Thực hiện đúng, đủ nguyên tắc tập thể và đề cao trách nhiệm cá nhân người đứng đầu trong hoạt động của Chính phủ.

Một phần của tài liệu đổi mới tổ chức và hoạt động của chính phủ việt nam trong giai đoạn hiện nay (Trang 47 - 50)

PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP ĐỔI MỚI TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA CHÍNH PHỦ TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN

3.2.5Thực hiện đúng, đủ nguyên tắc tập thể và đề cao trách nhiệm cá nhân người đứng đầu trong hoạt động của Chính phủ.

người đứng đầu trong hoạt động của Chính phủ.

Có thể nói, cơ cấu của Chính phủ theo nhiệm kỳ Quốc hội khóa XII là một bước tiến mới nhằm nâng cao vai trị tập thể của Chính phủ, trách nhiệm cá nhân các thành viên Chính phủ; thể chế pháp lý được chuẩn hóa lại bằng việc Chính phủ đang tiến hành xây dựng các nghị định về chức năng, nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức của các Bộ, cơ quan ngang bộ. Đó là lý do vì sao cơ cấu Chính phủ theo nhiệm kỳ Quốc hội khóa XIII, về cơ bản vẫn giữ ngun như ở khóa XII.

Để đảm bảo tính thống nhất, thông suốt, hiện đại trong tổ chức và hoạt động của Chính phủ và hệ thống hành pháp, cần phải phân định rõ, rành mạch chức năng, thẩm quyền giữa Chính phủ với Thủ tướng Chính phủ; giữa Chính phủ, Thủ tướng với các Bộ trưởng trong quản lý, điều hành vĩ mơ các ngành, lĩnh vực, trên cơ sở đó phân biệt rõ giữa trách nhiệm tập thể và trách nhiệm cá nhân để đề cao hơn nữa vai trò, trách nhiệm cá nhân của Thủ tướng trong chỉ đạo, điều hành các hoạt động cụ thể của Chính phủ và hệ thống hành chính nhà

nước, đề cao vai trị, trách nhiệm cá nhân của Bộ trưởng trong quản lý nhà nước đối với ngành, lĩnh vực được phân công. Phải kiên quyết khắc phục cho được tình trạng kéo dài lâu nay các Bộ trưởng đẩy nhiều việc thuộc thẩm quyền, trách nhiệm và khả năng của mình lên Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ giải quyết, làm cho Chính phủ, Thủ tướng, các Phó Thủ tướng tràn ngập trong công việc cụ thể hàng ngày, hàng tuần, hàng tháng, khơng cịn thời gian và tâm sức để quan tâm, nghiên cứu những vấn đề chiến lược vĩ mơ có tính tồn cục. Tình trạng này khơng chỉ cho thấy tình trạng thiếu kỷ luật, kỷ cương hành chính trong thực thi cơng vụ mà thực chất là phản ánh sự thiếu rành mạch về chức năng và trách nhiệm giữa Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ với các Bộ, ngành trong quản lý nhà nước.

Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn là cơ sở của trách nhiệm; nhiệm vụ, quyền hạn đến đâu thì trách nhiệm đến đó, quyền hạn càng lớn thì trách nhiệm càng cao. Do vậy, theo tinh thần cải cách, cần nghiên cứu sửa đổi, bổ sung quy định của Luật Tổ chức Chính phủ về chế độ kết hợp trách nhiệm tập thể với việc đề cao quyền hạn và trách nhiệm cá nhân.

Như V.I Lênin nhiều lần đã chỉ rõ: “Nếu chế độ tập thể lãnh đạo là cần

thiết trong việc thảo luận các vấn đề cơ bản thì cũng cần có trách nhiệm cá nhân và cá nhân điều khiển để tránh hiện tượng lề mề và hiện tượng tránh trách nhiệm”. Bởi vậy, cần phân định trong tập thể loại việc gì là việc tập thể và cũng

có người phải chịu trách nhiệm cá nhân. Tuy nhiên, những sự thảo luận tập thể cần phải giảm đến mức tối thiểu cần thiết và không bao giờ được cản trở việc giải quyết vấn đề một cách nhanh chóng và khơng được làm lu mờ trách nhiệm của mỗi cá nhân. Bên cạnh đó cần đề cao trách nhiệm cá nhân bằng các quy định cụ thể; người đứng đầu cơ quan không những chịu trách nhiệm về cơng việc mà cịn chịu trách nhiệm liên đới về các vụ việc sai phạm của cán bộ, cơng chức khác thuộc quyền quản lý của mình.

Cần gắn trách nhiệm phải từ chức của các vị Bộ trưởng cũng như tập thể Chính phủ. Cơ chế có gì mắc, pháp luật của ngành có gì mắc, con người có gì mắc thì Bộ trưởng phải có trách nhiệm đề ra các giải pháp. Bộ trưởng – những

người đứng đầu phải chịu trách nhiệm, không những trong trường hợp không thực hiện những quy định của pháp luật mà cả trong trường hợp do các cán bộ cấp dưới gây ra, Bộ trưởng phải chịu trách nhiệm về việc thực thi các quyết định chính sách của chính bản thân các cơng chức, thậm chí phải rời chức vụ của mình trong những trường hợp xảy ra hành vi vi phạm pháp luật của công chức, khi công chức mắc sai lầm, mắc tội phạm, ảnh hưởng đến uy tín của Bộ thì Bộ trưởng phải từ chức, không hứng chịu kỷ luật, cảnh cáo thay cho cơng chức, đó là trách nhiệm chính trị, khơng phải gánh chịu kỷ luật như cơng chức để rồi sau đó lại tiếp tục tại vị. Bộ trưởng phải có trách nhiệm từ chức trong trường hợp lĩnh vực mà họ phụ trách không được cải thiện hoặc xuống cấp, ở đây Bộ trưởng có thể khơng mắc lỗi và khơng chịu trách nhiệm pháp lý gì cả nhưng Bộ trưởng đã khơng thực hiện được vai trị Bộ trưởng của mình, đất nước cần có những người khác thay những người Bộ trưởng như vậy.

Chính phủ phải có quan điểm và chủ trương thống nhất, được cả nước đồng tâm nhất trí và được cả nước ưu tiên nhất. Vì vậy khơng thể có chính sách của Bộ này mâu thuẫn với chính sách của Bộ kia. Muốn vậy phải đề cao vai trị của người đứng đầu Chính phủ, vai trị điều phối của Thủ tướng Chính phủ thơng qua các phiên họp thường kỳ và bất thường của Chính phủ để cho chính sách của các Bộ thống nhất. Đồng thời, để phát huy mạnh mẽ vai trò, chức năng của Thủ tướng Chính phủ với tư cách là người đứng đầu Chính phủ và hệ thống hành chính Nhà nước, thiết nghĩ, cần phải đề cao thẩm quyền của Thủ tướng Chính phủ đối với tổ chức của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh để đảm bảo trách nhiệm của Thủ tướng Chính phủ hơn nữa và trách nhiệm của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nói riêng và các bộ phận khác nói chung khi được bổ nhiệm, bên cạnh quyền giám sát chặt chẽ của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh với chức vụ này.

Một lưu ý nữa là mọi vấn đề có liên quan đến lĩnh vực nào thì Bộ trưởng đó phải chịu trách nhiệm trừ những vấn đề quan trọng có liên quan đến lĩnh vực khác thì phải có ý kiến của các Bộ khác, như vậy mỗi một lĩnh vực có một Bộ trưởng chịu trách nhiệm, trong trường hợp vấn đề quá lớn vượt khỏi tầm chịu

trách nhiệm của Bộ trưởng, khơng có một Bộ trưởng nào chịu trách nhiệm thì Thủ tướng chịu trách nhiệm. Với chủ trương giảm số lượng Phó Thủ tướng và giảm số lượng các Bộ trưởng cũng là để tăng cường trách nhiệm của các thành viên Bộ trưởng và của người đứng đầu Chính phủ - Thủ tướng.

Một phần của tài liệu đổi mới tổ chức và hoạt động của chính phủ việt nam trong giai đoạn hiện nay (Trang 47 - 50)