Tiếp tục đổi mới nội dung và phương thức lãnh đạo của Đảng đối với Chính phủ

Một phần của tài liệu đổi mới tổ chức và hoạt động của chính phủ việt nam trong giai đoạn hiện nay (Trang 45 - 46)

PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP ĐỔI MỚI TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA CHÍNH PHỦ TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN

3.2.3 Tiếp tục đổi mới nội dung và phương thức lãnh đạo của Đảng đối với Chính phủ

cũng cần tạo điều kiện để có một Chính phủ vững mạnh về thẩm quyền, yêu cầu đặt ra đối với Chính phủ ở Việt Nam là một Chính phủ mà Thủ tướng khơng nên là những thể chế quản lý sự vụ. Cơ cấu lại nhiệm vụ, chức năng, thẩm quyền của Chính phủ đảm bảo cho Chính phủ thật sự thốt khỏi tình trạng sa vào “sự vụ”,

là nơi phải gánh chịu các đùn đẩy công việc, dồn công việc từ các Bộ, các ngành, các cấp quản lý hành chính. Chính phủ phải kiểm sốt được hoạt động của các Bộ, các ngành nhưng không làm thay công việc của Bộ, ngành. Không phải mọi vấn đề nảy sinh trong hoạt động của Bộ, ngành, khi khó khăn, phức tạp đều chuyển lên giải quyết ở cấp Chính phủ. Một Chính phủ mạnh chỉ quản lý xã hội ở tầm vĩ mô. Một số công việc thuộc thẩm quyền của Trung ương phải được chuyển giao xuống cho bên dưới. Cần có sự phân cấp về thẩm quyền giữa Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và Bộ trưởng, giữa trung ương và địa phương.

Thẩm quyền của Chính phủ cần tập trung vào những vấn đề vĩ mô, phải tăng cường thẩm quyền cho Chính phủ trong việc hoạch định chính sách vĩ mơ của quốc gia. Các bộ, ngành quản lý theo ngành, lĩnh vực được giao và phải chịu trách nhiệm về lĩnh vực mình phụ trách. Một cơ chế phân công, phân cấp hợp lý, kèm theo một nỗ lực thực hiện sẽ là một yếu tố góp phần tạo dựng một Chính phủ trong Nhà nước pháp quyền.

3.2.3 Tiếp tục đổi mới nội dung và phương thức lãnh đạo của Đảng đối vớiChính phủ Chính phủ

Đổi mới tổ chức và hoạt động của chính phủ phụ thuộc rất nhiều vào việc đổi mới nội dung và phương thức lãnh đạo của Đảng. Đảng lãnh đạo Chính phủ thơng qua các tổ chức Đảng và Đảng viên do Đảng cử sang ứng cử và đảm nhiệm các chức danh lãnh đạo trong Chính phủ. Sự lãnh đạo của Đảng phải phát

huy vai trò chủ động, sáng tạo, tinh thần trách nhiệm của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và các cơ quan thuộc bộ máy của Chính phủ. Phân biệt giữa lãnh đạo của Đảng với quản lý, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ. Đảng lãnh đạo những không làm thay công việc thuộc chức năng, thẩm quyền của Chính phủ.

Xác định rõ hơn phạm vi thẩm quyền và trách nhiệm của Chính phủ trong quan hệ với các cơ quan lãnh đạo của Đảng, làm rõ những loại việc ở tầm Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư trực tiếp quyết định hoặc cho ý kiến định hướng; đồng thời xác định rõ những loại việc do Ban cán sự Đảng của Chính phủ, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ chủ động quyết định theo thẩm quyền đã được Hiến pháp và Luật Tổ chức Chính phủ quy định.

Về phân cấp quản lý cơng tác cán bộ, cần đề cao hơn nữa trách nhiệm và quyền hạn của Thủ tướng Chính phủ và Ban Cán sự Đảng Chính phủ trong việc lựa chọn, bố trí cán bộ và giải quyết các vấn đề thuộc trách nhiệm quản lý trực tiếp của Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ. Đương nhiên trao nhiều quyền quan trọng như vậy vào một người thì phải quy định rõ ràng chế độ trách nhiệm, phải được giới hạn bằng các thủ tục, tiêu chuẩn cụ thể và phải có cơ chế giám sát hữu hiệu.

Một phần của tài liệu đổi mới tổ chức và hoạt động của chính phủ việt nam trong giai đoạn hiện nay (Trang 45 - 46)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(60 trang)
w