Sơ lược pháp luật về quản trị, điều hành NHTMCP ở Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) pháp luật về quản trị, điều hành ngân hàng thương mại cổ phần ở việt nam (Trang 35 - 41)

NHTMCP là một doanh nghiệp hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực ngân hàng, là đối tượng cần phải quản lý chặt chẽ bởi đây là doanh nghiệp có vai trò rất lớn trong việc sử dụng, phân bổ nguồn vốn huy động từ xã hội, các hoạt động của loại tổ chức này có ảnh hưởng lớn đế sự ổn định xã hội, kinh tế đất nước. Việc quản lý thiếu nghiêm túc, sự lạm dụng quyền lực trong nội bộ của một NHTMCP là nguyên nhân dẫn đến sự bất ổn, đe dọa hoạt động và sự ổn định của cả hệ thống tổ chức tín dụng. Do vậy, các quy định về quản lý, điều hành NHTMCP cần được thiết kế theo mô hình chặt chẽ hơn so với các doanh nghiệp khác trong nền kinh tế. Đây là đòi hỏi thiết yếu và phù hợp với quy định của nhiều nước trên thế giới. Sau nhiều lần sửa đổi, bổ sung Luật các tổ chức tín dụng và các văn bản hướng dẫn thi hành, Nghị định số 59/2009/NĐ-CP về tổ chức và hoạt động của NHTM và Luật các tổ chức tín dụng năm 2010 đã có những quy định chặt chẽ hơn, bổ sung thêm nhiều quy định đặc thù về quản trị, điều hành tổ chức tín dụng nói chung, NHTMCP nói riêng.

Văn bản pháp luật hiện hành có giá trị pháp lý cao nhất quy định về vấn đề quản trị, điều hành NHTMCP nói riêng và các tổ chức tín dụng nói chung là Luật các tổ chức tín dụng năm 2010. Luật các tổ chức tín dụng năm 2010 được ban hành là một bước tiến dài trong việc cập nhật những quy định của pháp luật về quản trị, điều hành trong NHTMCP. Tổ chức, quản trị, điều hành các tổ chức tín dụng là một trong những nội dung có nhiều điểm mới nhất của Luật các tổ chức tín dụng năm 2010. So với Luật các tổ chức tín dụng năm 1997 chỉ có 6 điều quy định về tổ chức, quản trị, điều hành tổ chức tín dụng thì Luật các tổ chức tín dụng năm 2010 với 59 điều quy định về tổ chức, quản

trị, điều hành tổ chức tín dụng, trong đó có 35 điều là những quy định liên quan đến quản trị, điều hành tổ chức tín dụng là công ty cổ phần. Đây là một sự bổ sung và thay đổi căn bản về nội dung này.

Việc bổ sung thêm nhiều quy định về tổ chức, quản trị, điều hành tổ chức tín dụng tại Luật các tổ chức tín dụng năm 2010 xuất phát từ lý do Luật các tổ chức tín dụng năm 1997 thiếu các quy định cụ thể, đặc thù về tổ chức, quản trị, điều hành các tổ chức tín dụng. Do vậy, trong thực tiễn đã phát sinh xung đột giữa luật và các quy định hướng dẫn của Chính phủ, NHNN (có giá trị pháp lý thấp hơn so với các Luật) với các quy định của Luật doanh nghiệp, Luật hợp tác xã, Luật đầu tư, Luật chứng khoán…. Điều này đã gây khó khăn cho việc xác định tính đặc thù trong việc tổ chức, quản trị, điều hành tổ chức tín dụng so với các loại hình doanh nghiệp khác. Từ đó, ảnh hưởng lớn đến việc quản lý và bảo đảm an toàn trong hoạt động của tổ chức tín dụng.

Luật các tổ chức tín dụng năm 2010 đã quy định chi tiết, cụ thể, rõ ràng về tổ chức và hoạt động quản trị, điều hành, kiểm soát của từng loại hình tổ chức của tổ chức tín dụng. Tổ chức, quản trị, điều hành tổ chức tín dụng theo Luật các tổ chức tín dụng năm 2010 không phân loại theo loại hình hoạt động của tổ chức tín dụng hay theo hình thức sở hữu của tổ chức tín dụng mà phân loại theo các hình thức tổ chức doanh nghiệp của Luật doanh nghiệp và Luật hợp tác xã. Cụ thể, Luật các tổ chức tín dụng năm 2010 quy định cơ cấu tổ chức, quản trị, điều hành của các loại hình tổ chức của tổ chức tín dụng bao gồm: Tổ chức tín dụng là công ty cổ phần; Tổ chức tín dụng là công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên; Tổ chức tín dụng là công ty trách nhiệm từ hai thành viên trở lên và Tổ chức tín dụng là hợp tác xã.

Phạm vi luận văn này quan tâm đến các quy định về quản trị, điều hành đối với tổ chức tín dụng là công ty cổ phần (cụ thể là NHTMCP). Các quy định về quản trị, điều hành NHTMCP về cơ bản được xây dựng dựa trên cơ sở các

quy định của Luật Doanh nghiệp đối với loại hình công ty cổ phần, đồng thời kế thừa các quy định pháp luật hiện hành từ các Nghị định của Chính phủ, văn bản của NHNN còn phù hợp và tham khảo các thông lệ quốc tế. Mặc dù, các quy định về quản trị, điều hành đối với NHTMCP được xây dựng trên cơ sở các quy định của Luật Doanh nghiệp nhưng có rất nhiều điểm khác biệt so với các Luật này để phù hợp với đặc thù trong hoạt động của NHTMCP, trên nguyên tắc là đưa ra các yêu cầu cao hơn về quản trị, điều hành NHTMCP so với các công ty cổ phần thông thường. Do đó, các quy định về quản trị, điều hành đối với các NHTMCP về cơ bản được thiết kế chặt chẽ hơn so với các công ty cổ phần khác trong nền kinh tế. Đây cũng là một thông lệ chung được thừa nhận rộng rãi trên bình diện quốc tế (nguyên tắc số 3 và 7 của 25 nguyên tắc cơ bản về giám sát ngân hàng hiệu quả của Uỷ ban Basel, Luật ngân hàng Singapore, Luật ngân hàng Canada…). Những nội dung về quản trị, điều hành đã được quy định bởi Luật Doanh nghiệp 2005 không được quy định lại trong Luật các tổ chức tín dụng năm 2010 để tránh trùng lắp và bảo đảm để những quy định chung vẫn có thể được áp dụng khi không được quy định bởi luật chuyên ngành.

Luật các tổ chức tín dụng năm 2010 đã thay đổi căn bản quy định về những thay đổi cần chấp thuận của NHNN theo hướng giảm bớt các nội dung thay đổi cần xin chấp thuận của NHNN.

Để tăng tính trung lập và minh bạch trong hoạt động của HĐQT của NHTMCP, Luật quy định về thành viên độc lập của HĐQT. HĐQT của NHTMCP phải có tối thiểu 01 thành viên độc lập; HĐQT tối thiểu có 1/2 tổng số thành viên là thành viên độc lập và thành viên không phải là người điều hành ngân hàng. Luật cũng quy định các giới hạn về tỷ lệ sở hữu cổ phần của các cổ đông nhằm tăng cường tính đại chúng của NHTMCP, để bảo đảm sự minh bạch, hạn chế sự thâu tóm có thể ảnh hưởng đến quyền lợi của công chúng gửi tiền, gây mất an toàn hệ thống.

Thực tiễn quản lý hoạt động của hệ thống tổ chức tín dụng cho thấy, tổ chức tín dụng là những đối tượng cần được quản lý chặt chẽ, vì đây là những doanh nghiệp có các hoạt động ảnh hưởng lớn đến sự ổn định xã hội, kinh tế đất nước và là những tổ chức có được quyền lực rất lớn trong việc sử dụng, phân bổ nguồn vốn huy động từ xã hội. Việc quản lý thiếu chặt chẽ, sự lạm dụng quyền lực trong nội bộ của một tổ chức tín dụng thường là những nguyên nhân dẫn đến khủng hoảng, gây ra sự mất lòng tin trong dân cư và đe doạ sự mất ổn định của cả hệ thống tổ chức tín dụng. So với Luật các tổ chức tín dụng 1997, Luật các tổ chức tín dụng 2010 đã bổ sung nhiều quy định đặc thù liên quan đến quản trị, điều hành của tổ chức tín dụng. Các quy định này chủ yếu là các quy định được luật hóa từ các quy định của Nghị định số 59/2009/NĐ-CP, Quyết định số 24/2007/QĐ-NHNN và các văn bản quy phạm pháp luật khác do NHNN ban hành, có tham khảo “25 nguyên tắc cơ bản về giám sát ngân hàng hiệu quả của Ủy ban Basel” nhằm bảo đảm hoạt động của tổ chức tín dụng được an toàn, hiệu quả. Những thay đổi chủ yếu về quản trị, điều hành của tổ chức tín dụng năm 2010 so với Luật các tổ chức tín dụng 1997 bao gồm:

Thứ nhất, giảm bớt các thủ tục hành chính: Luật các tổ chức tín dụng

năm 2010 bỏ quy định chuẩn y sau các chức danh quản lý, điều hành, kiểm soát. Thay vào đó, NHNN sẽ chấp thuận trước danh sách dự kiến bầu, bổ nhiệm các chức danh thành viên HĐQT, thành viên BKS, Tổng Giám đốc. Quy định này ngoài việc đáp ứng được yêu cầu về cải cách hành chính còn xóa được bất cập về khoảng trống pháp lý hiện nay khi các chức danh nói trên đã được ĐHĐCĐ bầu nhưng chưa có hiệu lực pháp lý vì chưa được NHNN chuẩn y. Đồng thời Luật các tổ chức tín dụng năm 2010 cũng bỏ thủ tục chuẩn y Điều lệ của tổ chức tín dụng (tổ chức tín dụng chỉ phải đăng ký Điều lệ với NHNN sau khi được cơ quan có thẩm quyền của tổ chức tín dụng thông

qua); giảm bớt các thay đổi cần phải chấp thuận trước của NHNN so với quy định của Luật các tổ chức tín dụng năm 1997.

Thứ hai, nâng cao yêu cầu đối với người quản lý, điều hành của tổ chức

tín dụng: Luật các tổ chức tín dụng năm 2010 bổ sung các quy định về tiêu chuẩn, điều kiện đối với người quản lý, người điều hành, thành viên BKS [Điều 50], các quy định về tiêu chuẩn đối với thành viên độc lập của HĐQT. Theo đó, HĐQT của NHTMCP phải có ít nhất một thành viên độc lập. Thành viên độc lập của HĐQT phải bảo đảm tính độc lập (không là nhân viên, người quản lý, thành viên BKS, không nhận lợi ích khác, bản thân không sở hữu quá 1% vốn điều lệ hoặc vốn cổ phần có quyền biểu quyết của tổ chức tín dụng, bản thân và người có liên quan không sở hữu quá 5% vốn điều lệ hoặc vốn cổ phần có quyền biểu quyết của tổ chức tín dụng, không có người liên quan tham gia quản trị, điều hành tổ chức tín dụng). HĐQT của tổ chức tín dụng tối thiểu phải có 1/2 tổng số thành viên HĐQT là thành viên độc lập và thành viên không phải là người điều hành tổ chức tín dụng. Đồng thời Luật các tổ chức tín dụng năm 2010 bổ sung quy định về các trường hợp không cùng đảm nhiệm chức vụ nhằm tránh xung đột lợi ích, lạm dụng quyền ảnh hưởng của mình để ra những quyết định xung đột với lợi ích của tổ chức tín dụng [Điều 34]. Ngoài ra, Luật các tổ chức tín dụng năm 2010 cũng bổ sung quy định cụ thể về quyền, nghĩa vụ của người quản lý, điều hành tổ chức tín dụng, trách nhiệm công khai các lợi ích liên quan [Điều 38, 39].

Thứ ba, khẳng định chính sách đại chúng hóa các NHTMCP: Luật các

tổ chức tín dụng năm 2010 thay đổi mức giới hạn sở hữu cổ phần [Điều 55] đối với cổ đông là cá nhân từ 10% xuống 5%; cổ đông là pháp nhân từ 20% xuống 15% (trừ trường hợp sở hữu cổ phần theo quyết định của NHNN để xử lý tổ chức tín dụng gặp khó khăn, bảo đảm an toàn hệ thống tổ chức tín dụng; sở hữu cổ phần nhà nước tại các tổ chức tín dụng cổ phần hóa; sở hữu cổ phần

của nhà đầu tư nước ngoài). Cổ đông và những người có liên quan của cổ đông đó không được sở hữu vượt quá 20% vốn điều lệ của một tổ chức tín dụng. Các tỷ lệ sở hữu nêu trên bao gồm cả phần vốn uỷ thác cho các tổ chức, cá nhân khác mua cổ phần. Theo định hướng này, Nhà nước không cho phép thành lập NHTM tư nhân tại Việt Nam.

Thứ tư, các quy định đặc thù về quản trị, điều hành được xây dựng theo

hình thức pháp lý của tổ chức tín dụng. Theo đó, Luật chỉ quy định các vấn đề đặc thù về quản trị điều hành của tổ chức tín dụng. Các nội dung khác về quản trị, điều hành không được quy định trong Luật sẽ được thực hiện theo quy định chung của Luật Doanh nghiệp, Luật Hợp tác xã. Về kết cấu, các quy định về quản trị, điều hành của Luật 2010 được chia thành các quy định chung áp dụng chung cho tất cả các tổ chức tín dụng và các quy định riêng áp dụng cho tổ chức tín dụng theo từng hình thức pháp lý.

Thứ năm, yêu cầu cao hơn đối với hoạt động kiểm toán độc lập: Các

quy định khác về kiểm toán nội bộ, kiểm soát nội bộ, kiểm toán độc lập cũng được quy định cụ thể tại Luật các tổ chức tín dụng năm 2010, trong đó đáng chú ý là quy định về việc lựa chọn kiểm toán độc lập phải được thực hiện trước khi năm tài chính bắt đầu vì theo thông lệ quốc tế và yêu cầu của chuẩn mực kiểm toán, tổ chức kiểm toán phải tham dự các cuộc họp của HĐQT, BKS... để nắm bắt tình hình kinh doanh của tổ chức tín dụng suốt năm tài chính. Ngoài ra, để bảo đảm đánh giá trung thực, chính xác tình hình hoạt động của tổ chức tín dụng, Luật các tổ chức tín dụng năm 2010 yêu cầu báo cáo kiểm toán không được có ý kiến ngoại trừ (qualified opinion); trường hợp có ý kiến ngoại trừ, tổ chức tín dụng phải thực hiện kiểm toán lại để đảm bảo báo cáo kiểm toán không có ý kiến ngoại trừ.

Cùng với Luật các tổ chức tín dụng năm 2010 còn có các văn bản quy phạm dưới luật đã được ban hành trước đó quy định về vấn đề quản trị, điều

hành NHTMCP: Nghị định số 59/2009/NĐ-CP ngày 16/7/2009 về tổ chức và hoạt động của NHTM, thay thế cho Nghị định số 49/2000/NĐ-CP ngày 12/9/2000 về tổ chức và hoạt động của NHTM; Thông tư số 06/2010/TT- NHNN ngày 26/02/2010 hướng dẫn chi tiết Nghị định 59/2009/NĐ-CP về tổ chức, quản trị, điều hành, vốn điều lệ, chuyển nhượng cổ phần, bổ sung, sửa đổi giấy phép, điều lệ của NHTM.

Có thể nói, vấn đề quản trị, điều hành ngân hàng ngày càng trở nên quan trọng và là yếu tố quyết định chiều hướng phát triển của các ngân hàng cũng như toàn hệ thống. Tuy nhiên, Việt Nam mới thấy được tầm quan trọng của vấn đề này trong thời gian gần đây. Do đó, với những ưu việt nêu trên, Nghị định 59/2009/NĐ-CP, Luật các tổ chức tín dụng 2010 một mặt sẽ giúp các NHTMCP nâng tầm quản trị, điều hành của mình, giúp cơ quan quản lý có cơ sở pháp lý đầy đủ, hợp lý hơn khi xem xét, đánh giá chất lượng quản trị, điều hành của các NHTMCP.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) pháp luật về quản trị, điều hành ngân hàng thương mại cổ phần ở việt nam (Trang 35 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)