Theo quy định của Hiến pháp, thì việc phân định chức năng, thẩm quyền giữa tập thể Chính phủ với Thủ tướng; tập thể Ủy ban nhân dân với chủ tịch Ủy ban nhân dân là nguyên tắc: những vấn đề quan trọng phải do tập thể Chính phủ, tập thể Ủy ban nhân dân thảo luận và quyết định theo đa số. Theo ngun tắc này thì tính chất quan trọng của vấn đề là cơ sở phân định chức năng, thẩm quyền của tập thể và cá nhân,

nhưng như thế nào là “vấn đề quan trọng” thì thật khó xác định một cách khách quan. Đây chính là điểm mấu chốt dẫn đến khơng thể phân định được trên thực tế chức năng, thẩm quyền giữa tập thể và cá nhân. Và do không phân định được cho nên cá nhân thường dùng cái ô “tập thể” để trốn tránh trách nhiệm, dùng tập thể để hợp thức hóa những quyết định cá nhân.

Chương 3:

Một phần của tài liệu đổi mới tổ chức và hoạt động của chính phủ việt nam trong giai đoạn hiện nay (Trang 35 - 40)