Những nguyên tắc và u cầu đổi mới mơ hình tổ chức và hoạt động của Chính phủ ở nước ta hiện nay

Một phần của tài liệu đổi mới tổ chức và hoạt động của chính phủ việt nam trong giai đoạn hiện nay (Trang 40 - 42)

PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP ĐỔI MỚI TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA CHÍNH PHỦ TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN

3.1Những nguyên tắc và u cầu đổi mới mơ hình tổ chức và hoạt động của Chính phủ ở nước ta hiện nay

Chính phủ ở nước ta hiện nay

Từ những thực trạng về tổ chức và hoạt động của Chính phủ như đã trình bày ở trên cho thấy, đổi mới tổ chức và hoạt động Chính phủ trong giai đoạn hiện nay là nhiệm vụ cần thiết vừa có nội dung phong phú và phức tạp, vừa có tính định hướng lâu dài, đồng thời có tính cấp bách đặt ra trong bối cảnh hiện nay. Vấn đề quan trọng là phải xác định rõ và đúng đắn các nguyên tắc và yêu cầu của nhiệm vụ đổi mới Chính phủ, để từ đó khơng chỉ đảm bảo giải quyết thành công các vấn đề đặt ra trước mắt mà cịn phải tính đến các giải pháp mang tính tổng thể cho những giai đoạn dài hơn về sau.

Việc đổi mới tổ chức và hoạt động của Chính phủ phải được tiến hành theo các nguyên tắc được áp dụng chung cho tồn bộ bộ máy Nhà nước như: tính thống nhất của quyền lực nhà nước; sự phân công và phối hợp giữa các cơ quan Nhà nước trong việc thực hiện quyền lực Nhà nước; đảm bảo quyền tự do của cá nhân và ngun tắc có tính chủ đạo là đảm bảo sự lãnh đạo toàn diện của Đảng với hệ thống cơ quan Nhà nước. Tuy nhiên, ở đây cần khám phá những ngun tắc đặc thù có tính định hướng cho việc hoàn thiện tổ chức và phương thức hoạt động của hệ thống hành chính Nhà nước.

Nghị quyết Đại hội IX của Đảng nêu: “Xây dựng một nền hành chính

Nhà nước dân chủ, trong sạch, vững mạnh, từng bước hiện đại hóa” và “cần phải có những giải pháp đồng bộ cả về chính trị và hành chính nhằm đổi mới toàn bộ hoạt động nhà nước”.

Như vậy, để đổi mới tổ chức và hoạt động của Chính phủ trong giai đoạn hiện nay cần đáp ứng đủ các nguyên tắc và yêu cầu sau:

Thứ nhất, đảm bảo tính độc lập của quyền hành pháp. Để khẳng định tính

độc lập của quyền hành pháp, cần xác định chức năng của quyền hành pháp và định hình mối quan hệ giữa Chính phủ và Quốc hội, giữa các cơ quan hành chính trung ương và địa phương, giữa Chính phủ với Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân. Nghị quyết sửa đổi, bổ sung Hiến pháp đã thiết lập nguyên tắc về sự phân công và phối hợp giữa các “quyền”, ở đây cần tập trung xem xét dưới khía cạnh phân cơng quyền lực của ngun tắc nói trên. Tính độc lập của một

“quyền” chủ yếu được quyết định bởi sự hiện diện của một nhóm chức năng

riêng biệt mà “quyền” đó đảm nhiệm. Như vậy, bộ máy hành chính Nhà nước phải được thiết lập thích ứng với những phương hướng hoạt động chủ đạo của quyền lực hành pháp;

Thứ hai, đảm bảo tính chấp hành của quyền hành pháp và ưu thế của

Quốc hội: tính chấp hành của quyền lực hành pháp khơng chỉ thể hiện ở chức năng thi hành luật, pháp lệnh mà còn được thể hiện ở thẩm quyền của Quốc hội trong việc quyết định hoặc tác động đến quyết định về tổ chức bộ máy các cơ quan hành chính.

Để thực hiện định hướng về việc đề cao vị thế của Quốc hội, cần có quan điểm rõ ràng về mối quan hệ giữa Quốc hội và Chính phủ. Một khi Quốc hội là cơ quan cao nhất của quyền lực Nhà nước thì hạn chế sự canh tranh thẩm quyền giữa lập pháp và hành pháp;

Thứ ba, đảm bảo tính thống nhất và nguyên tắc thứ bậc của hệ thống hành

chính: ngun tắc này thực ra khơng mới mẻ song để thực hiện nó, cần nghiên cứu đổi mới một cách tồn diện các quan niệm về hệ thống hành chính Nhà nước từ trước đến nay và tương ứng với đó là cải cách bộ máy chính quyền địa phương;

Thứ tư, đảm bảo tính tiết kiệm và sự tinh gọn của bộ máy hành chính: đối

với bộ máy hành pháp với đặc trưng lớn nhất là có bộ máy chuyên biệt để thực hiện các chức năng hành pháp thì vấn đề về tinh gọn bộ máy ln là một thách thức. Nguy cơ củng cố bộ máy bằng việc phình to tổ chức là điều thường xảy ra ở hệ thống hành chính. Ngồi chi phí để duy trì tổ chức, các cơ quan hành chính

cịn có quyền thu phí và lệ phí bù đắp cho kinh phí quản lý và đều này có tác động trực tiếp đến sự đóng góp của người dân vào ngân sách Nhà nước.

Thứ năm, bảo đảm tính chuyên nghiệp của hệ thống hành chính Nhà

nước: một trong những chức năng cơ bản, nổi trội và thể hiện sức sống của cơ quan hành chính là sử dụng kĩ năng chun mơn để thực hiện các quyết định chính trị của Quốc hội;

Thứ sáu, cần đảm bảo tính cơng khai, minh bạch của nền hành chính: u

cầu về “tính minh bạch” của nền hành chính đã trở thành một học thuyết về quản lý Nhà nước của nhiều nước trên thế giới.

Thứ bảy, cần phân định thẩm quyền của từng chủ thể quản lý Nhà nước,

bao gồm các nội dung cụ thể sau đây: phân định thẩm quyền và trách nhiệm giữa Thủ tướng Chính phủ và tập thể Chính phủ, các thành viên Chính phủ; giữa Chính phủ, các Bộ, cơ quan ngang bộ với chính quyền địa phương.

Ngồi ra, bên cạnh mơ hình tổ chức và phương thức hoạt động của Chính phủ thì trong nhà nước pháp quyền, Chính phủ bao gồm cả các thành viên và người đứng đầu Chính phủ - những chủ thể thực hiện quản lý, điều hành hoạt động của Chính phủ khơng thể đặt ra ngồi vịng xét xử của hoạt động tòa án.

Một phần của tài liệu đổi mới tổ chức và hoạt động của chính phủ việt nam trong giai đoạn hiện nay (Trang 40 - 42)